truyện kinh dị
Thục Linh
Nếu là một người yêu thích tiểu thuyết kinh dị, bạn sẽ không thể bỏ qua Ngôi làng cổ mộ của tác giả trẻ Thục Linh.
Những chi tiết rùng rợn, những tình huống gay cấn, căng thẳng, sợ hãi, góc nhìn trong cuộc của người đang phải chạy trốn hay đương đầu với những thế lực huyền bí ở Ngôi làng cổ mộ sẽ lôi cuốn bạn không ngừng. Từng câu chữ của Thục Linh sẽ dẫn dắt bạn đọc như lạc vào chính xứ sở u linh trong câu chuyện, trải nghiệm cảm giác ghê rợn một cách chân thực nhất như chính các nhân vật.
Không chỉ dừng lại ở yếu tố kinh dị, điều đặc sắc hơn cả là đằng sau bức màn câu chuyện huyền bí tâm linh, Thục Linh sẽ kể cho độc giả một bức tranh đời thực trần trụi nhất, sự đương đầu giữa cái ác và cái thiện trong cuộc sống, tình yêu thương và xúc cảm bản năng nhất của con người, những giá trị nhân văn mà đôi lúc dường như ta đã vô tình lãng quên…
Ấn tượng đầu tiên của mình sau khi đọc truyện này chính là cái bìa thì kinh dị nhưng trong truyện thì chả khác gì thể loại Tiên Hiệp trừ ma diệt quỷ, thuộc cây bút viết non nớt của tác giả mới tập tành viết văn, tự hỏi là tác giả Thục Linh có bằng tốt nghiệp Ngữ Văn nhưng viết văn lại rất chán và dở? Hay là hai phạm trù tốt nghiệp Ngữ Văn và viết văn (truyện) là hai phạm trù khác nhau? – Nếu quả thực như thế thì mình nghĩ là tác giả Thục Linh có sai sót cũng không đáng kể lắm.
Nội dung
Phần một
Ở phần này, bạn sẽ gặp Hoài, gia đình Hoài chuyển đến ngôi làng, kể từ đó Hoài gặp ác mộng vài tháng nhưng văn phong cứ như đang gặp ác mộng kéo dài vài năm vậy, kiểu làm quá lên á, nhưng rồi có cô đồng cùng học trò đến giúp đỡ Hoài và giúp đỡ làng là trừ ma.
Tuy nhiên, mình phải nói rằng, từ tình tiết ở phần một này nó diễn ra quá nhanh, đến mức các nhân vật (kể cả nhân vật chính) điều không có nội tâm hay là miêu tả gì khác ngoài xuề xòa, viết cho thật nhanh, như một tác giả non tay đến mức bạn chỉ muốn vứt truyện Ngôi Làng Cổ Mộ sang một bên và muốn đọc truyện khác cho nhanh.
Về nhân vật cô đồng Loan, mình nói thẳng là chả khác gì mấy tay pháp sư Trung Hoa – nghĩa là ảo tung ảo – nhưng chơi vài bùa chú thì hết nội lực, cầu siêu vài cái thì tổn thương nội đan, đấu đá được mấy hiệp thì tổn thương nguyên khí. Đồng ý là ma quỷ có thể mạnh mẽ nhưng chẳng đến nỗi không có cách trị và chống đỡ, nhưng mà nói thẳng luôn là tác giả Thục Linh viết kiểu hết hơi, hết ý tưởng nên cho bà cô đồng Loan đến đâu thì đánh tới đó … để kết thúc truyện cho nhanh.
Một điểm nữa là thay hồn đổi xác, đây là cấm thuật, phải trả giá cái gì đó rất đắt, trong khi đó việc thay đổi linh hồn của Hiếu – vốn người bị các linh hồn nhà sư níu kéo và cái xác của Hiếu bị chôn vùi nên không thể quay lại – vào thân thể khác lại có thể được. Rất là ảo tung ảo.
Văn phong ở phần này, như đã nói như ở trên, nói là mới viết văn như đám tuổi teen thì có vẻ hơi nặng nề, chỉ là mình cảm thấy tình tiết xảy ra nhanh đột biến đến chóng mặt, dễ đoán, càng đọc càng chán (thú thực là mình thấy tiếc nên cố nuốt cho đọc hết), cứ như là một kiểu bề mặt của dòng nước chứ dưới nước thì quả thực không đạt được gì cả, được cái là khá mượt và ngữ pháp được trau chuốt là điểm sáng giá nhất.
Về kinh dị thì mình cảm thấy thiêng về tiên hiệp nhiều hơn là tâm linh hay kinh dị các kiểu, nó không rợn, màn cảnh diệt ma trừ quỷ chẳng đem lại ấn tượng nào ngoại trừ cô đồng Loan vội vã đến diệt trừ, cũng vội vã ra đi là thôi, cảm tưởng như là tăng thêm niềm tin vào bùa chú nhiều hơn.
Phần hai
Phần hai này các bạn sẽ đi cùng với thầy Vĩnh đến với hòn đảo để diệt trừ ma da, khác với phần một ở chỗ là văn phong có chiều sâu, mình cảm tưởng cứ như có hai người viết, một người viết dàn ý tưởng như người đã viết ở phần một, người thứ hai thì viết lại toàn bộ trên ý tưởng đó. Nhưng nếu là tác giả Thục Linh viết – và viết trong thời gian bao lâu, tác phẩm đầu tay thì không nói chứ sau tác phẩm đầu tay thì có vấn đề, không thể không nghĩ đến đến nghề ghostwriter viết hộ dùng cho tác giả luôn. Mình không có ý bốc phốt gì, chỉ là có hơi sốc kiểu đọc phần một cảm thấy đã hơi quen sang phần hai tự nhiên thấy văn phong quá khác biệt, quá nội tâm, quá mức là gì đó mà mình cảm tưởng cả hai phần là hai thế giới khác nhau hoàn toàn, đến mức bạn có thể cảm nhận được tình tiết cả hai phần sẽ không nghĩ là cùng một người viết.
Ở phần hai này, sẽ không còn tình tiết tua nhanh hết mức như ở phần một, sẽ là từ từ, chầm chậm, cảnh miêu tả chiến đấu cũng không còn kiểu “tào lao” viết cho nhanh cho qua cảnh chiến đấu, cũng không kiểu lê thê lề mề, nhân vật chính Vĩnh cũng không giống như cô đồng Loan đánh nhau với ma thụt mạng để chạy deadline. Có dòng miêu tả từ ngữ có vui có buồn, có khó khăn ngăn trở, v.v… Nói chung là rất ổn áp, đáng đọc, đây mới là vấn đề làm mình sinh nghi cả hai phần này có thật sự là cùng một người hay không?
Ở phần này không còn kinh dị, phần hai mang yếu tố huyền ảo nhiều hơn,đã không còn gọi là gắn mác kinh dị và tâm linh na ná gì đó nữa, và có liên kết trước và sau, nói chung dù không còn liên kết với phần một – tức là liên quan đến Ngôi Làng Cổ Mộ – nhưng ít nhất phần hai này ổn áp hơn phần một.
Điểm sáng giá
Chung quy, bỏ qua các lỗi ở trên thì truyện Ngôi Làng Cổ Mộ đọc được, không hẳn là quá tệ, bởi văn phong, cốt truyện dựa trên nhiều ý tưởng như các nhà sư nhịn đói, nạn tham nhũng tạo ra lời nguyền, bài hát và xen kẽ chuyện tình cảm. Nói chung mình thích ý tưởng một ngôi làng bị lời nguyền hơn là trên hòn đảo. Tuy nhiên, sự diễn tả về ngôi làng bị lời nguyền chưa đạt đến mức làm người rợn rợn hay kinh dị và dính líu gì tới tâm linh cả, nó giống như một câu chuyện dựa trên mô-típ các truyện diệt ma trừ quỷ của Trung Quốc nhiều hơn, nhưng nếu như tác giả Thục Linh có thể viết một tiểu thuyết về ngôi làng dựa theo kiểu truyền thuyết đô thị thì hẳn nhiên sẽ ăn khách hơn là diệt quỷ trừ ma như thế này.
Mình vẫn giữ quan điểm là tác giả Thục Linh gần như là “nhờ ghostwriter” ở phần hai, bởi hai phần này có quá nhiều thứ gây mâu thuẫn như là tình tiết, diễn tả nội tâm, tạo dựng tính cách, cái kết, nếu như cả hai phần này điều cách nhau rất lâu mới viết tiếp, thì mình xin lỗi tác giả Thục Linh vì đã nói như vậy – vì có thể một gian sau viết lại, ước chừng là một năm sau hoặc sáu tháng sau thì có thể lên tay rất rõ ràng – nhưng tác giả Thục Linh viết liên tiếp trong thời gian nhất định thì quả thực là có rất vấn đề nằm ở đây.
-dựa trên truyền thuyết của VN và các nhà sư nhịn ăn
-tình tiết trên đất VN nên dễ hiểu hơn
-phần một câu chuyện thì tiết tấu quá nhanh chóng đến mức chóng mặt, không mang lại chiều sâu nào, phần hai lại có chiều sâu hơn phần một và tình tiết không quá nhanh chóng.
-cả hai phần cứ như cả hai người khác nhau viết hơn là tác giả Thục Linh viết, làm mình cảm tưởng rằng tác giả thuê ghostwriter viết.