Mục lục
- 1 Giải độc “Thủy Hử Truyện” Bài 1: Một số ngộ nhận cần được làm rõ
- 2 2. Tất cả những anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc đều võ nghệ cao cường và trượng nghĩa.
- 3 3. Tất cả 108 anh hùng Lương Sơn Bạc đều bị quan lại và triều đình áp bức nên phải làm thảo khấu.
- 4 4. Anh hùng Lương Sơn Bạc chuyên cướp của người giàu chia cho người nghèo:
Giải độc “Thủy Hử Truyện” Bài 1: Một số ngộ nhận cần được làm rõ
“Thủy Hử” hay “Thủy Hử Truyện” của Thi Nại Am được đánh giá là một trong tứ đại kỳ thư cổ đại Trung Quốc kể về cuộc nổi dậy chống lại triều đình của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc với những nhân vật hết sức quen thuộc với độc giả Trung Quốc lẫn Việt Nam như Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm, Lâm Xung, Tống Giang…
Tuy nhiên, có quá nhiều ngộ nhận về tác phẩm này khiến cho giá trị của nó bị hiểu sai lệch một cách cố tình và bị lợi dụng. Điều này xảy ra vì một số lý do:
a. Rất nhiều người chưa hề đọc hết cả bộ Thủy Hử mà chỉ nghe kể qua hình thức kể chuyện dân gian về các nhân vật nổi bật.
b. Nhiều nhà phê bình văn học cố tình phân tích tác phẩm theo hướng xuyên tạc vì mục đích chính trị, làm sai lệch tinh thần nguyên thủy của bộ truyện.
b. Nhiều nhà phê bình văn học cố tình phân tích tác phẩm theo hướng xuyên tạc vì mục đích chính trị, làm sai lệch tinh thần nguyên thủy của bộ truyện.
c. Các tác phẩm điện ảnh giải trí ăn theo đã thêm thắt khá nhiều tình tiết cho phù hợp với thị hiếu của khán giả.
Là một người vốn đã từng yêu thích bộ tiểu thuyết này và nghiên cứu nghiêm túc về Thủy Hử cũng như những tác phẩm có liên quan như “Hậu Thủy Hử” và “Đãng Khấu Chí”, tôi muốn đưa ra một số luận điểm của mình về tác phẩm này để mọi người hiểu rõ ràng chính xác hơn về giá trị đích thực “Thủy Hử” cũng như giá trị tuyên truyền mà người ta cố tình gán ghép áp đặt cho nó.
Các bạn nào chưa từng đọc hết bộ truyện hay chỉ đọc sơ sơ, hiểu sơ sơ miễn bình luận lung tung. Bạn nào thực sự đã đọc đã nghiên cứu và tìm hiểu kỹ, rất hoan nghênh đón nhận ý kiến đóng góp.
Trước hết để hiểu rõ được tinh thần của Thủy Hử, chúng ta phải thoát ra khỏi những ngộ nhận mang tính mặc định sau:
1. Thủy Hử là một cuộc khởi nghĩa nông dân chống áp bức phong kiến.
Đây là ngộ nhận lớn nhất mà các nhà phê bình văn học thời cộng sản ở Trung Quốc cố tình khiến người đọc bị dẫn dắt một cách có chủ đích. Chủ nhân đầu tiên của Lương Sơn Bạc là Vương Luân, một tú tài thi rớt phẫn chí bỏ đi làm cướp.
Bọn đầu lĩnh đầu tiên theo Vương Luân lên Lương Sơn như Tống Vạn, Đỗ Thiên và Chu Quý đều là dân buôn, có chút võ nghệ, bỏ nghề làm thảo khấu. Sau đó, bọn Triều Cái bảy người bày mưu cướp lễ vật Hoàng Nê Cương rồi kéo nhau lên Lương Sơn và mượn tay Lâm Xung giết chết Vương Luân chiếm Lương Sơn Bạc. Cả bảy người bọn này và Lâm Xung đều không phải là nông dân:
a. Thác Tháp Thiên Vương Triều Cái thủ lĩnh của nhóm là một địa chủ có thể lực ở thôn Đông Khê.
b. Trí Đa Tinh Ngô Dụng quân sư của nhóm là một thầy đồ trong làng.
c. Nhập Vân Long Công Tôn Thắng là một đạo sĩ.
d. Xích Phát Quỷ Lưu Đường là một tay cướp cạn chuyên nghiệp.
c. Nhập Vân Long Công Tôn Thắng là một đạo sĩ.
d. Xích Phát Quỷ Lưu Đường là một tay cướp cạn chuyên nghiệp.
e. Ba anh em họ Nguyễn là ba tay ngư phủ có tiền sử nghiện đánh bạc. Khi Ngô Dụng đến tìm họ giúp sức cướp lễ vật Hoàng Nê Cương thì Nguyễn Tiểu Ngũ vừa đánh bạc thua cháy túi về nhà giật lấy cây trâm cài đầu của mẹ ruột mình đi gá nợ đánh tiếp.
f. Bạch Nhật Thử Bạch Thắng là một tay lưu manh cắc ké cũng nghiện cờ bạc. Chính hắn là người làm lộ tung tích của nhóm sau khi mang phần của cải được chia đi đánh bạc và bị quan binh phát giác mang về tra khảo.
g. Báo Tử Đầu Lâm Xung vốn là quan võ của triều đình, huấn luyện cấm quân bị Cao Cầu hãm hại.
Về sau các đầu lĩnh khác của Lương Sơn gồm nhiều thành phần nhưng chủ yếu được chia làm ba nhóm:
a. Những tay lục lâm thảo khấu ở các núi khác đến nhập bọn: núi Thiếu Hoa, Đào Hoa, Nhị Long, Thanh Phong và Mang Đãng.
b. Những người vốn có quan hệ ân tình với Tống Giang bị dụ nhập bọn.
b. Những người vốn có quan hệ ân tình với Tống Giang bị dụ nhập bọn.
c. Những võ tướng đánh thua quân Lương Sơn bị bắt và bị dụ hàng.
d. Những nhân vật có máu mặt bị Tống Giang và Ngô Dụng dùng mưu ép dụ lên Lương Sơn để tăng thêm uy tín.
Trong suốt bảy mươi chương hồi của Thủy Hử, không có một dòng nào chữ nào miêu tả cảnh người nông dân bị cướp ruộng cướp đất nổi dậy rồi chạy đến Lương Sơn. Nhân vật duy nhất có thể coi là nông dân trong truyện là Thiết Phiến Tử Tống Thanh, em trai của Tống Giang, nhân vật mờ nhạt và vô dụng nhất trong 108 người, được thêm vào cho đủ số.
Trước khi theo anh lên Lương Sơn Bạc, Tống Thanh ở nhà cày ruộng và nuôi cha già là Tống Thái Công. Như vậy nhìn ở khía cạnh nào, cuộc khởi nghĩa Lương Sơn cũng không thể coi là cuộc khởi nghĩa của nông dân chống áp bức được.
2. Tất cả những anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc đều võ nghệ cao cường và trượng nghĩa.
Khi đọc Thủy Hử, người đọc thường nhớ tới những nhân vật võ công cái thế như Báo Tử Đầu Lâm Xung, Hành Giả Võ Tòng, Hoa Hòa Thượng Lỗ Trí Thâm vì họ được ưu ái dành riêng nhiều chương để đặc tả.
Nhưng rất nhiều nhà phê bình Thủy Hử đã đem những trường hợp đặc biệt này để làm mẫu số chung cho 108 đầu lĩnh ở Lương Sơn Bạc: võ nghệ cao cường và trọng nghĩa khí. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều như thế. Có thể chia bọn đầu lĩnh Lương Sơn thành sáu nhóm dựa trên tài năng và bản lĩnh sau:
a. Nhóm võ quan cao cấp của triều đình được đào tạo bài bản về cả võ nghệ lẫn chiến thuật: Lâm Xung, Dương Chí, Sách Siêu, Quan Thắng, Tần Minh, Hoa Vinh, Đổng Bình, Trương Thanh, Hô Duyên Chước, Từ Ninh, Lý Ứng, Lư Tuấn Nghĩa và Tôn Lập. Đây có thể xem như là dàn hot boy/celebrity của Lương Sơn Bạc. Họ là những đầu lĩnh kỵ binh vừa có khả năng solo với tướng của đối phương vừa có khả năng bày binh bố trận.
b. Nhóm xuất thân võ quan có chút võ nghệ và bản lĩnh: Nhóm này là phó tướng của những hot boy kể trên bao gồm Đan Đình Khuê, Ngụy Định Quốc, Hoàng Tín, Hàn Thao, Bành Dĩ, Úc Bảo Tử, Đinh Đắc Tôn, Cung Vượng, Đào Tông Vượng, Lý Vân, Tuyên Tán, Hách Tư Văn.
c. Nhóm thủy quân có tài đánh ở dưới nước: ba anh em họ Nguyễn, Trương Thuận, Trương Hoành, Lý Tuấn, Đồng Uy, Đồng Mãnh. Nhóm này là cực kì quan trọng với sự sống còn của Lương Sơn Bạc vì Lương Sơn vốn là hòn đảo bao bọc bới một vùng đầm lầy. Không thạo thủy chiến thì đừng hòng có được Lương Sơn.
d. Nhóm sức trâu liều mình như chẳng có, luôn lao về phía trước để chặt chém: Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng, Sử Tiến, Lý Quỳ, Lưu Đường, Chu Đồng, Lôi Hoành, Trâu Uyên, Trâu Nhuận, Giải Trân, Giải Bảo, Thạch Tú, Dương Hùng, Bào Húc, Tiêu Đĩnh, Đỗ Hưng, Thang Long. Trừ Võ Tòng và Lỗ Trí Thâm võ nghệ cao cường, bọn còn lại được cái hung hăng và khát máu.
e. Nhóm thủ lĩnh thảo khấu, võ nghệ tầm thường: Dương Xuân, Trần Đạt, Chu Thông, Lý Trung, Đỗ Thiên, Tống Vạn, Yến Thuận, Vương Anh, Trịnh Thiên Thọ, Hạng Sung, Lý Cổn, Âu Bằng, Đặng Phi… Đám này dựa vào số đông để chiến, ra trận thường bị thua và bị bắt làm con tin để trao đổi.
f. Nhóm được sử dụng vì tài cán khác chứ không phải vì võ nghệ:
Ngô Dụng và Chu Vũ là quân sư bày binh bố trận, Công Tôn Thắng và Phàn Thụy chuyên làm phép lập đàn cầu mưa, Hầu Kiện may y giáp, Tiêu Nhượng chuyên lo về soạn thảo văn bản, Mạnh Khang lo về việc cờ quạt trang hoàng, Kim Đại Kiện chuyên khắc con dấu,
Sái Phúc, Sái Khánh, Bùi Tuyên lo về việc xử phạt, Lăng Chấn chuyên chế tạo đại bác và hỏa khí, Mã Lân và Nhạc Hòa là nhạc sĩ chuyên lo việc tổ chức tiệc tùng party, Tào Chính chuyên lo việc giết mổ gia súc, Hoàng Phủ Đoan lo về thú y đặc biệt là ngựa chiến, An Đạo Toàn là bác sĩ quân y,
Yến Thanh, Thời Thiên, Đới Tung làm công tác thám thính, thăm dò, đưa tin và liên lạc (giao liên) (riêng chú Yến Thanh có vẻ bề ngoài oppa Hàn Quốc nên được dùng làm nam nhân kế dụ Lý Sư Sư), Chu Quý, Chu Phú, Tôn Tân, Lý Lập, vợ chồng Trương Thanh và Tôn Nhị Nương, Cố Đại Tẩu lo việc bán quán rượu làm tai mắt và môi giới đưa người lên Lương Sơn.
g. Nhóm ăn theo vô dụng nhập bọn cho đủ số vì chẳng thấy có chút tài cán gì hết: Tống Giang (ahihi), Tống Thanh (em trai Tống Giang), Sài Tiến (anh này xuất thân hoàng tộc nhưng có máu giang hồ), anh em Mục Hoằng Mục Xuân, Thạch Dũng, Thi Ân, Dương Lâm, Vương Định Lục.
Trừ tay thủ lĩnh vô dụng Tống Giang được dành nhiều bút mực để miêu tả, những nhân vật còn lại xuất hiện hết sức mờ nhạt, nếu không để ý thì chắc cũng chẳng ai biết bọn này là ai.
Về nhân cách và xuất thân, các đầu lĩnh Lương Sơn cũng hoàn toàn khác nhau. Có kẻ thanh cao, chính trực cũng có kẻ nhân cách thấp kém chuyên đào tường khoét vách bắt gà trộm chó .
Có kẻ là con ông cháu cha của đại công thần (Quan Thắng cháu trực hệ Quan Vũ, Dương Chí là dòng dõi Dương gia tướng, Hô Duyên Chước cháu của khai quốc công thần Hô Duyên Tán, Sài Tiến dòng dõi Sài Vinh) cũng có kẻ xuất thân lưu manh bần cùng như Lý Quỳ, Tiêu Đĩnh, Tào Chính, Lưu Đường.
Có người vốn là phú hào địa chủ nổi danh như Lư Tuấn Nghĩa, Lý Ứng, Triều Cái, Hỗ Tam Nương nhưng cũng có những kẻ nghèo rớt mồng tơi như anh em họ Nguyễn thậm chí là cù bơ cù bất phải đi xin ăn như Yến Thanh. Có kẻ từng làm trong bộ máy an ninh của triều đình trước khi gia nhập Lương Sơn như Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm, Lôi Hoành, Chu Đồng (làm đô đầu và đề hạt tương đương với công an quận huyện bây giờ),
Tống Giang làm áp ty (thư ký huyện), Đới Tung là tiết cấp (cai ngục), Sái Phúc và Sái Khánh một tay làm cai ngục một tay làm đao phủ, Bùi Tuyên làm khổng mục (tương đương với quan tòa).
Có kẻ cả đời chẳng bao giờ nghĩ mình sẽ có ngày theo bọn lục lâm thảo khấu như Tiêu Nhượng, Mạnh Khanh, Kim Đại Kiện, Hầu Kiện nhưng cũng có những kẻ sinh ra để làm cường đạo như Lý Quỳ, Lưu Đường, Trương Hoành, Lý Tuấn, Lý Lập…
3. Tất cả 108 anh hùng Lương Sơn Bạc đều bị quan lại và triều đình áp bức nên phải làm thảo khấu.
Do xuất thân khác nhau nên đường lên Lương Sơn của các đầu lĩnh cũng khác nhau. Bốn chữ “bức thướng Lương Sơn” (bị ép lên Lương Sơn) mà các nhà phê bình văn học của Trung Cộng sau này một lần nữa lạm dụng đã khiến những người không nghiên cứu kỹ về Thủy Hử đều ngộ nhận rằng những kẻ lên Lương Sơn đều bị triều đình ép buộc.
Người duy nhất bị ép đến không còn đường lui buộc phải lên Lương Sơn làm giặc là Báo Tử Đầu Lâm Xung bị cha con Cao Cầu đoạt vợ bị bạn thân bán đứng đến tan nhà nát cửa buộc thành giặc cướp. Chính vì vậy Lâm Xung là người có thể coi là bất mãn chế độ nhất trong đám. Còn lại, các đầu lĩnh khác lên Lương Sơn qua các đường sau:
a. Gây hoạ lớn giết người rồi bỏ trốn: Tống Giang, Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm, Dương Chí, Lôi Hoành, Thạch Tú, Dương Hùng.
b. Vốn có tâm làm cướp, gặp thời cơ tát nước theo mưa luôn: Bọn thảo khấu các núi Đào Hoa, Thiếu Hoa, Thanh Phong và Mang Đãng cộng với bọn 7 người thôn Thạch Kiệt và bọn cướp đường sông như Lý Tuấn, Lý Lập, Trương Hoành, Đồng Uy, Đồng Mãnh.
c. Bị quan lại vu oan giá họa rồi bị lôi kéo: rất ít. Chỉ có anh em thợ săn Giải Trân, Giải Bảo và vụ lớn nhất là Sài Tiến thân là vương gia mà không đấu lại với Cao Liêm, bà con của Cao Cầu nên bị bỏ xuống giếng suýt mất mạng.
d. Quan lại triều đình đánh thua trận, bị Lương Sơn bắt được và dụ hàng: Quan Thắng, Hô Duyên Chước, Đan Đình Khuê, Ngụy Định Quốc…Về triều thế nào cũng bị hỏi tội, chi bằng ở lại cho xong.
e. Bọn vô công rỗi nghề du thủ du thực như Thời Thiên, Lý Quỳ, Tiêu Đĩnh, Vương Định Lục, Thạch Dũng…
f. Bọn có tài cán bị Lương Sơn nửa mời nửa ép lên trại để lo hậu cần bằng cách mời lên rồi bắt cả gia quyến để uy hiếp, không lên không được.
g. Nhóm thảm nhất là nhóm bị bọn thủ lĩnh Lương Sơn ép vào tuyệt lộ để rồi phải gia nhập. Tần Minh bị bọn Yến Thuận, Vương Anh bày kế độc để Mộ Dung tri phủ hiểu lầm là theo giặc nên giết hết vợ con bêu đầu, Hỗ Tam Nương bị quân Lương Sơn đánh Chúc Gia Trang thuận tay diệt luôn Hỗ Gia Trang, bản thân còn bị bắt gả cho thằng chồng vừa lùn vừa xấu vừa háo sắc Vương Anh,
Chu Đồng vốn đã yên thân làm người giữ con cho tri phủ, được gia đình tri phủ tín nhiệm. Để bắt Chu Đồng lên Lương Sơn, Ngô Dụng và Tống Giang bày mưu sai Lý Quỳ bắt cóc rồi chặt đầu cậu ấm mới ba tuổi để Chu Đồng không dám quay về.
Lư Tuấn Nghĩa vốn là danh gia vọng tộc đất Hà Bắc, đang yên ấm làm viên ngoại thì bị Ngô Dụng giả làm thầy bói đến đề thơ phản nghịch lên tường đến tán gia bại sản, vợ lấy người khác, bản thân mình thì chút nữa mất đầu.
4. Anh hùng Lương Sơn Bạc chuyên cướp của người giàu chia cho người nghèo:
Một sai lầm lớn nữa của những người nghe Thủy Hử theo kiểu truyền miệng dân gian hoặc đọc sơ qua tác phẩm này là việc các anh hùng Lương Sơn Bạc được xem như là những anh hùng trượng nghĩa cướp của người giàu chia cho người nghèo.
Có thể là do độc giả đã quen với mô tuýp anh hùng hảo hán trong các truyện kiếm hiệp luôn cướp của bọn tham quan ô lại rồi chia cho dân nghèo hoặc có lẽ lá cờ “Thế Thiên Hành Đạo” mà Tống Giang dựng lên đã có tác dụng mị dư luận. Bọn Lương Sơn Bạc có cướp của quan lại nhưng không hề có chuyện chia cho người nghèo.
Vụ cướp đầu tiên là nhóm bảy người thôn Thạch Kiệt do Triều Cái dẫn đầu cướp quà mừng thọ của Lương Trung Thu gửi cho Thái Kinh.
Tất cả số kim ngân châu báu đó đã được nhóm này chia nhau ăn xài xả láng chứ không hề chia lại cho dân nghèo. Sau này các vụ đánh cướp Chúc gia trang, Tăng Đầu thị, phủ Đại Danh, phủ Cao Đường, phủ Giang Châu, phủ Đông Bình đều có hai lý do:
một là giải quyết ân oán cá nhân, hai là cướp bóc của cải tiền bạc về sơn trại. Trong toàn truyện Thủy Hử, tuyệt nhiên không có dòng nào chữ nào nói đến việc những thứ của cải này được chia cho người nghèo cả.
(còn tiếp)
(còn tiếp)
Tác giả: vien huynh
Đọc bài khác Thủy hử của tác giả: Ngôn tình cấm hay không cấm
Các liên kết nội bộ
Tham gia group Thị Trấn Buồn Tênh nhé.Hướng dẫn bình luận review cho bài viết
Hướng Dẫn Tạo Bài Viết Review/Bảng Đánh Giá Cho Bài Viêt
Diễn đàn của website, rất mong mọi người tham gia và góp ý cho website nhé.
Tuyển Cộng Tác Viên
Thư Viện Ebook
Hướng dấn sửa đường dẫn chương
Hướng Dẫn Đăng Chương Mới Trong Truyện Đã Có Sẵn
Đề xuất bài viết cho bạn
Like
0%
Dislike
0%
Cám ơn
0%
Đánh giá cao
17%
Phấn Chấn
0%
Tức Giận
0%
Tức muốn bắn
0%
Buồn
0%
Khóc
0%
Ngầu
0%
Quỷ Dữ
0%
Nhảm nhí
17%
Comments