sci-fi, tâm lý,
Stephen King
Luke Ellis là một thần đồng với dự định theo học tại hai trường đại học cùng một lúc. Nhưng rồi cuộc sống của cậu đã thay đổi hoàn toàn khi phát hiện ra mình tỉnh dậy trong một căn phòng giống hệt phòng ngủ tại nhà, nhưng nơi này lại là một cơ sở bí mật nằm ở vùng hẻo lánh giữa rừng già Bắc Maine với cái tên gọi: Học Viện. Ở đây có những đứa trẻ đặc biệt giống như cậu, sinh sống ở Khu nửa trước. Giám đốc của Học viện, bà Sigsby, và các nhân viên của bà ta hằng ngày tàn nhẫn khai thác sức mạnh từ những đứa trẻ này, nghiên cứu và sử dụng những món quà đặc biệt của chúng.
Tác phẩm Học Viện – The Institute của Stephen King được ra mắt không lâu, nhìn chung đọc giải trí rất hay nhưng không đến mức xuất sắc, nguyên nhân vì sao thì dưới bài viết này sẽ nêu rõ hơn, mình đọc qua nhiều tác phẩm của Stephen King nhưng nhìn chung càng về sau Stephen King càng hướng về thiếu nhi nhiều hơn là nỗi sợ của tuổi thơ hoặc là đánh vào tâm lý như “đặc sản” thường thấy của ông.
- Review – 1922 Năm Ác Báo – 29/05/2024 (thitranbuontenh.com)
- Review Dặm Đường Xanh – The Green Mile – 29/05/2024 (thitranbuontenh.com)
- Review Kéo Dài Công Bằng – Stephen King – 29/05/2024 (thitranbuontenh.com)
- Review Người Đàn Ông Vận Đồ Đen – 29/05/2024 (thitranbuontenh.com)
Mục lục
Bố cục của bộ truyện Học Viện
Cốt lõi của bộ truyện là (Học Viện) trung tâm dùng những đứa trẻ để giết những người gây ra nguy cơ gây hại cho thế giới, những đứa trẻ có hai hạng mục, PK và TK, là phân loại người đọc được suy nghĩ và di chuyển đồ vật, ngoài ra không còn gì khác, sau đó các đứa trẻ lập đi lập lại để giết người theo ý muốn của các nhà tiên tri. Cơ sở Học Viện này đã hoạt động suốt 70 năm, không có bất kỳ trở ngại nào, sự việc xảy ra ngoài ý muốn chính là bắt cóc Luke, dẫn đến hậu quả là hàng loạt cơ sở Học Viện khác trên thế giới phải đóng cửa. Xuyên suốt bộ truyện, từ hành trình bị bắt cho tới khi trốn thoát và quay lại cứu bạn bè là trọng tâm của câu chuyện Học Viện.
Hay nhưng chưa phải là xuất sắc
Bản chất câu chuyện của Stephen King là khai thác yếu tố tâm lý, nhất là thiếu niên, ở tuổi đó, mỗi người chúng ta điều có một nỗi sợ riêng và hẳn nhiên ông điều có lý do để dùng tuổi này để khai thác hoặc là dữ liệu để đi sâu vào nỗi sợ của mỗi người, đối với tác phẩm Học Viện, mình thật sự không còn thấy “đỉnh cao” như các tác phẩm trước đây, mặc dù Học Viện không phải là tác phẩm quá tệ hại sau khi đọc xong bạn sẽ vứt nó vào sọt rác, tất nhiên không phải kiểu xét tổng thể là quá mức tệ hại, ý mình muốn nói là Học Viện rất hay theo khía cạnh ở mức giải trí với ý tưởng, có đầu tư kỹ càng, không có bất kỳ hạt sạt nào (trừ vài chi tiết nhưng mình sẽ viết ở dưới) tuy nhiên nó cũng chỉ ở mức dành cho thanh thiếu niên nhiều hơn (kiểu khuyến khích trẻ em phát huy tài năng) là người lớn như chúng ta (có một sự khó tính lẫn kỳ vọng rất vào truyện của Stephen King) thành ra mình cảm thấy thật sự thất vọng.
Kỳ vọng của mình
Tuy nhiên, ban đầu mình rất kỳ vọng là Học Viện như một tiểu thuyết Sci-fi hoặc ít nhất là mang đặc sắc huyền ảo, nếu không có chúng thì cũng không sao, thì ta nên bàn cuộc phiêu lưu của cậu bé Luke thôi thì quả thực mình cảm thấy nó không đến mức đạt được như các tác phẩm khác Stephen King đã làm, ví dụ như tác phẩm 1922 Năm Ác Báo là điển hình cho phong cách kinh dị, nói nôm na dễ hiểu hơn là mô-típ của quyển truyện Học Viện không thật sự đột phá ở mảnh tâm lý lẫn sci-fi, từ đầu cho tới cuối truyện, chẳng có sự đột phá nào ngoại trừ mong chờ thành bé thoát ra khỏi Học Viện đừng để bị bắt, có lẽ đây là điểm nhấn duy nhất của bộ truyện.
Dù là tòa nhà bị bóc rễ lên bằng năng lực của những đứa trẻ trên thế giới hợp lại cũng chẳng ấn tượng mấy với đối mình, mình cứ ngỡ rằng, truyện sẽ được nâng tầm cỡ hơn nhưng tác giả Stephen King cứ lặp đi lặp lại là nhân vật chính Luke của chúng ta cực kỳ thông-minh-đến-mức-tai-hại chỉ mới 12 tuổi để rồi phải có sự trợ giúp của bà nhân viên lau phòng và thằng bé Avante mới thoát ra được khỏi Học Viện thay vì dùng trí thông minh bản thân, kể từ lúc lúc bị bắt, cậu bé Luke không hề chứng tỏ cho chúng ta một tay kiểu thông-minh-đến-mức-tai-hại như người lớn khen ngợi, chứ không hề giải quyết bài toán trốn-thoát, phá-hoại, tự hành động, hoặc cái gì đó khác làm người đọc ấn tượng, ngoại trừ tác giả nói thằng bé rất thông minh ở độ tuổi 12, và thậm chí thằng bé còn giúp bố mẹ trước khi chết sẽ chuyển nghề nghiệp sang gần trường đại học để chăm lo cho nó.
Những chi tiết trên quá đỗi vô lý và mình là người kỳ vọng Stephen King sẽ mang lại kỳ tích gì đó trong tác phẩm, do đó sau khi đọc xong thì thấy quyển sách quá đỗi nhẹ nhàng và cái kết quá đỗi Happy Ending so với việc, hay nói đúng hơn là chỉ muốn trông thấy cảnh tượng kinh hoàng nên rất thất vọng với việc cảnh tượng nhẹ nhàng.
Vai trò của những đứa trẻ
Vai trò của những trẻ bị bắt cóc bị lu mờ về sau cho tới khi hợp lại thì mới phát huy được năng lực ngoại cảm của chúng (ngoại trừ Avate, có lẽ dùng từ gánh team thì thích hợp cho thằng bé chỉ mới 10 tuổi này, đến cả Luke; nhân vật chính của chúng ta cũng chẳng có vai trò gì nhiều cho sự trốn thoát và giúp đỡ đám trẻ), tất cả mọi người điều hướng tới Luke rằng nó thông-minh-đến-mức-tai-hại mà không nhận ra rằng Avate mới là nguyên tác dẫn đến sự sụp đổ của Học Viện, nếu có chăng thì Luke như một kiểu bộ não bình thường của người lớn ở trong đứa trẻ 12 tuổi và nhớ sự chỉ dẫn, thoát khỏi tầm mắt của người trong ga tàu, nói chuyện với Tim đủ tinh tế. Nếu nhân vật làm mình ấn tượng nhất có lẽ là đọc được suy nghĩ của Avante và Stephen King vô tình buff cho thằng nhỏ trở thành một nhân vật phụ quan trọng, có thể vai trò này nhỉnh hơn nhân vật chính một chút bởi sau khi thằng bé bị ngâm trong bể, có lối suy nghĩ và năng lực di chuyển hơn hẳn nhân vật chính, mặc dù chỉ được miêu tả vài dòng nhưng cũng khiến cho mình thấy Avante này hơn hẳn nhân vật chính Luke, đó mới là lý do tại sao mình không mấy ấn tượng nhân vật chính thông-minh-đến-mức-tai-hại bởi bản chất tác tác giả buff nhân vật này nhưng lại không thể hiện được tính chất thông-minh-đến-mức-tai-hại từ đầu cho tới cuối, dù khả năng TP và TK của Luke không hề mạnh, thông minh cũng chỉ tầm người lớn là cùng.
Những đứa trẻ khác thì mình không nói ngoại trừ hai đứa trẻ là cô bé da đen và Nick là dẫn dắt cu cậu Luke hiểu biết về Học Viện, hầu hết là chẳng có đất diễn nào hết trong xuyên suốt kể từ khi bị bắt cho tới khu Nửa Sau, cho đến lúc Avante được đưa vào khu Nửa Sau thì mới phát huy khả năng ngoại cảm của những đứa trẻ lại.
Tóm lại là việc xây dựng những trẻ khá nhiều nhưng đất dụng võ thì không thể khai thác hết, lá lờ mờ về chúng lẫn về khả năng, như kiểu bạn nói về vấn đề A nhưng nhận ra nó không phải là sở trường của bản thân nên vội vàng lấp liếm cho quá chứ càng bàn về vấn đề A thì càng lộ ra rất nhiều điểm yếu của bạn, chẳng hạn như việc chi tiết về những đứa trẻ sẽ giết theo chỉ điểm của bác sĩ thì hẳn nhiên sẽ không hề có vụ khủng bố vào năm 2001 (giả sử như theo timeline thì sẽ không có vụ này nhưng bỗng dưng tác giả nhắc đến vụ này – một kiểu ví dụ – làm sụp đổ hoàn toàn bộ câu chuyện). Cho nên việc xây dựng và thế giới quan có phần không hay lắm.
Chê đã nhiều thì đến khen
Mình đã chê trách bộ truyện Học Viện hơi mạnh tay, nhưng có lẽ đó là sự thất vọng của mình, tuy nhiên hãy bỏ qua những khuyết điểm đó ta lại bàn về điểm mạnh của Học Viện.
Bởi bản chất Học Viện là Sci-fi nhẹ bị cho làm nền tưởng chừng không mang đặc điểm nào của thể loại này chút nào – thường trông thấy văn phong lề mề của Stephen King, dù là bất cứ thể loại nào mà ông viết đều bị quy vào background, chỉ nói lên một thực trạng vấn đề được nêu trong quan điểm của ông.
Trong Học Viện bắt cóc những đứa trẻ và vắt kiệt chúng cho tới chết chẳng khác nào lũ bò được nuôi và vắt sữa đến cùng kiệt để rồi đưa vào bàn mổ làm thịt, đấy là nảy sinh suy nghĩ đầu tiên của mình sau khi đọc xong tác phẩm, đó là điểm nhấn thứ nhất và thứ hai là hành trình của Luke thoát khỏi Học Viện đi đến Dupay và được giúp đỡ bởi cảnh sát Tim. Trong cuộc xả súng có phần hơi bị lướt vài dòng và không được miêu tả kỹ lắm tuy nhiên mình có thể bỏ qua được điều này bởi đây không phải tác phẩm hướng đến bạo lực lắm nên không cần phải máu me tùm lum chỗ.
Hơn hết, đây là tác phẩm dành cho thiếu nhi (tất nhiên cả người lớn) thì hẳn nhiên là một tác phẩm nhẹ gánh nhất mà không cần phải suy nghĩ đến việc dùng thủ bút từ ngữ nặng nề hay phải nặng ra những chi tiết mang đậm tính chất sci-fi thường thấy, tuy nhiên những ai chỉ cần đến tác phẩm nhẹ nhàng thì hẳn nhiên Học Viện là ứng cử viên sáng giá nhất, nhẹ nhàng nhưng không kém phần hấp dẫn, không đến mức tệ như mình đã nói ở trên, ở trên là khuyết điểm của bộ truyện nhưng không hẳn là có khuyết điểm nhưng sẽ không hay, vấn đề là bạn chấp nhận nó như thế nào.
Liên kết nội bộ
- Tags – Bản đồ
- Author – Tác giả
- Members Directory
- Diễn đàn: Hướng dẫn
- Diễn đàn
- Thị Trấn Buồn Tênh | Nhóm Facebook
- Review Phim Kinh Dị
- Review Truyện
Bài viết cần biết
-vụ việc nói về những đứa trẻ bị bắt cóc và sử dụng chúng như những con bò
-văn phong sáng sủa và dễ đọc, không toàn lấn cấn
-một kết thúc happy ending
-dành cho những con người muốn tìm một quyển truyện nhẹ nhàng và không quá nhiều áp lực từ văn phong.
-Văn phong không còn lề mề như trước đây nữa, mà đi thẳng vào đề tài.
-tác giả thù hằn tổng thống Trump và xuyên suốt cứ khịa ông ta, một (hai) lần thì còn chấp nhận chứ nhắc hoài đâm ra chán và nhàm nữa, cho nên mình không hề thích ở điểm này của ông tác giả lắm.
-xây dựng về nhân vật quá nhiều nhưng đất diễn lại quá ít, dẫn đến việc thừa thãi gây ra không hề có ấn tượng gì lắm
-nhân vật chính của chúng ta được tác giả buff là thông-minh-đến-mức-tai-hại nhưng cuối cùng thì cũng chỉ nhờ mọi người mới có thể thoát ra khỏi học viện, mặc dù có vài dòng nói về cu cậu có thể xuống dưới tầng hầm bằng cách khôn khéo của cậu nhưng điều đó chẳng gây ấn tượng gì cho mình lắm, cuối cùng thì cũng thua nhân vật Avante vô tình được tác giả buff xém tí nữa là làm lu mờ nhân vật chính.
-mang tiếng là sci-fi nhưng cuối cùng thì cũng chỉ là làm nền tảng thôi chứ không hề có kiểu hiện tượng siêu nhiên gì ở đây cả
-