tâm lý học
Sigmund Freud
Những công trình do Sigmund Freud viết về giấc mơ được tập hợp lại trong cuốn sách này là một tuyển tập lý thú những ý kiến phần nào đã tổng hợp, hoặc phần khác lại bổ sung thêm nhiều giác độ mới cho cuốn Diễn giải Giấc mơ vĩ đại từ năm 1900 của ông. Việc viết ra những bài này được thực hiện vào khoảng thời gian từ năm 1899, vài
ngày sau khi Diễn giải Giấc mơ (“Linh cảm trong mơ mà có thật”), đến năm 1932 (“Sự tiếp xúc của tôi với Josef Popper-Lynkeus”). Bài quan trọng nhất trong số chín bài này là bài Về Giấc mơ được viết vào năm 1901 để tổng hợp một cách sáng sủa tất cả những kết luận cốt yếu nhất cho cuốn Diễn giải Giấc mơ của ông, thực ra là một tác phẩm hết sức khó hiểu về mặt lý thuyết. Với việc đọc cuốn sách này như là một cuốn nhập môn để lướt qua một cách hết sức ngắn gọn sự nghiệp bách niên khảo cứu Giấc mơ về mặt phân tâm và thực nghiệm, bạn đọc sẽ hoàn thành được sự khởi mào khó khăn đã nói.
…
Cuốn sách này nhất định là đã mở rộng nhận thức của loài người về bản thân thêm cả toàn bộ lãnh vực cái vô thức và mở ra một hoàng lộ để hiểu được sự chuyển đổi từ cái suy nghĩ vô thức về ý thức, hội nhập về sự hiểu biết và nắm bắt được tác động trị liệu của việc hội nhập này. Nó vĩ đại hơn một công trình mang tầm thế kỷ.
…
Cuốn Diễn giải Giấc mơ của Freud đã giải được bí mật cho tới khi đó chưa giải được của loài người là giấc mơ. Cuốn sách đó đã làm rung chuyển nền văn hóa của chúng ta và làm thay đổi bức tranh của chúng ta về con người. Nếu đem so với phát minh mang tính cơ bản của Freud (theo đúng nghĩa của từ), thì những khảo cứu lâm sàng xây dựng nên từ đấy và những nội dung mới cho lý thuyết chủ yếu là sự gia công và xác nhận lại các nhận thức cơ bản của ông. Đấy là một kết quả đáng ngạc nhiên của một
thế kỷ nghiên cứu mà nó nhấn mạnh thứ bậc đặc biệt của cuốn sách này
Hermann Beland
Mã hàng 9786049768576
Nhà Cung Cấp Công ty TNHH Domino Books
Tác giả Sigmund Freud
Người Dịch Nguỵ Hữu Tâm
NXB NXB Văn Học
Năm XB 2019
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Trọng lượng (gr) 320
Kích Thước Bao Bì 15.5 x 23.5 cm
Số trang 314
Hình thức Bìa Mềm
Sản phẩm bán chạy nhất Top 100 sản phẩm Khoa học khác bán chạy của tháng
Sigmund Freud (1856 – 1939) nguyên là một bác sĩ về thần kinh và là nhà tâm lý học người Áo. Ông là người đặt nền móng và phát triển học thuyết phân tâm học. Cho đến ngày nay mặc dù lý thuyết phân tâm học của ông còn gây nhiều tranh cãi và người ta còn đang so sánh hiệu quả của các phương pháp phân tâm học của ông với các phương pháp điều trị khác, nhưng cũng phải thừa nhận rằng ông là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ XX.
_____________
Những công trình do Sigmund Freud viết về giấc mơ được tập hợp lại trong cuốn sách này là một tuyển tập lý thú những ý kiến phần nào đã tổng hợp, hoặc phần khác lại bổ sung thêm nhiều giác độ mới cho cuốn Diễn giải Giấc mơ vĩ đại từ năm 1900 của ông. Việc viết ra những bài này được thực hiện vào khoảng thời gian từ năm 1899, vài
ngày sau khi Diễn giải Giấc mơ (“Linh cảm trong mơ mà có thật”), đến năm 1932 (“Sự tiếp xúc của tôi với Josef Popper-Lynkeus”). Bài quan trọng nhất trong số chín bài này là bài Về Giấc mơ được viết vào năm 1901 để tổng hợp một cách sáng sủa tất cả những kết luận cốt yếu nhất cho cuốn Diễn giải Giấc mơ của ông, thực ra là một tác phẩm hết sức khó hiểu về mặt lý thuyết. Với việc đọc cuốn sách này như là một cuốn nhập môn để lướt qua một cách hết sức ngắn gọn sự nghiệp bách niên khảo cứu Giấc mơ về mặt phân tâm và thực nghiệm, bạn đọc sẽ hoàn thành được sự khởi mào khó khăn đã nói.
…
Cuốn sách này nhất định là đã mở rộng nhận thức của loài người về bản thân thêm cả toàn bộ lãnh vực cái vô thức và mở ra một hoàng lộ để hiểu được sự chuyển đổi từ cái suy nghĩ vô thức về ý thức, hội nhập về sự hiểu biết và nắm bắt được tác động trị liệu của việc hội nhập này. Nó vĩ đại hơn một công trình mang tầm thế kỷ.
Trước đó mình có giới thiệu quyển sách Về giấc mơ và diễn giải giấc mơ trên blog nhỏ của mình, tuy nhiên lúc đó do việc đọc khá khoai, đến mức đọc đến đoạn giới thiệu (do dài quá) chán ngán nên thôi không đọc nữa, và bây giờ thì mình cố gắng đọc hết quyển sách này một cách quyết tâm, dĩ nhiên, càng đọc thì càng rối rắm, càng cảm thấy khó nuốt, sau khi đọc xong thì cảm thấy phê, não thì khỏe hơn bình thường một chút, (haha).
Dịch thuật Về Giấc Mơ
Một quyển tâm lý học liên quan đến giấc mơ của giấc ngủ, có thể nói là một lý thuyết tiền đề làm nổi bật tên tuổi của nhà tâm lý nổi tiếng là Sigmund Freud, tuy nhiên, điều đáng tiếc là bản dịch Về Giấc Mơ của ông sang tiếng Việt chỉ là bản tóm tắt những lý thuyết chính, bao gồm thêm hai, ba ví dụ nhỏ (một cái của ông) về giấc mơ làm rõ ràng luận cứ hơn và những giấc mơ nhân gian, biểu tượng hóa, tính dục, cũng như lời nói đầu của các bản xuất, và Ngôn ngữ Giấc mơ của Trần Thiện Khanh là hết quyển nhỏ.
Có lẽ là do dịch giả không đủ khả năng dịch trọn bộ quyển sách Giấc Mơ đồ sộ mang tính học thuật nên chỉ lấy những phần chính để dịch, nhưng ít nhất là chúng ta có thể nắm bắt được gọn gàng lý thuyết Giấc Mơ của Sigmund Freud, nếu như chuyên sâu hơn nữa thì có lẽ phải đọc bản tiếng Anh thôi. Đồng thời bản dịch của chú Ngụy khá có vài chỗ tối nghĩa, đến mức mình tự hỏi do ngôn từ học thuật nó như thế hay do cách dịch của chú Ngụy làm ra hay không mà đọc muốn xiểng niểng, cũng như việc quyển sách mà mình mua khá nhiều lỗi chữ chính tả, mà mãi sau này mình mới nhận ra là do bản dịch với quyển sách chứ không phải do mình không hiểu.
Dù lỗi ở bản dịch thì đây chẳng phải là một quyển sách dễ ăn, dễ nuốt, thậm chí nếu như đọc lướt qua, có thể khiến cho ta đã không biết gì nay càng cảm thấy mông lung và khó hiểu hơn, tốt nhất là nên đọc chậm, tập trung cao để suy nghĩ và hiểu hơn, đôi khi mình phải đọc lại ba bốn lần và suy nghĩ lại câu nói từng chữ (chả hiểu có phải do tối nghĩa của cách dịch hay không hay do chính câu nói ấy đã là như vậy), tuy nhiên, cái cảm giác có thể hiểu được những câu khó tưởng như không thể hiểu khá là phê, ý mình là việc đọc chậm cũng là phương pháp làm ta hiểu và tăng nhận thức hơn nhiều.
Ít ra sau khi đọc xong, mình cũng hiểu thêm về nội dung giấc mơ, lý thuyết hoạt động của giấc mơ và có thể tự phân tích các giấc mơ – mặc dù lần đầu tiên để thực hiện cũng không hoàn toàn đúng khi phân tích các giấc mơ và mất khá nhiều thời gian luyện tập để có thể làm được điều đó (theo như Sigmund Freud đề cập). Và kể ra nội dung giấc mơ khá riêng tư kể cả lúc chưa phân tích đến khi đã được phân tích, dĩ nhiên việc này liên quan đến tiềm thức và vô thức bị chèn ép đến mức phải thông qua giấc mơ để thỏa mãn sự chèn ép ước muốn của bản thân.
Trong lý thuyết Giấc Mơ, Sigmund Freud có đề cập tới một việc là có thể ghi ra và tự phân tích giấc mơ, nhưng hiển nhiên công việc đó là phải dành cho người phân tích (bác sĩ tâm lý) hoặc ít nhất là người ghi lại giấc mơ phải khách quan trong công việc phân tích mà không bóp méo hình ảnh giấc mơ, mà hầu như đa số sau khi đã thức dậy hoặc là quên hẳn hoặc là thiếu tình tiết và bị bóp méo bởi cái tôi. Do đó, người chủ giấc mơ phải ghi lại mà không phán xét giấc mơ mới có thể hoàn toàn có thể tự phân tích (hoặc người phân tích giấc mơ) một cách chính xác.
Hơn nữa, giấc mơ là một con đường đi đến khai thác tiềm ẩn và vô thức vốn dĩ khi phát triển đã dồn nén đã dồn nén, hoặc ít nhất là khai phá được góc cạnh mặt tối tâm lý của mỗi người, tuy nhiên điều đó cũng khá khó bởi giấc mơ bị kiểm duyệt làm cho bóp méo hoặc chính công mơ làm vậy để tránh quấy nhiễu giấc ngủ. Ít nhiều sự phân tích giấc mơ là hành trình dài.
Sigmund Freud không đồng ý với luận điệu rằng giấc mơ có thể báo trước tương lai, ông nhiều lần bác bỏ hay thậm chí nhấn mạnh trong quyển sách của mình rằng những gì chúng ta thấy trước trong giấc mơ chỉ là ảo cảnh hoặc giấc mơ ngụy trang mà trước đó chúng ta đã thấy để rồi giấc mơ lặp đi lặp lại xuyên suốt trong giấc mơ khi mà chúng ta đã thực dậy, quên hẳn, khi mà tình cờ gặp được khung cảnh đó, con người đó, ta cho rằng giấc mơ báo trước. Cũng như việc việc ông cho rằng người chết trở về báo cái chết là không đúng, đôi khi đó chỉ là sự ngẫu nhiên, tình cờ, giấc mơ chỉ là công cụ “bảo trì” cho tâm lý con người, chứ không phải là một công cụ “tiên đoán” hay giao tiếp “người chết”, với luận điệu của ông, kiểu vừa đấm vừa xoa với những người theo chủ nghĩa thần bí, là chẳng có thần bí nào với công cụ giấc mơ của cơ thể cả.
Riêng với mình thì không đồng ý với luận điệu của ông là giấc mơ không có “người chết” về gặp chúng ta (hoặc mình có thể nhầm chăng là ông không nói như thế?) hoặc tiên tri, bởi tỷ lệ người có thể tiên đoán tương lai rất ít ỏi, thậm chí chỉ là “tổ tiên” mách bảo mới có thể nhận thấy được sự việc tương lai đó. Người ta vẫn một lòng tin tưởng giấc mơ có thể tiên tri được tương lai bởi công cụ giấc mơ thuộc phạm trù ngoài kiểm soát, bị bóp méo và thậm chí có nhiều thứ mang lại giấc mơ thần tiên và kinh dị, do đó họ có niềm tin rằng có thể giao tiếp với thần linh, với sự việc đó, mình đứng về phía Sigmund Freud hoàn toàn bởi chẳng có cái nào gọi là giao tiếp thần thánh cả. Nhưng với việc mách bảo hay hồn ma thì lại khác, bởi có vài lần mình tình cờ gặp người chết về thăm, chân thực đến mức khi thức mình vẫn còn nhớ, cảm xúc, và báo hiệu một điều gì đó mà mãi sau giấc mơ mới biết được.
Tóm lại
Tóm lại là quyển sách khá là khoai, mình đã mất hơn hai tháng gần ba tháng trời để đọc hiểu toàn bộ nội dung Diễn giải giấc mơ gói gọn hơn 300 trang một chút, dĩ nhiên nói vậy thì hơi quá, nhưng thực tế là như vậy, bởi nếu đọc nhanh quá mà không cần hiểu thì lãng phí, mà đọc chậm để tiêu hóa nội dung dung quyển sách thì lại lâu na và mau quên sự liên kết cũ, nhưng ít nhất nó cũng đủ làm mình thẩm thấu nội dung hơn thay vì chỉ biết đọc vẹn.
Cái giá trị quyển sách Về giấc mơ và diễn giải giấc mơ cực kỳ cao và đáng đọc, chính vì thế mà lý thuyết giấc mơ như thế này tạo ra tiền đề sáng ngời cho ông sau này hơn, có lẽ mình mong một ngày nào đó, có một nhà xuất bản có thể xuất bản đầy đủ quyển sách của ông thay vì một bản tóm tắt lý thuyết Giấc Mơ như thế này.
Liên kết nội bộ
- Tags – Bản đồ
- Author – Tác giả
- Members Directory
- Diễn đàn: Hướng dẫn
- Diễn đàn
- Thị Trấn Buồn Tênh | Nhóm Facebook
- Review Phim Kinh Dị
- Review Truyện
Bài viết cần biết
-có thể nhận thức về giấc mơ, hiểu biết về những gì đã diễn ra trong giấc mơ, do đó sẽ không còn kiểu mơ gì đánh lô đề gì nữa, do đó bạn sẽ không cần phải như thế, thay vì vậy, bạn sẽ hiểu rõ từ nguyên nhân cho đến khi nhận thức giấc mơ ấy xảy ra như thế nào.
-nếu như bạn cần một lời giải thích về giấc mơ như thế nào, thay vì giấc mơ xảy ra theo cách thần bí nhất thì đây hẳn là một quyển sách đáng đọc dành cho bạn
-một quyển sách hướng dẫn phân tích giấc mơ của bác sĩ Sigmund Freud.
-dịch giả khá là dịch tối nghĩa do đó nhiều câu cú hơi bị khó nhai, phải đọc đi đọc lại
-lỗi do ở sách hơi nhiều chút nhưng ít nhất là tạm ổn
-do đây là quyển học thuật nên cũng chẳng phải là quyển để đọc giải trí đâu nhé
-do hàn lâm học thuật khá cao nên bạn sẽ không thể hiểu được ngôn từ của quyển sách
-do đây chỉ là quyển dịch lược thay vì trọn bộ một quyển sách đồ sộ của bác sĩ Sigmund Freud.