
Dân quốc, trinh thám, linh dị, ma quỷ tà đạo
Thiên Hạ Bá Xướng
Nếu bạn là fan của thể loại trinh thám đạo mộ, hẳn sẽ không thể không biết đến cái tên Thiên Hạ Bá Xướng với bộ truyện "Ma thổi đèn" nổi tiếng. Kì bí, hấp dẫn, giật gân là những điều mà người ta nói về tập sách này, khiến cho nó trở thành một trong những series được săn lùng nhiều nhất, được dựng thành hàng loạt bộ phim ăn khách cho tới tận bây giờ.
Đây là lần thứ hai mình đọc truyện Hà Thần – Thủy Quỷ Quái Đàm, cách đây cũng tầm 7 8 năm trước mình đã đọc qua, nhưng lần đó mình chỉ muốn đọc để giải trí chứ chưa hề nghĩ sẽ viết một bài review, đọc xong rồi quên luôn, cho tới nay mới quyết định đọc lại các truyện đã từng đọc rồi review, như một hình thức viết blog vậy.
Trong các câu chuyện của Thiên Hạ Bá Xướng, luôn chứa đựng tính chất phiêu lưu, khám phá và đầy hư ảo, riêng về phần truyện Hà Thần – Thủy Quỷ Quái Đàm cũng không khác là mấy so với các truyện của tác giả này từng viết, nhưng Hà Thần – Thủy Quỷ Quái Đàm lại không chứa đựng ma mị hay tính chất phiêu lưu như các truyện khác như Mê Tông Chi Quốc, Ma Thổi Đèn, Tặc Miêu: Kim Quan Lăng Thú, Ma Câm: Ma Khóc Dưới Hồ Tiên Đôn, có lẽ vì Hà Thần – Thủy Quỷ Quái Đàm thuộc dạng trinh thám pha lẫn ma mị, hư ảo vào nên khi những ai đã từng đọc truyện trộm mộ như mình vừa kể trên thì ắt hẳn sẽ cảm thấy Hà Thần – Thủy Quỷ Quái Đàm không hay, không đặc sắc lắm.
Nội Dung
Nội dung Hà Thần – Thủy Quỷ Quái Đàm kể về Quách Đắc Hữu, một người đàn ông làm nghề vớt xác trên sông ở Thiên Tân, cùng với anh em là Lý Đại Năng, Đinh Mão và Trương Bán Tiên giúp đỡ trong quá trình phá án hay cứu tính mạng của Quách Đắc Hữu, trong, nếu nói về vụ án thì chỉ có Liên Hoá Thanh ở thôn chó dữ, Trạm điện đài ngầm dưới sông, Bạch Tứ Hổ là hết vụ án, còn lại chủ yếu là những câu chuyện nhân gian đầy tín ngưỡng mà tác giả muốn truyền đạt.
Nói chung, chủ yếu kể về các tình tiết ma mị và tính phiêu lưu của Quách Đắc Hữu, các vụ án không đặc sắc lắm.
Khuyết điểm
Chung quy, tác giả Thiên Hạ Bá Xướng viết truyện này khá là rắc rối – chủ yếu là bố cục của vụ án, cứ cách một vụ án lại kể về chuyện thần sông, sau đó lại kể tiếp về vụ án – như kiểu cách lấy chuyện khoa học để giải thích chuyện về ma quỷ không có thực cho mỗi vụ án, sau đó đúc kết câu chuyện bằng là chuyện ma mị, hư ảo làm cho người đọc hơi bị lú lẫn, như kiểu bạn kể chuyện ma nhưng giải thích rằng chuyện ma bằng khoa học, sau đó thấy người nghe không hứng thú bạn lại kể tiếp về chuyện ma bằng cách không xen khoa học vào nữa.
Mỗi chương là một câu chuyện, nhưng mình cảm thấy tác giả giả thích quá nhiều, bố cục lung tung lùm xùm, kể một nửa xen chuyện khác vào, sau đó mới quay về, điển hình là việc khi tới khúc kịch tính, tác giả lại lôi chuyện khác giải thích, sau đó mới quay về chuyện khúc kịch tính đó, mình không hiểu tại sao tác giả lại làm vậy, nếu một lần, hai lần thì không sao, nó diễn ra suốt từ đầu cho chí cuối, làm cho mình đọc rất bực mình, cụt hứng. Mình tự hỏi hồi đó tại (cho tới cả hiện tại( sao có thể đọc lết hết được truyện Hà Thần này?
Các vụ án mà Quách Đắc Hữu phá thì có vụ án tình cờ phá được, có chó ngáp đớp phải ruồi, chỉ riêng vụ án Liên Hoá Thanh thì cả ba người là Quách Đắc Hữu, Lý Đại Năng và Đinh Mão, có Trương Bán Tiên nữa nhưng không tham gia quá trình bắt lấy, và vụ án Bạch Tứ Hổ nữa thì ngoài ra không hẳn gọi là vụ án, nói đúng hơn là Quách Đắc Hữu đứng nhìn quá trình vụ án là chính. Còn lại chủ yếu là kể về yếu tố quái đàm đằng sau vụ án, như việc kể về vụ án là phụ, cái chính là kể về quái đàm vậy. Trong quá trình phá án, dường như tác giả kể cho có vậy, sơ sài đến mức thảm hại, như một vị nêm cho một món ăn chính là phiêu lưu kỳ bí, nếu những ai là fan trinh thám, thích quá trình phá án thì tốt nhất là né truyện này ra, nếu không bạn chỉ muốn phun máu vì tức thôi, còn nếu bạn là fan kinh dị cũng phun máu nốt vì đọc được đoạn ma mị thì được giải thích bằng khoa học, rồi lại kể tiếp ma mị không giải thích bằng khoa học nữa. Nhưng, nếu bạn thích trinh thám kinh dị, chứa đựng hư ảo thì hẳn là Hà Thần – Thủy Quỷ Quái Đàm là một câu chuyện thích hợp dành cho bạn.
Ưu điểm
Kể ra, tác giả viết Hà Thần – Thủy Quỷ Quái Đàm kế thừa kinh nghiệm từ những câu chuyện trước đó, nếu trừ việc kể lung tung không đầu không đuôi, kể chuyện này xỏ chuyện kia ra thì hẳn là một câu chuyện hay, nhất là khoảng ma mị và bí hiểm, làm người đọc truyện kinh dị, phiêu lưu và kỳ bí như mình thì rất thích. Đặc biệt là câu chuyện này là tiền đề giải thích cho câu chuyện Ma Câm: Ma Khóc Dưới Hồ Tiên Đôn, về Thôi Lão Đạo, tuy nhiên đó lại là câu chuyện khác, không liên quan gì tới Hà Thần – Thủy Quỷ Quái Đàm, chỉ có duy nhất là Thôi Lão Đạo để lại cho sư phụ người vớt xác về cây đinh của Quách Đắc Hữu. Những phong thuỷ, thuật xem tướng, xác trôi sông, ông cụ và đứa bé cứu cả ba người Quách Đắc Hữu khi muốn bắt Liên Hoá Thanh, đúng phong cách không sai lệch của tác giả Thiên Hạ Bá Xướng.
Tóm lại, chỉ duy nhất có hai điểm sáng của truyện là kinh nghiệm viết về ma mị, kỳ bí và Thôi Lão Đạo ra thì chẳng có ưu điểm nào nữa, nói đúng hơn là không có bất kỳ yếu tố nào khác để khen ngợi cả. Chả khác gì là câu chuyện như một ngoại truyện, liên kết các câu chuyện khác với nhau.
-câu chuyện mang tính chất phiêu lưu, ma mị, các vụ án xen kẽ yếu tố kinh dị
-là câu chuyện tiền đề cho Thôi Lão Đạo sau này
-kể truyện lung tung lùm xùm, đầu ông này xỏ bà kia, chả ra đầu cũng chả ra đuôi
-vụ án thì kể sơ sài, những ai thích việc phá án ắt hẳn sẽ không thích câu chuyện Hà Thần.
-những câu chuyện ma mị thì có nhưng lúc thì giải thích bằng khoa học là không chuyện ma quỷ gì hết, sau đó lại kể về ma quỷ mà khoa học không giải thích được, kể chuyện rất huề vốn