Tâm Lý học
Ở những thời được mệnh danh là tiền khoa học, con người chẳng hề bối rối khi phải cắt nghĩa giấc mơ. Tỉnh rồi mà vẫn nhớ, họ cho đó là các thế lực siêu nhiên - thần thánh và ma quỷ - muốn cho họ biết trước một điều lành hay dữ. Sau này tư duy khoa học tự nhiên nở rộ, cái huyền thoại đa nghĩa kia chuyển thành môn Tâm lý học. Người có học ngày nay không còn mấy ai nghi ngờ, Giấc mơ là một thành quả Tâm lý riêng của người chiêm bao.
Về giấc mơ và Diễn giải về giấc mơ
Xin giới thiệu các bạn, Diễn giải về giấc mơ của Sigmund Freud. Đây là quyển sách có lượng kiến thức rất lớn về tâm lý giấc mộng của con người. Nếu mọi người biết về việc đoán mộng của mấy anh Ba Tàu thì hẳn nhiên sẽ không xa lạ gì với Diễn giải giấc mơ của, điều đặc biệt hơn là trong quyển sách của Sigmund Freud gần như tương đương với đoán mộng của Á Đông, chỉ khác là Sigmund Freud đã dùng Giấc mơ diễn giải bằng phương pháp nghiên cứu khoa học hơn là việc đoán như tướng mệnh của Á Đông vẫn hay dùng.
Nói cách khác đây không khác gì là một phương pháp nghiên cứu tâm lý Giấc Mơ của mỗi người khác nhau, tạo thành một quyển sách đồ sộ lớn nhất mà xưa nay chưa từng có ai làm nghiên cứu về giấc mơ cả. Không hiểu vì sao chuyển ngữ sang Việt Nam thì từ hơn 1000 trang giản lược sang 200, về sau thì hơn 300 một ít, đặc biệt chỉ có một nhà xuất bản dịch và không hề có một công bài báo nào nói về quyển sách quý hiếm từ Sigmund Freud. Cũng trong dịp tình cờ mình mua được một người bạn, rồi đọc nó, phải nói là quá phê, quyển sách quí giá phần kiến thức rất hay như chưa bao giờ đọc được ý, hiểu biết về giấc mộng con người phần nào hiểu được rõ nét hơn là cứ mập mờ bói toán như Á Đông mình vậy.
Nội dung quyển thì tất nhiên khỏi chê, Sigmund Freud đã đào sâu và phân tích từ chính bản thân ông sau đó mới là những người khác, Có câu hỏi đặt ra là “Cái gì đã cho Freud khả năng giải được bài toán đố về giấc mơ là bài toán mà theo như cái chừng mức chứng ta có thể nhớ lại được, thì luôn luôn là đóng kín đối với nhân loại?” Freud đã nói: “Tôi ngờ rằng, điều đã tạo điều kiện cho tôi để tìm ra nguyên nhân của sự làm sai lệch giấc mơ, đó chính là tinh thần dũng cảm mang tính đạo đức của tôi.” Có nghĩa rằng ông muốn diễn giải giấc mơ trước hết phải hiểu chính giấc mơ của ông, do đó chính là điều kiện hình thành mang tính cách mạng và kho kiến thức đồ sộ từ phía ông mà ra.
Trong quyển sách nói về giấc mơ như một phản ứng từ phía cuộc sống mang lại của từ thơ ấu về bản chất tính dục thô thiển cho đến liên quan đến chức năng thần kinh học, và đặc biệt nhất chính là có liên quan đến thần giao cách cảm.
Nói chung quyển sách đồ sộ, đáng tiếc là sang việt nam thì gần như bị giản lược cũng như không một ai quan tâm, tất nhiên mình biết lý do chủ yếu nhất chính là người Việt không kham nổi từ ngữ chuyên ngành Tâm Lý đặc biệt đến cả các sinh viên Tâm Lý còn khó nuốt huống chi là người bình thường chúng ta. Thú thật là khi bắt đầu đọc giới thiệu thôi đã thấy khô khan, từ ngữ thì khó hiểu, đọc đi đọc lại một đoan trong câu mãi mới hiểu ý nghĩa của nó. Mặc dù chưa đọc hết nhưng mình vẫn quyết định review vì nó hay, phần nữa là gần như chưa ai biết được về quyển sách hay này.
Các liên kết nội bộ
Tham gia group Thị Trấn Buồn Tênh nhé.Hướng dẫn bình luận review cho bài viết
Hướng Dẫn Tạo Bài Viết Review/Bảng Đánh Giá Cho Bài Viêt
Diễn đàn của website, rất mong mọi người tham gia và góp ý cho website nhé.
Tuyển Cộng Tác Viên
Thư Viện Ebook
Hướng dấn sửa đường dẫn chương
Hướng Dẫn Đăng Chương Mới Trong Truyện Đã Có Sẵn
Điểm cộng cho quyển sách là mang lại giá trị và lượng kiến thức về giấc mơ khá cao. Không như những quyển sách ba trợn như thị trường hiện nay mang lại. Do đó đây là sách nghiên cứu về giấc mơ theo một cách khoa học và đầy đủ nhất về sự giải thích giải thích.
Không có điểm trừ nào ngoại trừ nó mang theo nhiều từ ngữ chuyên ngành dành cho các dân ngoại đạo Tâm Lý Học. Điểm trừ thứ hai là quyển sách này chỉ dừng dịch ở độ dài 300 trang thay vì hơn 1000 trang so với bản gốc của tác giả, do đó nó chỉ mang lại yếu tố đơn giản hóa và sự hiểu biết đơn sơ so với lượng kiên thức ở bản gốc.