tu tiên
Phong Ngự Cửu Thu
Một siêu phẩm mới của Phong Ngự Cửu Thu sau bộ Tàn bào.
Truyện kết hợp nhiều yếu tố như tiên hiệp huyền huyễn, lịch sử quân sự, lại thêm chút tình cảm:) Truyện của Phong Ngự có nhiều cảnh bi kịch nhưng chắc chắn là kết thúc có hậu.
Truyện Tử Dương là một trong số những chuyện thể loại tu tiên ổn nhất là thiết đặt hệ thống nhân vật, tình cảm, yêu ghét và xen kẽ đạo lý về Đạo, Phật vào trong truyện, hơn hết là nó đỡ ….rắc rối tu luyện, mặc dù ở trong tu luyện và chiến đấu không có phong phú.
Nội dung
Tóm tắt
Khởi đầu câu chuyện kể về ngày Mạc Vấn tân hôn với Lâm Nhược Trần, nhưng bị người Hồ ở phía Bắc xâm phạm đã khiến cho cả gia đình tang thương không còn một ai, chỉ còn người hầu là Lão Ngũ còn sống sót và Lâm Nhược Trần lại bị người Hồ cướp đi, bởi lẽ Nhược Trần bị cướp nên Mạc Vấn phải đi lên phía bắc để tìm kiếm nàng. Trong tình cờ này Mạc Vấn gặp đủ tình cảnh éo le về yêu ma quỷ quái, nhất là tình cờ vào Vô Lượng Sơn nương tựa nhưng lại vô tình thành một chuẩn đồ phái Thượng Thanh cùng với sáu người còn lại.
Thế nhưng cuộc đời thì lắm lúc éo le sau khi học phép thuật xong xuôi thì cả bảy người được ẩn dụ của Tổ Sư về cứu nạn cứu khổ muôn vấn, sau đó câu chuyện của Mạc Vấn đi vào nước Tần thì bị Phật Giáo đàn áp, lẫn việc không thể đấu lại Hộ Quốc Quảng Phổ, liền bị đuổi đi, sau này Quảng Phổ bày mưu tính kế giết chết lão Ngũ cướp đoạt cẩu bổng, Mạc Vấn biết được tức giận giết chết Quảng Phổ và từ đó vĩnh viễn không thể về nước Tần. Cuối cùng Mạc Vấn đầu quân làm hộ quốc chân nhân cho nước Tấn bị muôn người chửi rủa, trong đó có cả ba người trong bảy chuẩn đồ kết thù oán, cuối cùng sau khi đánh bại nước Yên Mạc Vấn từ chức cùng với A Cửu đi tìm thuốc giải trừ yêu khí cho cả hai người là Lão Ngũ và A Cửu, thế nhưng do đây chỉ là giải trừ yêu khí chứ không thể loại bỏ bản chất nên khi Mạc Vấn và A Cửu giao hoan thì bị Thải Y đạo cô tống vào ngục giam trên núi cao, lúc này Mạc Vấn đi tìm thì bị một trong bảy chuẩn đồ là Liễu Sanh vu khống để cướp đoạt đan đỉnh và cây bút Thiên Lang Hào được Triệu chân nhân ban tặng lại, do đó Mạc Vấn bởi lòng muốn cứu A Cửu nên kết thù với phái Ngọc Thanh, về sau được giải oan nhưng vẫn không thể giải trừ được mối thù đả thương người đứng đầu phái Ngọc Thanh. Cũng như việc lúc bị truy đuổi, lúc này Mạc Vấn mới biết ai là người vu khống Y giết người, lúc này y đã làm cho Liễu Sanh lộ diện trước mặt Bách Lý Cuồng Phong để giải oan nhưng Liễu Sanh đã giết chết Bách Lý Cuồng Phong để giá họa nhưng không thành.
Về sau Mạc Vấn tìm thấy A Cửu nhưng không có thức ăn nên ra Đông Hải tìm kiếm hạt giống tiên thì cờ giải thoát cho Ngao Chước thuộc Nam Hải Long Tộc, Ngao Chước giúp đỡ hai người bằng cách tìm hạt giống để đền ơn cứu mạng, Mạc Vấn trở về đưa hạt giống vào trong động bị bình chướng ngăn cách và dời núi để tránh gió, nhận ra ý định tổ sư truyền chỉ do không bị phạt khi dời núi là luyện nội đan nên sau đó Mạc Vấn chuyên tâm luyện, khi thành công thì A Cửu được cứu nhưng Thải Y đạo cô thù hằn trước đó và thấy A Cửu được giải thoát nên lên thiên đình cầu xin cho A Cửu làm chức trách Âm Ty. Mạc Vấn được truyền chỉ truyền bá thuật nội đan, nhưng do chưa đạt tới truyền bá nên không để chỉ bảo, nhưng cũng may lúc này Mạc Vấn cướp được Long Tộc Xích Mộc của Đông Hải đưa cho Nam Hải Long Tộc, thế nhưng trong lúc chạy trốn bị bức đường cùng Mạc Vấn nuốt nội đan Toan Nghê và bị cháy toàn thân không còn trọc khí ngoài trừ bên trái, suýt nữa thăng thiên.
Về sau Thiên Đình đóng cửa toàn bộ, mọi đạo sĩ hay tu sĩ không thể hút linh khí để làm phép, cũng may lúc này Mạc Vấn luyện nội đan nên không cần lo lắng lắm, do thiên đình đóng cửa nên không thể làm mưa và Nam Hải Long Tộc bị Đông Hải Long Tộc cướp mất đồ vật làm mưa nên không thể tạo mưa cho phía nam được, Ngao Chước đến tìm Mạc Vấn nhờ vả việc đến Đông Hải Long Tộc cướp lại đồ vật. Đổi lại là Nam Hải Long Tộc sẽ truyền lại Nhị Muội Chân Hỏa cho Mạc Vấn, Mạc Vấn luyện ra Tam Muội Chân Hỏa, rồi bắt đầu tạo ra phương pháp luyện nội đan để truyền bá cho mọi người.
Về sau Thiên Đình mở ra, Mạc Vấn được triệu tập lên thiên đình để nhận chức nhưng lúc này Thải Y đạo cô xuống trần gian giết vợ của Mạc Vấn là Tần Vân lẫn đứa con, Mạc Vấn nổi điên nhưng không thể đòi Thiên Đình hồi sinh được nên đã dày công luyện đến Nguyên Anh và Đại La Kim tiên đánh cả thiên đình đòi lại, thế nhưng không thể hồi sinh được Tần Vân, nhưng chỉ có thể làm sống dậy 103 ngày rồi ra đi trong nhắm mắt. Về sau Mạc Vấn tìm đến Khổng Tước Vương để đàm luận và quyết định cho giáo lý Phật Giáo truyền bá với điều kiện là có bố mẹ không xuất gia, không có con không xuất gia, có con cũng không xuất gia. Nếu chấp nhận sẽ được truyền bá, và Mạc Vấn được phong chức Kim tiên sau khi chấp nhận Phật Giáo truyền thừa vào trung thổ.
Bàn luận
Ý nghĩa về Đạo Giáo
Mình đánh giá cao truyện Tử Dương này ở chỗ, là sự liên kết thông tin, tuyến tính nhân vật chặt chẽ từ khởi đầu và ở cuối truyện, mà hầu hết các truyện tu tiên khác viết chỉ biết cúi đầu đi về phía trước chứ không ngó ngàng gì khi tạo ra chi tiết và nhân vật để rồi quên bẽn nó đi, hay nói cách khác, nói cho dễ hiểu hơn là ra chương quá nhiều, thiếu chất lượng, thiếu liên kết các chi tiết, chỉ chăm chăm vào đánh nhau, đặc biệt là các nhân vật phụ thì trước đánh giá cao sau thì như con kiến, đồng ý là nhân vật chính của chúng ta khi luyện nâng tầm cao mới, thì các nhân vật từng là đối thủ của nhân vật chính sẽ bị hạ thấp, tuy nhiên bị đánh giá thấp một cách quá đáng như là nhẹ thì đấu không lại, nhẹ thì lu mờ.
Thành thử mình cảm thấy đa số truyện bây giờ như kiểu muốn cho độc giả cái “phê” hơn là mang ý nghĩa nào đó hơn là mang chất lượng cho câu chuyện để mang dấu ấn riêng, đối với truyện Tử Dương, trong truyện, Đạo Giáo được tôn lên làm trọng điểm, mà ở trong truyện nói về sự khó khăn khi phát triển cho đến việc ưu điểm, khuyết điểm của Đạo lẫn Phật, phù hợp hay không phù hợp với người dân, tại sao không phát triển và tại sao lại phát triển mạnh mẽ.
Có vẻ tác giả trông thấy Phật Giáo thời nay suy đồi, đến mức biến Chùa thành nơi kinh doanh và bất mãn về việc tôn giáo ở trong nước bị ném vế là một, lại bị Phật Giáo cướp lấy văn hóa của Đạo Giáo thành của riêng là hai, buôn thần bán thánh là ba – dĩ nhiên tôn giáo nào chả có – và vài điều như bỏ vợ, bỏ con và bỏ bố mẹ để đi tu là không phù hợp với văn hóa trung hiếu lễ nghĩa vốn là truyền thống của người Trung Quốc (có cả người VN nữa) là thứ tư, lại bị lép vế và khinh bỉ thành thử tác giả khá gay gắt phê bình thói hư tật xấu, mặt trái của Phật Giáo mang lại.
Thế nhưng, phê bình là một chuyện, riêng về việc phát triển được hay không mới là quan trọng, có vẻ, Phật giáo có một sức hút khá lớn đối với dân chúng so với việc tu luyện thành tiên của Đạo Giáo, cho nên tác giả phê bình gay gắt thế nào cũng chỉ là ở khuyết điểm mà thôi, chứ không thể lung lay và xoay chuyển được nữa, có một số chi tiết mình đồng tình, có một số thì không, cho nên các bạn đọc cho vui, cho biết là chính. Dù mang ý nghĩa “lấy lại công bằng” cho Đạo Giáo và lấy giáo lý làm trọng điểm để nhân vật chính tu tiên đắc đạo cũng không tránh khỏi nhiều khuyết điểm như các tác phẩm khác.
Hệ thống tu luyện và chiến đấu
Tử Dương mang trọng tâm về Đạo Giáo và ý nghĩa giáo lý, có lẽ tác giả từng nghiên cứu Đạo Giáo mới có thể viết được như cái mình đã nói ở trên, nhưng trong câu chuyện, chỉ xét riêng về hệ thống tu luyện và chiến đấu so với đa số truyện tu tiên thì mình cảm thấy Tử Dương khá là …bèo, mình không biết các bạn suy nghĩ về hệ thống tu luyện và chiến đấu thế nào chứ riêng mình thấy nhân vật Mạc Vấn tu luyện quá dễ dàng, không mấy khó khăn khi trở thành cao thủ, thậm chí đối mặt những trở ngại, khó khăn như ở Đông Hải Long Tộc, bị vây khốn bởi phái Ngọc Thanh, đánh nhau với Long Tộc, cho đến việc đánh lên Thiên Đình cũng quá dễ dàng và không có (nếu có rất ít) kịch tính nào, miêu tả chiến đấu gần như là không mang lại sự hấp dẫn – bởi nhân vật chính quá mức bá đạo, mà quá mức bá đạo thì không mang lại hấp dẫn, cũng giống như bạn chơi game, nếu tự tay luyện nhân vật thì vui và kích thích nhưng một khi đã chơi hack hoặc cheat thì gần như mất vui, thì đối với truyện Tử Dương cũng giống như bạn đang chơi hack vậy – thành ra mình không hề đánh giá cao ở mảnh chiến đấu và hệ thống tu luyện trong truyện Tử Dương này.
Nói đi cũng nói vậy, thì mình đánh giá cao về ở khoảnh khắc ba nhân vật Đông Hải Long Tộc rượt theo Mạc Vấn để lấy lại Xích Mộc, ở chỗ này Mạc Vấn không chơi hack được, mà chỉ có thể chạy, khá là hấp dẫn bởi nếu bạn chơi hack quá nhiều mà không có thua thì quả thực không nên độc sẽ tốt hơn. Đó là cảnh chiến đấu, còn về việc mình thấy ở khoảng đoạn truyện nào hay nhất trong câu chuyện Tử Dương thì mình đánh giá cao từ lúc Mạc Vấn mất nhà cửa và đi tìm Lâm Nhược Trần, rồi tình cờ nhập đạo cho tới việc đầu quân cho nước Tần làm Hộ Quốc Chân Nhân chiến đấu nước Yên là giai đoạn hay nhất trong câu chuyện. Có vẻ sau khi kết thúc làm Hộ Quốc, thì tác giả đuối sức hẳn đi, càng về sau mất hẳn sự kịch tính, gay cấn, chỉ còn lại là sự nhàm chán, mình không phải là fan thể loại quân sự nhưng có vẻ thể loại quân sự và tu tiên kết hợp với nhau tạo ra một giai đoạn rất hay, mà hầu hết các câu chuyện khác không làm được.
Tóm lại
Nhìn chung, nếu như bạn đang tìm kiếm một câu chuyện ổn thỏa mà không quá trọng tâm hệ thống chiến đấu và tu luyện thì với Tử Dương là câu chuyện rất ổn dành cho bạn, nhưng bạn tìm kiếm một câu chuyện có hệ thống chiến đấu và tu luyện, thì quả thực mình cảm thấy truyện Tử Dương không mang lại dấu ấn nào, nếu có dấu ấn, có lẽ chỉ khi khởi đầu cho tới Mạc Vấn từ chức Hộ Quốc Chân Nhân là giai đoạn hay nhất, về sau tác giả đuối hẳn và chỉ viết những tình tiết hết sức nhẹ nhàng, đến mức chúng ta tự hỏi rằng có nên tiếp tục đọc nữa hay không?. Hoặc có thể nói, bối cảnh trong câu chuyện Tử Dương không cho phép được mở rộng hơn về khoảnh chiến đấu và hệ thống tu luyện.
-mang ý nghĩa về Đạo Giáo trong thời kỳ bị đàn áp, bị Phật Giáo lép vế và bức hại cũng như mang ý nghĩa sự tiêu cực thái quá của Tiểu Thừa mang lại.
-câu chuyện khá nhẹ nhàng
-hệ thống tu luyện tuân theo Đạo Giáo
-hệ thống tu tiên xen kẽ thể loại quân sự
-mang ý nghĩa về tình cảm nhân vật chính
-mang tư tưởng cả nho giáo và đạo giáo
-tuyến tính nhân vật phụ, chính, quá khứ và hiện tại được xen kẽ chứ không hề bị bỏ lơ như các câu truyện khác
-hệ thống tu luyện quá dễ dàng, gần như nhân vật chính chỉ cần tu luyện mà không gặp trắc trở gì, một phát lên đỉnh cao thay vì khổ cực như các truyện khác.
-truyện chỉ hay ở đầu truyện cho tới khúc nhân vật Mạc Vấn từ chức Hộ Quốc Chân Nhân, càng về sau quá mức nhẹ nhàng và dễ dàng, gần như không tạo ra dấu ấn nào như đầu câu chuyện mang lại.
-nhân vật chính Mạc Vấn đi theo con đường bùa chú nhưng thực sự không mang trọng tâm, chỉ có vài chiêu như Lôi Điện, triệu hồi tứ đại thần thú và hỏa công là hết, trong khi đó có thể có rất nhiều sự phát triển cho con đường bùa chú này.