tâm lý xã hội, trinh thám
Giai Điệu Dưới Tầng Hầm mô tả một vụ tổ chức cướp sòng bạc được thực hiện ly kỳ và đầy nhân tính. Hai vai chính trong truyện là hai con người gần như hoàn toàn trái ngược nhau: Karl Heisler, người chủ mưu vụ cướp, gần suốt cả một đời vào tù ra khám và khi mãn hạn lần cuối thì đã năm mươi lăm tuổi với đôi bàn tay trắng. Yêu người vợ chung thủy già hơn tuổi vì quá nghèo khổ, thương đứa con trai độc nhất bị suy dinh dưỡng vì không đủ ăn, ông chỉ còn mơ ước thực hiện một vố thật lớn rồi giải nghệ để làm lại cuộc đời. Leeon Bertuzzi, chủ nhân sòng bạc, suốt hai mươi lăm năm phục vụ đắc lực cho "Nghiệp đoàn" không một lần sai sót để rồi bị cấp trên dùng một tay phụ tá trẻ loại trừ dần, tên này ngang nhiên cướp đoạt cả người vợ mà ông ta yêu hơn bất cứ gì trên đời, khiến ông ta chỉ còn cách âm mưu hạ sát kẻ thù, dù sau đó phải trả giá bằng cái chết...
Đang chán đọc nên tìm rất nhiều truyện khác nhau để đọc nhưng lại không đọc vô, tình cờ vớ được quyển Giai Điệu Dưới Tầng Hầm thì thấy khá ngắn nên cố gắng đọc cho hết, dù cứ bị ngắt quãng liên miên không ngớt, nhưng ít nhất là có thể xâu chuỗi được các vấn đề trước đó. Haha.
Nội dung
Đọc tác phẩm Giai Điệu Dưới Tầng Hầm thì mình chẳng biết nó là thuộc thể loại trinh thám hay là tâm lý xã hội nữa, dù vậy mình vẫn thấy nó kiểu thuộc loại tâm lý nhiều hơn là được gắn mác trinh thám so với các thông tin ở trên mạng, vì trong tác phẩm phản ánh vấn đề xã hội nhiều hơn, đồng thời nói về việc tệ nạn cờ bạc, mặc dù xuyên suốt câu chuyện không hề nhắc đến nạn nhân phá gia bại sản, chỉ là thông tin số tiền bị đánh cắp bởi tay cướp lâu năm và nhân vật còn lại là chủ sòng bạc đang lèo lái lâu năm đang trong giai đoạn sắp bị cho về vườn bởi ông trùm đề cử nhân vật thay thế. Thế là câu chuyện “drama” xảy ra.
Cái đánh giá và sáng láng nhất của câu chuyện là tình huống xử lý của Léon chuẩn bị bắn vào thằng oắt con đã cướp vợ và đang chuẩn bị cướp địa vị của lão, mặc dù lão đã gần 60 tuổi và sắp bị ra rìa hoàn toàn, thực tế lão cũng biết như thế, nhưng trong bấy lâu năm, lão luôn trung thành với thằng cha ở cấp trên, đến mức không hề sai sót nào trong công việc nhưng lại bị cho ra rìa là cái cảm giác tức giận, như một con chó luôn trung thành với chủ lại sắp sửa lên bàn nhậu của chủ là cái cảm giác khó chịu và lão chỉ biết đổ lỗi lên đầu của thằng oắt con kia mà thôi.
Quay trở lại vấn đề mình muốn nói là, thằng oắt con từ thang máy đang chuẩn bị xuống dưới thì nhà văn John Trinian đã miêu tả cảm xúc của lão, chuẩn bị rút súng ra ngắm vào thằng oắt kia và bắn, là giai đoạn mình đọc cảm thấy rất hồi hộp nhất trong câu chuyện, tiếp đến là giai đoạn Karl Heisler cùng với hai người còn lại chạy thoát với số tiền và một chai rượu độc, trong sự trốn thoát này, chúng ta sẽ đọc dòng cảm xúc của cả ba người, rồi đón nhận cái số phận của họ ra sao theo kiểu plot twist và như Léon nói, nếu họ không uống có nghĩa là họ sẽ chiến thắng chúng ta. Đây là dòng cuối câu chuyện khiến cho mình cảm thấy rất hào hứng và hồi hộp như đón nhận các sự kiện sắp tới nhưng lại đón nhận cái kiểu plot twist, tự cho người đọc suy đoán họ sẽ chết hay là còn sống?
Văn phong
Do mình đọc bản trên mạng, nên không biết thông tin người dịch là ai, nhưng nhìn chung người dịch khá mượt, cũng như câu chuyện không quá nhiều lan man, đúng trọng tâm và tác giả viết không quá nhiều “tâm trạng” cho nhân vật, vừa đủ cho chúng ta phải hồi hộp, hiểu cảm giác của nhân vật ở trên đỉnh cao đang rơi xuống đất bởi thằng oắt con và nhân vật đã cướp được tiền nhưng vẫn còn hiểm nguy tiềm tàng mà phải suy đoán lung tung, đúng như kiểu đi nước đôi là nếu thích cho nhân vật chết thì chúng ta cứ nghĩ hắn sẽ chết, còn nếu muốn thì sẽ sống, rồi chiến thắng bởi bọn phạm tội được “hợp pháp” hóa bởi chính quyền.
Mang tính đề tài xã hội
Chả có gì liên quan đến tính chất xã hội trong tác phẩm, chỉ duy nhất tác giả John Trinian nhắc đến chính là sòng bạc mang đến siêu lợi nhuận và số tiền kiếm ấy là bất hợp pháp, dù anh có cướp rất nhiều số tiền nhưng chạy sang tiểu bang khác – có nghĩa là tiểu bang mà nơi sáng lập ra sòng bạc và các nhân viên chính quyền được mua chuộc, quản lý dưới nghiệp đoàn, nên nếu tội phạm cướp sòng bạc vẫn còn ở phạm vi nơi đó thì có nghĩa sẽ bị công an tóm gọn với danh nghĩa là cướp tiền nhà hàng hoặc đại loại các danh nghĩa khác, còn chạy sang nơi khác thì sẽ không thể mua chuộc các nhân viên chính quyền được, nếu tố cáo là anh cướp tiền ở nơi khác có khi cả những nhân viên sở tại nơi “nghiệp đoàn” và các nhân viên chính quyền từng dính líu sẽ đi tù mọc gân.
Đó là những gì tác giả đang nhắc đến, các số tiền làm ăn bất hợp pháp nhưng giả danh “hợp pháp” là thời sự mà ông muốn nhắc đến trong câu chuyện, duy nhất, nảy ra ý tưởng cướp của tay kẻ bất lương này sang bất lương khác, dù cướp cũng chẳng phải thiện lương gì, nhưng ít nhất trong trường hợp cướp của kẻ bất lương lại là thứ “không mang tội” cả lương tâm lẫn pháp luật.
Tóm lại
Đây là truyện đáng để đọc trong lúc rảnh rỗi và nó không mang tính xã hội quá nặng nhưng cũng vừa đủ để nói lên điều cần nói, đạo đức, nhân văn và tác giả như đã nói “chỉ cướp từ kẻ bất lương này sang kẻ bất lương khác” (trong đoạn truyện Karl Heisler đã tự an ủi bản thân hắn như vậy khi đã cướp xong và nắm giữ số tiền rất lớn), cũng như đi nước đôi là plot twist cho nhân vật Karl Heisler và đồng bọn khi đã chạy xa phương trời, để lại hai con người ở dưới tầng hầm đang hấp hối, với oán thù cuối cuộc đời. Để cho độc giả tự phán xét nên sống hay đã chết.
Liên kết nội bộ
- Tags – Bản đồ
- Author – Tác giả
- Members Directory
- Diễn đàn: Hướng dẫn
- Diễn đàn
- Thị Trấn Buồn Tênh | Nhóm Facebook
- Review Phim Kinh Dị
- Review Truyện
Bài viết cần biết
-mang đặc tính thời sự lúc bấy giờ xã hội lúc bấy giờ là cờ bạc, khiến cho nhiều gia đình phá gia bại sản.
-văn phong gọn gàn, lôi cuốn và đầy kịch tính cho tới giây phút cuối cùng
-dịch mượt mà không hề vấp phải câu cú nào
-diễn tả tâm lý từng nhân vật
-tiểu thuyết ngắn
-chỉ tập trung vào tâm lý từng nhân vật
-thế giới quan chỉ xoay quanh vài người
-mang tính chất làm ăn "mafia" nhưng thực chất lại chẳng phải kiểu như có tố chất như câu chuyện của "Bố Già"|