
phiêu lưu, linh dị, trộm mộ
Thiên Hạ Bá Xướng
Câu chuyện kể về hai cuộc hành trình trộm mộ đầy ly kỳ của nhân vật tôi và các bạn. Ở chuyến phiêu lưu đầu tiên, nhân vật tôi và cô bạn Sách Ni Nhi dấn thân đi tìm ngôi mộ cổ của nữ thần Saman thời Liêu. Với lần đầu tiên hoàn toàn lạ lẫm ấy, họ đã bị những bí ẩn, những cơ quan đầy nguy hiểm cài đặt trong mộ cổ làm cho kinh hoàng bạt vía, không những không lấy được bảo vật mà còn suýt phải trả giá bằng tính mạng. Trước khi rút chạy, nhân vật tôi chẳng may vấp chân ngã vào thi thể nữ thần Sa man và chạm đầu vào chiếc gối của nàng, kể từ đó tôi bị cơn ác mộng dằn vặt từng đêm. Nhân vật tôi mơ lại cơn ác mộng từng dày vò nữ thần đến chết của hàng ngàn năm trước.
Một bộ truyện độc lập sau bộ truyện Ma Thổi Đèn, Tử Vong Tuần Hoàn, Hà Thần, bộ này khá là khác so với các tác phẩm của Thiên Hạ Bá Xướng đã từng viết ra, bởi các tác phẩm như Tử Vong Tuần Hoàn và Hà Thần kiểu giống gặp hiện tượng nào thì giải thích hiện tượng đó theo cách của thiên kiến tác giả, còn về Ma Câm: Ma Khóc Dưới Hồ Tiên Đôn lại là câu chuyện thần bí không có lời giải thích khi gặp hiện tượng ma quỷ, mình ưng nhất là bộ truyện này (sau đó là Tặc Miêu và Mê Tông Chi Quốc) so với các tác phẩm của tác giả Thiên Hạ Bá Xướng bởi bản chất các tác phẩm này có tính chất phiêu lưu, ma quỷ, quỷ dị chứ không phải kiểu gặp xong là giải thích tùm lum, đúc kết ra là méo có ma quỷ gì hết, nói như huề vốn cả làng ý.
Mục lục
Nội dung
Nhân vật tôi và Sách Ni Ni được một gã thầy phong thuỷ dụ dỗ đến một ngọn núi để đào mộ, trong quá trình đào mộ, nhân vật tôi gặp hiện tượng ma quỷ là bức tranh ăn thịt người khiến cho gã đồ đệ của thầy phong thuỷ suýt chết và được cứu ra, thế nhưng gã thầy phong thuỷ vì tham lam nên không chịu thoát ra khỏi động đi vào bên trong ngôi mộ nên đã mất mạng, còn ba người thoát ra được.
Sau đó nhân vật tôi trở về hay tin lão Nghĩa mù thăng thiên, nhân vật tôi cùng Điếu bát và Mặt dày đi đến Hồ Tiên Đôn đào mộ, lúc này nhân vật tôi quen biết Mặt rỗ, nói chuyện và tìm hiểu thì biết được địa điểm Hồ Tiên Đôn ra sao, sau đó nhân vật tôi và Điếu bát đi đến động, lúc này đang tìm hiểu thì biết được Hoàng Phật gia đi đến, mang theo Điền Mộ Thanh, lúc này mới biết Điền Mộ Thanh nhờ vả Mặt rỗ đi đến Thiên Thông lĩnh, nào ngờ trên đường đi bị Hoàng Phật gia bắt và khống chế. Nhân vật tôi đến cứu Điền Mộ Thanh khỏi tay hoàng phật gia, cùng nhau thoát khỏi nhóm này nhưng bắt gặp ma quỷ nhiều hơn thế, cuối cùng cả nhóm phát hiện ra bí mật của Na Giáo, bên trong hiến tế là một cái hố hư vô hút tất cả.
Mang tính thần thoại và bí ẩn
Thông thường, người đến tìm thể loại trộm mộ không chỉ để thoả mãn bí ẩn văn hoá cổ xưa, mà còn muốn tìm đến cảm giác thần thoại, bí ẩn, phiêu lưu và kinh dị, thường những thể loại này bị cấm trong hầu hết diễn đàn của Trung Quốc bởi chính quyền cho rằng nó tuyên truyền mê tín dị đoan nên không cho xuất bản sách hay văn học mạng liên quan tới thể loại này, do đó, trộm mộ ra đời để thoả mãn cho người đọc đó, thật ra là 50-50, lấy 50 phần trăm giải thích bằng khoa học để trộm với ma quỷ này nọ để tránh né cấm đoán của chính quyền, hoặc tệ hơn bằng cách gặp hiện tượng nào thì giải thích bằng khoa học, hoặc là không chèn sự ma quỷ nào cả.
Đối với tác phẩm Ma Câm: Ma Khóc Dưới Hồ Tiên Đôn khác biệt nhất bởi bản chất trong câu chuyện này là đi tìm hiểu thần thoại Na Giáo, mặc dù bản thân câu chuyện cũng cố gắng né tránh sự kiện ma quỷ nhất có thể, thế nhưng, ít nhất tác phẩm này không quá kiểu giải thích khoa học tùm lum lấn áp mà quỷ thần bí như bên truyện Hà Thần – vốn kể chuyện theo kiểu mấy cụ thời xưa và tất nhiên là sẽ giải thích không có ma quỷ gì hết, tất nhiên có phần rất nhỏ trong đó nhưng thú thực lối kể đã bị điểm trừ là một, ma quỷ này nọ đã ít lại không có càng khiến cho lối kể chuyện rơi vào tình trạng khoa học hoá làm người đọc cực kỳ khó chịu – do đó có thể nói truyện Ma Câm: Ma Khóc Dưới Hồ Tiên Đôn đỡ bị dìm nhất trong các truyện của Thiên Hạ Bá Xướng.
Đồng thời, Ma Câm: Ma Khóc Dưới Hồ Tiên Đôn còn mang tính chất thần thoại và bí ẩn về Na Giáo, khiến cho người đọc cực kỳ hồi hộp và thích thú, dần khám phá ra sự bí ẩn đó thông qua bốn người bạn, không như các tác phẩm khác (trừ Mê Tông Chi Quốc) có ma quỷ như cái đầu dài của người phụ nữ, con cá lớn, v.v… điều xuất hiện không bị bôi đen này nọ bằng khoa học, do đó người đọc sẽ cực kỳ thích thú và thỏa mãn hơn. Tóm lại, trong truyện Ma Câm: Ma Khóc Dưới Hồ Tiên Đôn không bị dòm ngó quá mức về điều khoản cấm đoán của chính quyền và đầy đủ yếu tố kinh dị (mặc dù chưa tới), đầy phiêu lưu và tính chất thần thoại.
Mức độ linh dị(kinh dị)
Truyện kinh dị thì hẳn nhiên trong văn học nó không quá kịch tính, hành động, ghê rợn như trên màn ảnh, nhưng xét về mức độ nào đó thì có thể miễn cưỡng làm được, do đó đối với mình không quá khắt khe đối mức độ kinh dị trong các câu chuyện lắm, do đó công tâm mà nói thì các tác phẩm của Thiên Hạ Bá Xướng có tác phẩm hay về kinh dị (chủ yếu là sự kiện ma quái) nhưng cũng có tác phẩm theo định hướng của chính phủ, cụ thể là Hà Thần và Ma Thổi Đèn.
Trong các tác phẩm thì mình thấy chỉ có Ma Câm: Ma Khóc Dưới Hồ Tiên Đôn là tác phẩm xuất hiện sự kiện linh dị nhiều nhất mà không bị sao, còn lại có tác phẩm bị lược bỏ, không thì chơi chiêu đánh lạc hướng này nọ.
Về mức độ kinh dị thì mình thấy không đạt cao lắm mặc dù có xuất hiện sự kiện ma quỷ, có vẻ như nhà nước cho phép thì các tác giả cũng không dám được nước tiến tới quá hạn của họ, nhưng xét ở khía cạnh khác – chủ yếu là so với các tác phẩm khác – thì có vẻ Ma Câm: Ma Khóc Dưới Hồ Tiên Đôn được hơn hẳn rất nhiều các tác phẩm đó.
So với các tác phẩm còn lại
Nếu xét về các tác phẩm còn lại, mình chỉ thích nhất là Mê Tông Chi Quốc, Tặc Miêu, Ma Câm: Ma Khóc Dưới Hồ Tiên Đôn nhất, các tác phẩm của Thiên Hạ Bá Xướng mặc dù mình có đọc qua và thích hẳn nhưng xét về mức độ kinh dị thì hẳn nhiên, Ma Câm: Ma Khóc Dưới Hồ Tiên Đôn là tác phẩm xuất hiện sự kiện linh dị mà không bị dìm hàng nhất, tiếp đến là Tặc Miêu và Mê Tông Chi Quốc, còn các tác phẩm khác thì không thế này thì cũng xuất hiện cái kia khiến cho mình khá là khó chịu. Tuy nhiên, không thể không thừa nhận rằng tác phẩm của Thiên Hạ Bá Xướng đọc khá sướng, khác biệt hoàn toàn so với các tác giả khác dù có tác phẩm hơi ý ẹ chút nhưng ít ra không quá tệ.
-mang tính chất phiêu lưu
-sự kiện linh dị nhiều hơn các tác phẩm cùng loại của Thiên Hạ Bá Xướng
-không xảy ra việc đầu voi đuôi chuột
-văn phong mượt
-không xuất hiện tình trạng dày lê thê như trong Ma Thổi Đèn.
-câu chuyện quá ngắn
-bí ẩn chưa giải quyết hết