trinh thám, bách hợp
Năm Thiên Hán thứ nhất, Vu Lăng Quỳ - một thiếu nữ quý tộc ở thành Trường An lần đầu tới thăm Vân Mộng Trạch, thế rồi những quan điểm mà nàng đưa ra đã khiến gia tộc họ Quan từng chấp chưởng việc tế bái quốc gia của nước Sở - phải chấn động. Vì nối tiếp quy củ đời đời, là một trưởng nữ - Vu Lăng Quỳ phải trở thành “Vu nhi” chủ trì việc tế bái trong gia tộc, cả đời không được lấy chồng. Trong chuyến đi lần này, quan hệ giữa nàng và ái nữ Quan Lộ Thân của gia tộc họ Quan luôn căng thẳng bất hòa. Trong khi đó, những vụ án mạng đột ngột xảy ra liên tiếp khiến Quan Lộ Thân càng thêm nghi ngờ - phải chăng kẻ ngoại tộc Vu Lăng Quỳ chính là ngọn nguồn của mọi cơn ác mộng.
Rốt cuộc ai mới là hung thủ thực sự đứng sau tất cả? Rốt cuộc động cơ của hung thủ là gì? Liệu động cơ ấy có liên quan tới việc tế bái thờ phụng, hay có liên hệ với vụ huyết án của gia tộc họ Quan bốn năm về trước? Đánh cược bằng danh dự của cả gia tộc mình, Vu Lăng Quỳ quyết tâm tìm ra kẻ thủ ác…
Đầu năm đầu tháng vớ phải quyển truyện “trinh thám” Lễ Tế Mùa Xuân nhưng thực tế thì nội dung chứa 8 phần kiến thức cổ học, triết học, nói chung là truyền bá văn hóa Trung Quốc là chính, còn 1.5 phần tình cảm bách hợp và 0.5 trinh thám.
Nội Dung
Nói vậy thì có phần quá đáng, nhưng thực sự mình cảm thấy xuyên suốt nội dung thì việc phá án chỉ khởi đầu về vụ án gia đình của nhân vật Quan Nhã Anh, giữa là vụ án của Bạch Chi Thủy và cuối cùng là các nhân vật nữ còn chết gần hết, cuối cùng suy luận tổng thể rồi lòi ra hung thủ, cứ như chỉ cần phán đoán rồi xong chứ không cần động tay động chân để điều tra thêm cái gì nữa, y hệt như truyện Late của Steven King, mang tiếng là trinh thám nhưng toàn miêu tả lê thê và kinh dị chứ chẳng thấy trinh thám nào cả.
Có người nói truyện Kasha của Miyuki Miyabe cũng mang tính chất truyền tải kiến thức về lỗ hổng kinh tế cho vay nặng lãi và lấy đề tài ấy làm trọng tâm của câu chuyện đấy thôi, hẳn nhiên bạn chưa thật sự hiểu rằng tác giả Miyuki Miyabe lấy đề tài ấy làm trọng tâm khác hẳn với việc truyện Lễ Tế Mùa Xuân lấy thuật tế bái và cổ học làm trọng tâm là Miyuki Miyabe có thể điều tiết tình tiết đẩy vụ việc phá án lên hàng đầu chứ không hề lấy cái việc kiến thức chiếm trọn 8 phần nội dung liên quan tới cái là lễ bái, xong rồi là tình chị chị em em nghi ngại nhau, khóc lóc xích mích, ngược luyến tàn tâm – thực tế mình cảm thấy tác giả như đang cố tình làm vậy để lấy nước mắt của độc giả nhưng thực sự mình cảm thấy nó quá tệ, có thể tác giả nhắm vào độc giả có trái tim yếu mềm và thuộc loại dân “Bách Hợp” là chính chứ không hề nhắm tới độc giả trinh thám, hoặc là chủ nhân với nô tài rồi xong xuôi.
Điều đó khiến cho mình cảm thấy chỉ muốn đọc nhanh cho xong hoặc tệ hơn chính là muốn bỏ hẳn, nhưng bỏ rồi thì lại cảm thấy uổng công bỏ thời gian ra đọc nên cố gắng đọc cho hết.
Mình biết là tác giả theo trường phái Bản Cách cổ điển của trinh thám, nhưng cho dù theo trường phái nào đi nữa, ít nhất là sắp xếp các tình tiết, đặc biệt là nhồi nhét các kiến thức (bất kể kiến thức nào) thì ắt hẳn phải cân bằng giữa trinh thám và kiến thức ấy, nếu không, thì hẳn nhiên đó không phải là truyện nữa, mà là một câu chuyện viết về nhân vật tự phụ về việc đầu óc của mình hơn là đi phá án.
Đối với việc đem Kinh thư, cổ học, lễ bái vào trong truyện trinh thám là một kiểu lạ lẫm đối với tác giả – và mình cũng cho là như vậy – nhưng xuyên suốt truyện, bàn luận về vụ việc phá án thì quả thực mình cảm thấy tác giả nên viết hẳn một kiểu dạng nhân vật đối đáp liên quan tới kiến thức đó chứ đừng lôi việc phá án vào để rồi bản thân tác giả bảo đó là thể loại mới, hiện tượng mới gì đó xưa nay chưa từng có ai làm, bởi bản chất câu chuyện bàn luận kiến thức cổ học chẳng dính dáng thì tới vụ án – nói vậy thì quá đáng với tác giả lắm, nhưng vì hung thủ chỉ quá lậm kiến thức mà đi giết người, khuyên ngăn nữ chính thì nó quá dở hơi và chẳng phải là động cơ chính đáng để đi giết người cả. Thậm chí tác giả đã miêu tả nữ chính Vu Lăng Quỳ là một thiếu nữ thông minh và học vấn cao, tuy nhiên hung thủ đang còn giết người và sẽ tiếp tục sẽ diễn ra lại không hề suy ra được ai là hung thủ, mà trước đó ngay từ đầu, tác giả viết Quỳ đã nói chính xác ai là sát hại người nhà của Quan Nhã Anh, điều này làm cho người đọc quá mệt mỏi và phi logic hơn là trường phái Bản Cách đã đòi hỏi.
Còn về chuyện tình Bách Hợp, thông thường thể loại Bách Hợp (cả Đam Mỹ cũng vậy) sẽ chỉ có thể giới của phụ nữ đó và người đàn ông chỉ xuất hiện làm nền hoặc là phản diện là chính, tuy nhiên, trong truyện Lễ Tế Mùa Xuân, cái tình cảm ấy chỉ nói là khi sống thì mập mập mờ mờ đúng nghĩa đen, tới khi chết thì bảo là tình yêu, yêu nhau gì gì đó, chả hiểu tác giả nghĩ ra sao có thể làm vậy, người đọc như mình chẳng thích thể loại trong tối ngoài sáng như vậy, cứ như làm vậy có thể làm cảm động gì gì đó chẳng hạn, đáng tiếc, cảm động chưa thấy đã thấy chị em cãi lộn như hai ba con vịt cãi lộn nhau.
Tóm lại
Nói chung là mình không thích quyển Lễ Bái Mùa Xuân này, phần lớn là do việc đem kiến thức vào nội dung truyện thuộc thể loại trinh thám, đến mức chiếm trọn tám phần nội dung thì quả thực khiến người đọc bội thực kiến thức hơn là độc giả đã mặc định bản thân đang đọc trinh thám. Còn về mức độ trinh thám, nhân vật chỉ đứng một chỗ để suy tưởng về hung thủ, đây là hình thức có thể đứng ra lập luận ai là hung thủ, nhưng cái đất diễn trinh thám ấy gần như bị nội dung kiến thức cổ học lấn áp, cảm tưởng trinh thám chỉ là cái vỏ bọc cho việc truyền bá văn hóa Trung Hoa hơn là dùng làm nền cho truyện trinh thám.
Còn về chuyện tình cảm, mình cảm thấy nó như một mớ cám lợn, không hơn không kém, bởi vì tác giả cố tình lập lờ tình cảm, tới khi chết, dùng phương pháp ngược luyến tàn tâm để lấy nước mắt của độc giả hơn là tình yêu thật sự, cũng như việc đó làm mình cảm tưởng rằng tác giả lấy thể loại Bách Hợp để lôi kéo độc giả của thể loại Bách Hợp hơn là thật sự lấy tình cảm Bách Hợp làm phụ nhưng sự thật là nó quá mập mờ đến mức khó chấp nhận.
-truyền tải kiến thức lễ bái và văn hóa Trung Hoa
-chuyện tình Bách Hợp thích hợp cho những fan Bách Hợp
-ngoài ra thì ... chẳng có gì nổi trội cả
-tuy nhiên, nhồi kiến thức thì quá nhiều, thậm chí làm cho cả việc phá án bị lu mờ, 8 phần kiến thức 1 phần bách hợp và 1 phần trinh thám, nói vậy cho các bạn dễ hiểu hen
-trinh thám bị lu mờ, đến mức chỉ đứng một chỗ thôi cũng đủ phá án mà không cần đến hiện trường, hoặc đến hiện trường cho có lệ sau đó là nói lải nhải lảm nhảm là chính
-nói chung đây không phải là bộ trinh thám, nói cách khác nó là tập sách kiến thức hơn là tập truyện phá án
-phá án tìm ra hung thủ thì ít mà nói thì quá nhiều, tình chị chị em em lại cãi nhau tùm lum tùm la, đúng như vịt trời cãi lộn nhau á