ngôn tình, linh dị
Độc Hành Nhân
Ninh Phồn Di nhớ lại lúc cô năm tuổi, không hiểu sao có một bà đồng từng nói rằng
"Cô bé này chỉ có một nửa linh hồn, một nữa còn lại đã bị thất lạc. Trước khi về được nhà chồng, nhất định phải cẩn thận. Nếu không...e là nửa linh hồn này cũng bị người ta lấy mất!"
- ----
Cô biết tính tình của mình không tốt, có thể nói là kì quặc, ương bướng, rất dễ đắc tội người khác... Vậy mà cô vẫn có thể làm được ảnh hậu.
Cô có một người bạn trai là bác sĩ pháp y và khối tài sản kếch xù. Sau khi cãi nhau với người cha và mẹ kế ở Pháp, cô bèn chi ra một đống tiền mua lại một căn nhà hoài cổ tứ hợp viện ở thành phố Trùng Khánh.
Trên chuyến bay lúc nửa đêm quay về Trung Quốc, cô nằm mơ nghe thấy một giọng nói kì quái, sau đó ở viện pháp y gặp một chiếc băng cát xét cũ phát bài hát kỳ quặc.
Sau khi dọn về căn nhà tứ hợp viện đó, một loạt những chuyện ma quái xảy ra. Lúc đã không còn chịu đựng nổi nữa, cô quyết định đào sâu quá khứ, vén lên tấm màn rùng rợn, sự thật về bộ giá y kia.
Bộ ngôn tình chứa đựng linh dị xàm quần nhất mà mình từng đọc, không chỉ nữ chính não tàn, vừa bị khùng, vừa điên, thì xử lý tình huống cũng não tàn và các tình tiết rất vô lý đến mức mà mình cảm thấy câu chuyện của tác giả sáng tác như tuổi 16, tức là truyện mấy bạn tuổi teen viết truyện rất rất rất … tệ.
Nội dung
Câu chuyện kể Ninh Phồn Di là một bạch phú mỹ, làm nữ diễn viên, nhưng chỉ có nửa linh hồn, còn nửa linh hồn còn lại là Bắc Cung Phồn Di, linh hồn oán hận do cuộc tình không mong muốn gây ra, phải chi nội dung có sự kịch tính hay là cái gì đó thật ghê gớm, nửa linh hồn dọa linh hồn còn lại, nói đứa này yếu đuối thế này thế kia, cuối cùng thì chẳng làm được gì ngoài dọa nữ chính của chúng ta là Ninh Phồn Di.
Sau đó, tác giả cho hẳn cái Bắc Cung Phồn Di và Thanh Phù (bạn trai của Ninh Phồn Di tên là Cảnh Dã) đấu nhau ngay ở khúc đầu – mà về sau thì chẳng có con mẹ gì đấu đá nhau như trên phim kiếm hiệp hoặc ít nhất là là năng lực phù phép gì gì đó như khúc miêu tả Bắc Cung Phồn Di dùng thần thú, còn Cảnh Dã thì dùng phép giết chết thần thú, cuối cùng thì chẳng có phù phép, chẳng có thần thú, cũng chẳng có cái gì ngoài dọa nạt nữ chính, để rồi chúng ta tự hỏi rằng, đoạn đưa thần thú và bùa chú vào trong câu chuyện để làm gì? Nó quá mức thừa thãi đến mức chẳng khác gì bọn con nít 10 tuổi viết truyện cả. Một sự nghịch lý ở đây nữa là, nếu như cuộc đấu đá Bắc Cung và Thanh Phù là một kiểu ký ức, thì Phồn Di rơi vào đó tìm hiểu cũng là đương nhiên, có điều, nữ chính rơi vào đó chỉ là quan sát thôi thì có liên quan gì tới việc Thanh Phù chống đỡ dùng và cản đường Bắc Cung để nữ chính thoát thân? Chẳng khác gì đưa nữ chính vào thế giới họ đang đấu nhau, như quay lại thời gian, chợt tỉnh ngủ lại thì mình chẳng hiểu cái logic của truyện là như thế nào. Tác giả miêu tả cảnh đó hoành tráng bao nhiêu thì về sau Bắc Cung chỉ kiểu dọa nạt này nọ cho nữ chính đái ra quần là hết chứ chẳng làm ăn con mẹ gì, thề là mình méo hiểu nổi tác giả có loại suy nghĩ gì mới có thể viết ra được truyện ngáo đá này.
Một tình tiết khác nữa là Cảnh Dã và kiếp trước Thanh Phù đang hợp nhất lại với nhau, mà bà đồng đến để cảnh cáo là không nên đến, bởi anh ta cần thời gian, cũng như đấu đá với Bắc Cung Phồn Di, ấy thế mà con nữ chính não tàn đến nhà anh ta để … làm rõ, mà chẳng biết làm rõ đéo gì ngoài đến cản đường, nào là tôi nhớ anh, nào là phải làm cho rõ chuyện ABC, cản đường cho đã rồi nhân vật nam chính quốc dân của chúng ta hết hợp nhất hồi nào không hay, rồi nữ chính của chúng ta gặp chuyện bất trắc trong phòng tắm, rồi bà mẹ Bắc Cung làm hại không được xúi dại thằng quắc con do mình đẻ ra ám hại nữ chính, sau đó nam chính đến đinh giết hại thì nữ chính tức quá đòi chia tay.
Nữ chính quốc dân não tàn đau buồn vì cuộc chia tay nên trở về nhà, thì thấy cả gia đình gồm có ba người, bị ma nữ Bắc Cung ám nên sợ quá đòi cả ba người chạy ra ngoài đường, đòi cho đã rồi thì vô tình lao vào dòng sông, nữ chính với ma nữ thảo luận trao đổi là ám hại Cảnh Dã, cuối cùng thì cả ba người kia trở về hotel – khúc này buồn cười vờ lờ, thà ở nhà cho xong, ra ngoài gây thêm phiền phức – xong bị ma nữ lừa đâm vào Cảnh Dã, cái Cảnh Dã kiểu lừa gì gì đó – do khúc này mình ức chế quá nên đọc lướt nên ma nữ cũng bị lừa – xong ma nữ chịu đầu thai. Xong hết truyện.
Tình tiết diễn ra quá nhanh và vô lý
Phải nói là tình tiết quá nhanh và quá mức vô lý, nếu truyện Ngôi Làng Cổ Đại là một kiểu truyện có tình tiết tua nhanh quá mức, càng đọc càng chán, càng đọc càng muốn chửi x3 lần cho bỏ tức. Lễ Tế Mùa Xuân là câu chuyện dở tệ nhất trong thể loại trinh thám thì đối với Tân Nương Là Nữ Quỷ lại là truyện ngôn tình xàm quần nhất, dở tệ nhất trong truyện cả Ngôn lẫn Linh Dị.
Kinh dị không thấy đâu, đã thấy cục tức vào bụng
Mình phải thừa nhận rằng, Tân Nương Là Nữ Quỷ mang lại cho mình khá tức cười, hầu như kinh dị, rùng rợn, không thấy, đã thấy nhiều cái tởm lợm như nữ chính não tàn, xử lý câu chuyện như hạch, biết căn nhà mới mua có vấn đề vẫn cứ ở trong đó, sau đó xảy ra lắm chuyện thì đổ lỗi cho ma nữ, tay không đấu với ma v.v… cũng đủ cho mình buồn nôn không dám đọc lại lần hai.
-đọc giải trí tốt
-dành cho mấy cô nhóc mê ngôn tình dưới 16+
-quá nhiều tình tiết vô lý và thừa thãi, như:
+nữ chính não tàn mà còn đi làm phiền nam chính quốc dân, nữ chính biết bản thân não tàn thì cứ để cho người có chuyên môn giải quyết, còn bày đặt tự đi giải quyết này nọ gây ra biết bao nhiêu rắc rối cho người ta
+xuất hiện thần thú thượng cổ và pháp sư đấu với nhau, nếu là huyễn ảnh thì không nói làm gì, cứ như nữ chính xuyên không trở về quá khứ, tương tác suýt nữa bị giết. Chẳng hiểu nổi tại sao tác giả đưa vào tình tiết này vào, cuối cùng con ma nữ tàn phế chẳng làm ăn được gì ngoài cái tình tiết triệu hồi quái thú thượng cổ rồi hết.
+kêu gọi mấy con quỷ vô ám cả căn phòng của gia đình nữ chính nhưng không ra tay, nhưng cuối cùng cả xe gia đình của nữ chính tự tông vào dòng sông, chẳng hiệu mấy con mặt quỷ kia xuất hiện để làm gì?
+vai trò của bà đồng cứ tàn phế, chẳng có cái quái gì.
+vai trò của ma nữ xuất hiện oai phong lãm liệt bao nhiêu - tưởng chừng không thể trị được - ai ngờ tới phút cuối cũng chẳng làm trò trống gì ngoài dọa người, chiếm xác, tạo ra ảo cảnh, rồi không làm gì nổi nữa.
-nhân vật nữ chính đi phá làng phá xóm
-nhân vật nữ chính quá nhiều tiền, ảo tưởng
-gia thế khủng, nhưng cũng chẳng làm gì được
-triết lý gia đình hơn cả tình yêu, uh thì đúng thế thật nhưng lại đưa vào ngữ cảnh trời ơi đất hỡi.
-tình tiết tua quá nhanh
-diễn biến quá nhanh
-nam chính có một sức chịu đựng cực kỳ khủng với nữ chính, như thể nữ chính hành xác cả tinh thần lẫn thể xác với nam chính
-nữ chính vô duyên vl trong số trường hợp