tâm lý, kinh dị,
The Green Mile (tạm dịch: Dặm xanh) là một bộ phim năm 1999 của điện ảnh Mỹ, được đạo diễn bởi Frank Darabont dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của Stephen King. Bộ phim có sự góp mặt của Tom Hanks (trong vai Paul Edgecomb), Michael Clarke Duncan (trong vai John Coffey) và một số diễn viên tên tuổi khác như David Morse, Bonnie Hunt và James Cromwell. Phim kể câu chuyện về cuộc đời của Paul, một viên chức coi ngục tử tù trong thời kỳ Đại suy thoái tại Hoa Kỳ, cùng với những hiện tượng siêu nhiên mà anh được chứng kiến.
Dặm Xanh (The Green Mile) gồm sáu phần được nối kết với nhau qua lời tường thuật của viên quản giáo trưởng trại tử tù khi đã già. Câu chuyện xoay quanh các tù nhân đang chờ ngày lên ghế điện và các quản giáo có nhiệm vụ canh giữ họ trong những ngày cuối đời. Trong số các tử tù có John Coffey, một người da đen to lớn có năng lực siêu nhiên. Anh bị kết án tử hình vì tội đã bắt cóc và sát hại hai bé gái sinh đôi của ông bà Detterrick. Điều trớ trêu là John Coffey không phải là thủ phạm. Anh đã bị bắt khi đang cố gắng cứu sống hai đứa trẻ và bị kết án tử hình vì tội ác do kẻ khác gây ra...
Tác phẩm Dặm Đường Xanh của Stephen King là tác phẩm khiến cho mình dâng trào một cảm giác khó tả, nặng nề và chút buồn, không quá u ám mà cũng không quá sầu não, nó cứ lay lắt và nặng nề trong từng con chữ, nhất là đoạn cuối câu chuyện, khi Paul Edgecomb đã ở tuổi 108, chứng kiến người thân ra đi, người cuối cùng ở bên cạnh ông là bà Elaine. Dù ở tuổi xế chiều nhưng cả hai người đã xem nhau như cặp tình nhân của tuổi già, nhưng ông Paul quyết định viết ra câu chuyện, về John Coffey và ngài Jingles trong Dặm Đường Xanh.
Tuy nhiên, sau khi viết ra câu chuyện, ba tháng sau ông Paul chứng kiến bà Elaine ra đi sau ngài Jingles đã chết vì cơn đau tim rồi tiếp tục sống với mong mỏi bản thân ông cũng ra đi sớm hơn, trong hằng đêm mất ngủ và nghe tiếng động của căn nhà, tiếng bước chân, là sự cực hình của John dành cho ông sau này.
Trong sự hồi tưởng về cái chết của vợ ông, là Janice, trong vụ việc nổ tung của bồn dầu diesel đã gây ra cái chết – mà trước đó bự con John đã tiên đoán trước – là đoạn hồi tưởng gây ra cho mình xúc động, dù rằng đoạn miêu tả dài lê thê, nhưng ít nhất nó cũng mang lại cho một thứ xúc động mạnh cho người đọc và mang cho mình lắm suy nghĩ nhiều thứ hơn.
Sự phân biệt và kỳ thị
Hẳn nhiên, truyện Dặm Đường Xanh là nói lên về vấn nạn phân biệt và kỳ thị, kẻ mọi đen đáng chết hơn kẻ da trắng, thứ mà trước thế kỷ 21 được coi là là thế kỷ kỳ thị đỉnh cao của nó, mình nhớ giáo viên dạy Anh văn của mình từng nói, ông và người đồng nghiệp da trắng uống rượu ở quán bar, có gã da đen đi qua và đồng nghiệp chỉ và bảo “khỉ kìa”.
Cho dù giữa thế kỷ và cuối thế kỷ vẫn còn nặng nề về màu da, tuy nhiên, việc này nội bộ của Mỹ, hãy hỏi vì sao mình đặt mục lục con này là sự phân biệt và kỳ thị chứ không phải là sự phân biệt chủng tộc? Là bởi từ ngữ này chỉ riêng về phân biệt chủng tộc ở nước Mỹ, và hầu hết các nước Châu Á cũng phân biệt vùng miền, hay nói cách khác, lớn thì phân biệt tỉnh thành và nhỏ hơn thì phân biệt làng xã xóm giềng, chính vì vậy mình đặt chung cho tiêu đề mục lục con này là sự phân biệt và kỳ thị lẫn nhau.
Mình cũng có thời gian học trung cấp, và bị chính thầy cô đì chỉ vì mình có gốc gác ở miền bắc (tức 1954) và đến nỗi phải bỏ học vì không chịu nổi áp lực kỳ thị và thù hằn ấy.
Quay lại với tác phẩm của Dặm Đường Xanh, việc John Coffey bị kết án tử hình oan trái, nhất là bị phân biệt kỳ thị chính là thứ nguyên nhân gã chẳng bao giờ có luật sư hoặc luật sư bào chữa tới cùng. Thậm chí cho dù không oan trái thì cũng chính cho việc kỳ thị màu da là kết án dành cho gã, chỉ vì người ta ghét màu da.
Tuy nhiên, gã có thể chạy thoát bằng năng lực siêu nhiên của gã, nhưng gã không làm, vì gã mệt mỏi với thế giới, giữa muôn vàng đau khổ, giữa người đối xử với người bằng sự đau đớn mà gã cảm nhận được. Chính vì vậy gã muốn ra đi, như bà Melly Moores đã nói với gã rằng: Tôi thấy anh đi lang thang trong bóng tối, và tôi cũng vậy. Chúng ta gặp nhau. Câu này đã khiến cho mình ám ảnh,Tôi thấy anh đi lang thang trong bóng tối, và tôi cũng vậy, cứ lặp đi lặp lại như một thứ nhắc nhở.
Sự đau khổ và cái chết
Hẳn nhiên, Paul Edgecomb trong độ tuổi 108, đã chứng kiến người thân lẫn người tình ra đi ở tuổi già là bà Elaine cũng ra đi thanh thản vì cơn đau tim bất chợt sau khi đọc được bản truyện của Paul. Ông cũng muốn ra đi, nhưng ông biết sự sống của John đã truyền cho ông, ngài Jingles sống thọ bao nhiêu thì ông Paul sống thọ hơn bấy nhiêu. Chứng kiến cái chết của từng người ra đi không hẳn là cảm giác dễ chịu, nhất là người vợ của ông là chết trong vụ nổ, ông đã cầu cứu John, ông đã đi tìm bóng tối và gọi gã: “Anh đang ở đâu hả, John, bự con.” với giọng nói tuyệt vọng, như cũng muốn ra đi cùng với người vợ.
John Coffey muốn ra đi chỉ vì gã chứng kiến con người với con người đối xử với nhau tàn nhẫn, cả thế giới cũng vậy. Gã không phật lòng khi gã là người da đen, nhưng cái cách đối xử với gã tàn nhẫn đã khiến gã đau đớn và cả người với người khác nữa.
Tóm lại, hầu hết trong các nhân vật mà tác giả Stephen King tạo dựng lên điều mang khắc khoải và nặng trĩu, u ám như một hình phạt dành cho người đọc, nếu như bạn là người không thích một câu chuyện nặng nề tâm lý, thì có lẽ Dặm Đường Xanh không phải là dành cho bạn, và cũng không phải là câu chuyện bình dân có thể đọc đại trà như các truyện bây giờ. Trong câu chuyện, là sự thuật lại góc nhìn thứ nhất, thành thử tăng lên góc nhìn và suy nghĩ của tác giả vào nhân vật chính sẽ tạo ra tâm lý nặng nề mà hầu hết các truyện của ông Stephen King vốn đã vậy.
Cái ác lên ngôi
Tác giả Stephen King nói về đau đớn, dĩ nhiên cũng nói về cái ác trong xã hội, nhìn chung, Percy Wetmore là mẫu nhân vật điển hình đại đa số con người trong xã hội (nhất là xã hội VN hiện nay mặc dù ông cũng chẳng viết gì về VN cả nhưng mình thì lại liên tưởng tới VN nhiều hơn), hèn nhát, độc ác, ỷ mối quan hệ “gốc lớn” để trục lợi cái tôi của hắn và thường đe dọa theo kiểu “mày biết bố mày là ai không?” với người khác khi hắn bị bất lợi. Kiểu mẫu của người này thường chúng ta sẽ hay bắt gặp nhất, còn ông Paul về sau, tưởng là sẽ thoát kiểu mẫu người này nhưng không, ông lại gặp Brad Dolan trong viện dưỡng lão, Brad Dolan là kẻ hiện thân của gã Percy, khác ở chỗ, hắn ta không có mối quan hệ lớn nào khác ở ngoài xã hội, nhưng cũng là loài ác quỷ với người già sức yếu cũng như là sự xấc láo chửi bà Elaine đồ chó cái khiến cho mình hơi khó chịu, khó chịu vì gã luôn là hiện thân của xã hội ngoài đời và nó không phải là hoàn toàn sai sự thật.
Còn về William Wharton là gã điên loạn, độc ác, nếu như Percy và Brad hèn nhát, độc ác với kẻ yếu thì riêng William Wharton độc ác theo cách điên loạn, sẵn sàng giết người.
Nhìn chung, tác giả Stephen King khắc họa mẫu người theo đúng chất theo kiểu cái thiện, thì thiện quá (John) ác thì ác quá (William) và hèn nhát (Percy). Và các số phận không thể chống cự hoặc vì hoàn cảnh mà không thể chống cự như Paul và đồng nghiệp, mẫu người này chúng ta thường gọi là chân yếu tay mềm, con kiến kiện củ khoai vậy.
Văn phong
Không biết là do dịch hay do văn phong của tác giả Stephen King vốn vậy, không một cảm xúc, nhưng lại chứa ẩn dụ và nặng nề u ám. Nhìn chung, khá ổn. Tuy nhiên, ông cũng khá dài dòng lê thê, không ẩn chứa kịch tính, nếu như bạn mong chờ một tác phẩm kịch tính trong thể loại kinh dị thì có lẽ các bạn không nên đọc.
Hầu hết truyện của Stephen King điều vậy, nhìn chung, Stephen King theo con đường kinh dị giả tưởng, nhưng đối với truyện Dặm Đường Xanh thì lại kiểu tâm lý siêu nhiên hơn là kinh dị, do đó cũng khiến cho người đọc có thể hiểu lầm là xuyên suốt trong truyện không hề có bất cứ chi tiết rùng rợn nào ngoại trừ hành hình tù nhân Eduard Delacroix có phần rợn một chút.
Tóm lại
Nhìn chung, tác phẩm Dặm Đường Xanh vốn không phải là kinh dị hay giả tưởng, nhưng đúng kiểu tâm lý xã hội hơn, mình đọc tác phẩm 1922 Năm Ác Báo trước đó của tác giả Stephen King, ấn tượng sâu sắc nhất chính là dài dòng lê thê, sau đó là tâm lý nặng nề đến nỗi ám ảnh, có lẽ vì u ám và nặng nề như thế này mà khiến cho độc giả lại ám ảnh theo chăng?
Tuy nhiên, đối với mình thì lại rất thích kiểu u ám và nặng nề, dĩ nhiên, các tác phẩm của ông cũng rất ít được xuất bản ở VN dù từ lúc bắt đầu sáng tác cho tới tận năm 2020 này mà rất ít tác phẩm được giới thiệu ở VN. Hi vọng mai sau có nxb nào đó làm tác phẩm của ông, dĩ nhiên mình thừa biết là với văn phong của ông Stephen King thì khó lòng được lòng độc giả VN đón nhận như nhiều tác phẩm khác.
Tóm lại đây là truyện đặt nặng tâm lý về phân biệt chủng tộc (vùng miền theo kiểu châu á) và sự đau khổ giữa cái ác và cái ác, mẫu ác của con người trong xã hội, do đó nếu bạn thích một tác phẩm trong sáng, hoặc kịch tính, hoặc theo pha hành động và giả tưởng kiểu gì đó thì có lẽ Dặm Đường Xanh không phải là truyện dành cho bạn.
Các liên kết nội bộ
Tham gia group Thị Trấn Buồn Tênh nhé.Hướng dẫn bình luận review cho bài viết
Hướng Dẫn Tạo Bài Viết Review/Bảng Đánh Giá Cho Bài Viêt
Diễn đàn của website, rất mong mọi người tham gia và góp ý cho website nhé.
Tuyển Cộng Tác Viên
Thư Viện Ebook
Hướng dấn sửa đường dẫn chương
Hướng Dẫn Đăng Chương Mới Trong Truyện Đã Có Sẵn
Donete cho blog Thị Trấn Buồn Tênh
-khắc họa nỗi đau và cái ác trong xã hội
-tâm lý tuyến tính nhân vật rõ ràng
-miêu tả nhân vật rõ ràng
-nói phân biệt vùng miền, kỳ thị và chủng tộc
-văn phong dài dòng lê thê
-vài điểm tác giả không đề cập tới như đứa con của Paul và tại sao Paul lại vào viện dưỡng lão
-quá nặng nỗi đau và u ám, nặng trĩu sẽ khiến cho người đọc khó chịu chính vì vậy sẽ khiến cho người đọc khó lòng theo đuổi tới cùng.