
kinh điển, tâm lý
Watanabe Dzunichi
Mối quan hệ giữa Noriko và bác sĩ Naoe phải chăng là tình yêu một chiều? Đứng bên cạnh vị bác sĩ tài hoa, hình ảnh của Noriko khá lặng lẽ. Yêu Naoe, tự nguyện gắn bó với anh, cô vẫn phải chứng kiến hàng loạt mối quan hệ bất thường của Naoe với những phụ nữ khác, từ vợ và con gái của bác sĩ viện trưởng, cô gái quán bar, cho đến nàng ca sĩ ngôi sao…
Đèn Không Hắt Bóng là một câu chuyện tình cảm giữa Naoe và Noriko xuất hai năm, thế nhưng cái tình cảm của Noriko dành cho Naoe chưa bao giờ được đáp trả cho tới khi Naoe trong giây phút cuối đời thì Noriko mới được đáp trả tình cảm ngắn ngủi rồi phải chịu đau đớn tận cùng trước cái chết tự vẫn của Naoe.
Bàn luận
Đạo đức nghề Y
Trong câu chuyện Đèn Không Hắt Bóng phản ánh rõ nét về đạo đức hành nghề Y nhất, ở đó, những kẻ có địa vị càng cao càng lợi dụng bệnh nhân trước cái chết để trục lợi, cũng như những con bệnh có tiền bạc và địa vị thì càng ưu tiên và sống sót cao hơn kẻ chẳng tiền bạc gì. Điển hình là bệnh nhân của chồng bà cụ Chiyo là một căn bệnh máu trắng nặng cần phải truyền máu thường xuyên, có điều cả hai cụ không có tiền, chữa bệnh bằng tiền trợ cấp, thế nhưng bác sĩ trưởng của bệnh viện rất khó chịu và thù địch người nghèo, kẻ không tiền, chỉ vì họ không có tiền, thậm chí viện trưởng ý định xây dựng bệnh viện dành cho người giàu có.
Đó là một phần của đạo đức lương y đã bị làm trái đi, tuy nhiên về việc chữa trị và trung thực, chúng ta ta sẽ bắt gặp việc mâu thuẫn giữa Kobashi và bác sĩ Naoe khi có một khoảng cách kinh nghiệm lớn giữa hai người, một người là người mới ra trường và một người tài giỏi, hành nghề lâu năm, mâu thuẫn xảy ra là việc ca phẫu thuật lừa dối bệnh nhân chỉ để bệnh nhân yên tâm sống hết thời gian cuối đời, và ca truyền máu giả cho chồng bà Chiyo, đọc xong chúng ta sẽ thấy việc dường như Naoe đã đúng hoàn toàn và ngả nghiêng về phía anh ta hơn là lý tưởng hóa nghề Y như Kobashi đã lý tưởng và suy diễn rằng nghề Y phải cương trực hoàn toàn, không bao giờ lừa dối bất cứ ai. Thế nhưng sau vụ việc của bà Chiyo, gần như anh ta đã bị lung lay vì vô tình tiết lộ sự thật về căn bệnh không thể chữa của chồng bà Chiyo và cơ quan chức năng trợ cấp đã ngừng trả tiền viện phí, dù là sự lừa dối bệnh nhân hay là lừa dối cơ quan nhưng ít ra vẫn là cứu sống người bệnh và nó còn đỡ tệ hơn là kẻ đạo đức giả trước mặt rao giảng nghề Y nhưng thực ra cũng chỉ vì tiền hơn là cứu giúp người bệnh. Trong bức thư tuyệt mệnh của Naoe dành cho Noriko đã nhắc về bác sĩ Kobashi có ác cảm và mâu thuẫn về lương y, nhưng dẫu sao anh ta không hề từng trải qua cuộc sống của Naoe nên anh không hề oán trách, anh cũng có thời gian lý tưởng như Kobashi nhưng đã lụi tàn theo thời gian buông trải nên đành gạt bỏ lý tưởng đó.
Tình cảm
Về tình cảm giữa Naoe và Noriko đúng theo kiểu ngược luyến tàn tâm, trong vòng mấy năm trời giữa hai người, Noriko là người chịu thiệt thòi và hy sinh nhiều nhất, dù tai tiếng giữa Naoe với nhiều phụ nữ, dùng ma túy đến tai cô hay hành sự rất tệ với cô nhưng cô đặc biệt không hề bận tâm, vì tình yêu và đức hi sinh nên cô chấp nhận, miễn là ở bên cạnh Naoe, nhìn Naoe ngày qua ngày. Bởi tính chất con đường Naoe đang đi điều đặc biệt khác với mọi người và cũng là người mang bệnh không bao lâu nữa sẽ chết nên sống buông thả đến khi cạnh kề cái chết mới nhận ra Noriko là người anh thương và trân trọng, nhưng chỉ vài ngày cuối đời hành sự tử tế với Noriko và cho Noriko một đứa con là sự chuộc lỗi cuối cùng, có thể nói Noriko là người phụ nữ điển hình với phụ nữ xưa là chịu hy sinh và nhẫn nhục, trước tính cách lạnh lùng đến tàn nhẫn của Naoe. Naoe làm mình gợi nhớ câu nói:”chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” của Nguyễn Du, dù thực tế Naoe không phải là con người máu lạnh hay tàn nhẫn gì, nhưng với số mệnh đưa đẩy từ một con người tài giỏi có lý tưởng hóa về nghề Y để rồi khuất phục và thay đổi thế giới quan sau mắc bệnh, nhưng không hẳn là lương tâm của anh bị biến chất hoàn toàn như viện trưởng và giống như lời Kobashi suy diễn anh là một con người không có lương tâm, chỉ khác đó không phải là sự thật, chỉ là bây Naoe khôn khéo hùa theo hướng có lợi cho bản thân và người bệnh hơn (nếu cần thiết), dày kinh nghiệm về xử lý tình huống.
Những người đàn bà đem khoái lạc cho Naoe nhưng duy nhất chỉ có Noriko là anh mở rộng tình cảm bởi năm tháng cô đã phải chịu đựng và dốc lòng yêu thương anh trong sự im lặng và phục tùng, đó vừa là cái ngu, vừa là thứ khiến cho trái tim băng giá của Naoe tan chảy và cuối cùng anh mở lòng, tuy nhiên đó chỉ là giây phút cuối đời của anh đối với Noriko trước khi cái chết diễn ra bởi căn bệnh.
Dịch
Mình bản đọc bản dịch xưa, cho nên vẫn còn sử dụng cái tên phiên âm, ví dụ như Nôriko, Naô, rất khó chịu, đồng thời, được cái là văn phong rất mượt, trong sáng chứ không hề tối nghĩa hay khó hiểu mà vốn dĩ câu chuyện mang tính chất bi quan.
Tóm lại
-câu chuyện về nghề Y và mặt tối của nó như viện trưởng của bệnh viện tham lam, chán ghét người nghèo,
-lý tưởng của Koshiba về nghề Y phải chữa bệnh hơn là nhắc đến tiền bạc
-kẻ tài giỏi chưa chắc đã là kẻ làm chỉ vì tiền
-câu chuyện buồn dành cho những ai ưa thích kết thúc buồn
-bản dịch mình đang đọc là phiên âm tên nhân vật thành ra mình đọc rất là khó chịu, không biết bản mới hơn có biên tập lại cái tên ha ykhoong nữa.