Tâm lý xã hội
stephen king
Wilfed James, một chủ trại nhỏ tại Nebraska, chỉ vì 100 mẫu đất tốt mà đã phạm sai lầm giết vợ. Anh ta cuốn theo cả đứa con trai của mình để rồi phải hối tiếc suốt đời. Sự dằn vặt tội lỗi của James trở thành những cơn ác mộng kéo dài khiến bao tai họa thảm khốc gián xuống đầu James, tước đi dần những thứ anh ta yêu quý nhất, cho đến khi đoạt nốt tính mạng anh ta.
1922 Năm Ác Báo
Đây là câu chuyện kể về người chồng Wilfed James đã viết vợ chỉ vì 100 mẫu đất và lôi cuốn con trai của ông ta vào vụ việc giết vợ (cũng như là người mẹ của cậu con trai), với giọng văn bình thản đầy ám ảnh—có thể do ông ta phải đối mặt với sự ám ảnh về việc giết vợ đến nỗi; những con chuột và dòng suy nghĩ về người vợ ở dưới đáy giếng đã bị lấp đầy luôn hiện diện.
Độc giả có thể sẽ chán chường lối văn chương lề mề lê thê, không kịch tính, hoặc sự hồi tưởng phần lớn chỉ xoay quanh năm 1922 dẫn đến khá buồn ngủ. May thay cốt lõi của câu chuyện là tâm lý của nhân vật đã từng giết vợ, sự ám ảnh và sự hồi tưởng ấy phần nào léo kéo độc giả đến cuối cùng. Có thể tôi nói quá về vấn đề này, có điều đọc xong dòng văn lề mề là lúc tôi cảm nhận câu chuyện có điểm đặc sắc là sự trừng phạt sau 8 năm là nỗi dày vò đau đớn của kẻ sát nhân, là ảo ảnh của lũ chuột luôn hù doạ ông ta đến nỗi không thể kéo dài công việc và cuộc sống điên đảo vì chúng nó, là sự mất mát cũng của con trai cũng như sự hỗn hào, ra đi cùng với người yêu của nó và giữa tình nghĩa hàng xóm cũng mất kể từ lúc đó.
Đoạn văn miêu tả về cách thức giết vợ cũng được coi là miêu tả khá kỹ, nhưng hầu như không làm hài lòng giữa fan kinh dị như mình và thêm đoạn khi Wilfred bị chuột cắn rồi hoang tưởng người vợ hiện ra là cái xác đi đến vuốt ve ông, sau đó thì hết đoạn miêu tả kinh dị. Giai đoạn này mình khá hồi hộp và nhất là được cảnh sát đưa đến bệnh viện và gần như Wilfred trong tình trạng hôn mê đã muốn thú nhận giết vợ nhưng tỉnh lại ông đã kiềm chết và thoát được sự tình nghi của cảnh sát sau đó là tiếng cười vang lên trong căn phòng kiến cho mình thật sự nổi da gà và ớn lạnh sự lạnh lùng của nhân vật đến nỗi ám ảnh thật sự.
Sau khi đọc xong là lúc mình ngẫm nghĩ liệu ông ta (nhân vật chính) liệu có thật sự giết vợ hay không? Mặc dù sự hãm hại có mặt đứa con trai nhưng khi ông ta tự kết liễu bản thân sau khi viết lá thư thú tội (tất nhiên là lá thư ấy vẫn không hề tới được tay ai, vĩnh viễn không ai biết được đằng sau câu chuyện của gia đình ông ta) bằng những vết cắn khắp cơ thể và chết bởi mất máu quá nhiều. Một cái chết đầy tức tưởi, với cái sống cũng chẳng bằng chết, nhưng dẫu sao nếu biết trước điều đó thì cũng chẳng có chuyện xảy ra này, phải không nào?
Lòng tham lam cùng với bần cùng hóa của thời nông trại lúc đó vô cùng cực khổ, thời gian ấy vận chuyển giá cao cùng với năng xuất lại thấp khiến cho việc đồng áng rất khó khăn. Với ý nghĩ phải rời xa việc đồng áng vốn gắn liền với thời thơ ấu của ông và cô vợ chẳng mấy đang hoàng— có hành động tục tĩu và lẳng lơ khiến cho ông càng thêm có lý do để thuyết phục đứa con trai cùng hội cùng thuyền với mình để giết vợ.
Nhiều lần đứa con trai đã ngăn cản bố nó đừng giết mẹ vốn chẳng tội tình gì cho đến lúc mẹ nó đã xúc phạm đến bạn gái nó giống như một gái điếm làm đẩy nó về phe bố nó hơn. Để rồi sau khi đứa con giết mẹ, nó càng thêm quyết đoán và ảo tưởng về hành động của nó có thể làm bất cứ việc gì trên đời — vốn là đứa trẻ chỉ có 15 tuổi, khó mà trưởng thành hơn trong lối suy nghĩ và mắc phải nhiều sai lầm hơn nếu không có sự dạy dỗ của người mẹ hoặc người bố.
Sau đó thằng bé làm cho cô bạn gái nó là Shan dính bầu và bị điều đi vào dòng tu để sinh ra đứa trẻ, thay vì quyết định bỏ cuộc sống cùng với bố thì Henry đã quyết định bỏ trốn cùng với Shan, trở thành một cặp tình nhân lang thang, đây mới là quyết định sai lầm thứ hai trong cuộc đời của thằng bé và cũng là cái mồ chôn không lâu sau đó — giữa cái chết trong ngôi nhà hoang chẳng ai cứu giúp khi Shan sắp sinh đứa trẻ lại ra đi và quá đau lòng nên Henry đã bắn vào đầu mình.
Đây là giai đoạn càng khiến cho mình ám ảnh lần nữa bởi cái chết bi thảm không một lời nói nào của Henry nói với Shan và mãi mãi là một thứ tình cảm trẻ con cũng như trở thành một thứ tình yêu bi thảm. Mình thầm nghĩ cái chết như vậy còn hơn có tương lai đen tối chẳng định hướng gì cả, bởi bản thân cặp tình nhân lang thang ấy chỉ cướp và trốn chạy thì cuối cùng cũng sẽ rơi vào thảm cảnh tù tún chẳng còn tự do nữa.
Khi mất cánh tay cũng sau cuộc chuột cắn và hôn mê ba ngày sau được cảnh sát trưởng đến tận nhà để thông báo vợ ông đã được tìm thấy ở rãnh cống — là một thứ may mắn lần thứ hai dành cho ông và lần cuối cùng chẳng còn may mắn nào nữa là lúc ông không còn đủ khả năng làm việc đồng áng cho nông trại, cũng như mất cả người vợ lẫn cả con trai, một điều mà không một ai ngờ tới. Tưởng chừng giết người vợ dành lấy lô đất 100 mẫu ấy sẽ khiến cho ông phất lên và đủ khả năng làm phú nông, nhưng chuyện không ngờ lại xảy đến nhanh, nhất là lúc khủng hoảng nền kinh tế diễn ra sau năm đó. Liệu rằng nếu như bán mẫu đất đi rồi giữa hai vợ chồng liệu có hàn gắn và con trai liệu không có sự hư đốn sau khi cùng chung tay giết vợ (mẹ) hay không? Một điều mà mình suy nghĩ miên man tới giờ, cảm thấy ông vừa tội vừa đáng trách, bởi sự hậu quả của nó sau cuộc giết người không bị luậ pháp trừng phạt là đầy ám ảnh và đau đớn, với cái chết không được trọn vẹn và người thân tích.
Câu chuyện trên là một trải dài tâm lý ám ảnh, kinh hoàng suốt 8 năm sau của nhân vật chính và cái chết chẳng tốt đẹp gì cho cam. Hãy bỏ qua sự lê thê tâm lý nhân vật, còn lại hầu như câu chuyện rất hay và tài tình sắp xếp theo cách thuyết phục. Câu chuyện này nếu như bạn cố gắng bỏ qua sự lê thê thì tất nhiên sẽ không làm bạn thất vọng, bởi truyện thuộc dạng lê thê tâm lý mà.^^ Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ
Liên kết nội bộ
- Tags – Bản đồ
- Author – Tác giả
- Members Directory
- Diễn đàn: Hướng dẫn
- Diễn đàn
- Thị Trấn Buồn Tênh | Nhóm Facebook
- Review Phim Kinh Dị
- Review Truyện
Bài viết cần biết
Câu chuyện sáng tạo về khoảng không gian từ năm 1922 vốn khủng hoảng tài chính của nước Mỹ, chính vì vậy nó càng đẩy cho tác giả sáng tạo và viết ra đầy ám ảnh, không một từ ngữ nào miêu tả kinh dị nhưng lại có sức hút, ma mị và ám ảnh không khác gì truyện kinh dị đầy bạo lực vốn là đề tài ám ảnh cho người xe.
Diễn biến tâm lý là thứ quan trọng của tác giả Stephen King, chậm chạm là nền tảng tâm lý để người đọc hiểu rõ về nhân vật nhiều hơn nhưng cũng là thứ gây ra cho nhân vật đến tận cùng sợ hãi và đau khổ, hối hận, khó lòng sửa chữa được nữa, tuy nhiên nhân vật không thể chết bằng tự nhiên hoàn toàn, mà cái chết dần dần nuốt chửng cho tới khi nhân vật bị giết một cách bí ẩn là tự cắn bản thân hoàn toàn cho tới chết. Có nghĩa là nhân vật đã sống bằng cuộc đầy đau khổ đã đầy đọa ông suốt bao nhiêu năm qua, và nhân vật người con cũng sống bằng cuộc sống chẳng hơn gì ông bố, dẫn đến một cái kết vừa bi thảm, vừa buồn đầy ám ảnh.
Diễn biến chậm chạm và dài lê thê là thứ yếu điểm xưa nay của tác giả Stephen King, tuy nhiên bạn đọc vài quyển của tác giả hẳn nhiên đã quá quen thuộc lối hành văn của ông, do đó sẽ bỏ qua việc này cho ông. Tuy nhiên bạn cần một truyện kịch tính, hay ho, hoặc gì đó giống như Nguyễn Ngọc Ngạn sáng tác thì hẳn nhiên đây không phải là câu chuyện dành cho bạn, bởi câu chuyện này chuyên về tâm lý, ám ảnh kinh dị hơn là đơn thuần kinh dị tâm linh.
Kinh dị hay nhất
Đoạn miêu khá rùng rợn
Văn phong lề mề
Truyện hay