![Review Minh Hôn (Cưới Ma) minh hôn](https://thitranbuontenh.com/wp-content/uploads/2017/10/cuoi_ma_cover-1.jpg)
Kinh Dị
“… Dù cùng ai người nguyện cầu vĩnh viễn,
Sau vĩnh viễn người lại thuộc về anh.
Dù người hẹn với ai cả lai sinh,
Thì kiếp này cũng cho anh kỉ niệm.”
Có những câu chuyện kinh dị ám ảnh người đọc vì câu từ, hình ảnh miêu tả, tình tiết v.v… và có những ám ảnh đến từ sự khơi gợi điểm tối trong bản thân mỗi con người, cùng cái vòng lẩn quẩn mãi không chấm dứt. Cưới Ma là một câu chuyện như thế.
Mở đầu với những tình tiết rất đỗi đời thường của nhân vật nữ chính Lục Lục nhưng lại gây ra sự căng thẳng mơ hồ về các mốc thời gian trùng lặp và những tưởng tượng “có căn cứ” của Lục Lục. Và rồi câu chuyện dẫn ta về thời điểm mà bạn trai của Lục Lục, Chu Xung, tìm ra tấm ảnh “Cưới Ma” trong thùng rác máy tính - thời điểm khởi đầu cho mọi sự bất thường như đã được dàn xếp.
Câu chuyện đưa người đọc vào hết vòng luẩn quẩn này sang cái vòng luẩn quẩn khác mà không thể tìm được cách thoát ra, từ đầu đến cuối truyện. Người đọc sẽ được tác giả dẫn vào trong những bí mật, và thậm chí gần như sắp phát điên cùng với nhân vật Khúc Thiêm Trúc khi cứ lặp lại trật tự bí ẩn của con số 142857 mà không thể tự nghiệm ra bí mật nào sẽ đi cùng trong dòng số ấy, và cả với tình tiết đang chờ đón phía sau.
Điền Phong – nhân vật trung tâm của câu chuyện này – mang hình thể con người, nhưng về bản chất là một sinh vật kỳ bí nào đó mà ta không thể tưởng tượng được. Anh ta cũng khát khao yêu thương và được yêu thương. Anh ta làm tất cả mọi chuyện chỉ để an ủi tâm hồn đã bị nhuốm đen của mình. Để rồi lúc nào anh cũng phải lựa chọn cho chính bản thân kết cục tiêu cực nhất.
Người đọc có thể có được những cảm giác rờn rợn và thậm chí ám ảnh qua ngòi bút của Chu Đức Đông. Thật giả lẫn lộn, không phân biệt đâu là âm, đâu
Nói chung đây là truyện ổn của tác giả Chu Đức Đông, mặc dù kết cục hơi nhạt và mở. Sự mở đầu câu truyện khá hồi hộp, gay cấn làm ta liên tưởng đến tâm linh, làm mình ấn tượng tí xíu – mặc dù là hơi miên man, cũng như đem nhiều tình tiết hầu như … không liên quan vào chỉ để kéo dài sự mở đầu của nó, cũng như những tình tiết ấy chỉ để đánh lạc hướng cho người đọc càng thêm liên tưởng đến vụ việc xảy ra chỉ có ở thế giới tâm linh. Cũng vì thế mà nó không làm cho người đọc ấn tượng và cũng là điểm trừ sau này đã đọc hết.
![](https://www.facebook.com/images/emoji.php/v9/fce/1/18/1f642.png)
Dù vậy, mình cũng đánh giá cao về nhà văn Chu Đức Đông cố gắng làm cho người đọc hồi hộp trong đoạn miêu tả rõ nét hay “bắt” người đọc quay dòng ngược thời gian rồi dần nhận ra sự kinh dị hay biến thành sự hồi hộp và cùng nhau khám phá. Chính vì điểm nổi bật này hơn tất cả đại đa số nhà văn đến từ Trung Quốc (hoặc cả Việt Nam cũng vậy), mà hầu như không thể tạo dấu ấn gì cho người đọc, chính vì điều này (mặc dù chê tác giả Chu Đức Đông thêm thảm nhưng mình vẫn thích nhà văn này hơn) mà mình đánh giá cao vì lối văn phong ấn tượng, triết lý cũng như truyền tải thông điệp cho người đọc.
Hình như đại đa số các nhà văn Trung Quốc rất thích viết về các “thế lực hắc ám” quái vật hoặc trinh thám hơn là thế lực ma ám (mà có viết thì rất .... là nhảm). Rất khác với văn học của Nhật Bản. Hoặc cũng có thể họ chỉ có thể sáng tác được tới mức đó cũng nên, ít khi nào mình thấy tác giả TRung Quốc đưa ra một câu chuyện tâm linh đặc sắc nào, nếu có đi nữa, về lối chuyện kinh dị tâm linh, thì chẳng ai có thể đi tới nơi tới chốn về kinh dị tâm linh được. Cùng lắm thì cũng chỉ mức ban đầu kể tâm linh cho ghê ghê, về sau trong câu chuyện thì chỉ toàn là “vớ vẩn” và “quái vật” như trong thể loại truyện “Tiên Hiệp” đấu đá với nhau.