
anime, phù thủy và xã hội
Eiko Kadono(novel)
Hayao Miyazaki(screenplay)
Hayao Miyazaki
Dịch vụ giao hàng của phù thủy Kiki công chiếu lần đầu tại Nhật Bản vào ngày 29 tháng 7 năm 1989[2] và đã đoạt giải Animage Anime Grand Prix.[3] Đây là phim có doanh thu phòng vé cao nhất năm 1989 của Nhật Bản với hơn 2 triệu khán giả. Phim cũng đánh dấu sự khởi đầu của 15 năm hợp tác phân phối giữa Studio Ghibli và Công ty Walt Disney;[4] Walt Disney Pictures sau đó lồng tiếng Anh cho phim vào năm 1997 và công chiếu tại Hoa Kỳ trong Liên hoan phim quốc tế Seattle vào ngày 23 tháng 5 năm 1998.[5] Tác phẩm được phát hành băng đĩa tại gia tại Mỹ và Trung Quốc vào ngày 1 tháng 9 năm 1998.[6]
Bộ phim Kiki’s Delivery Service hoàn toàn mới so với các kể chuyện của các bộ phim thuộc thể loại phù thủy thông thường, Kiki’s Delivery Service không tập trung vào phép thuật, cũng không tập trung vào đánh nhau hay tình huống khó khăn gì xảy ra mà tập trung vào đời sống giản dị của người dân thời thập niên năm 1900.
Nội dung
Nếu như bạn đang mong chờ một bộ phim phù thủy có phép thuật hùng vĩ, đánh nhau hay đơn giản hơn là các trở ngại diễn ra như bộ phim Mary and The witch’s Flower thì có lẽ đây không phải là bộ phim dành cho bạn.
Kiki’s Delivery Service chỉ lấy hình ảnh duy nhất trong giới phù thủy chính là gia đình có truyền thống phù thủy, mặc bộ đồ đen, có cây chổi và bay được, một con mèo đen và kiki biết nói chuyện với nó, hết, đó là hình ảnh duy nhất mà bộ phim Kiki’s Delivery Service lấy, sau đó là cách kể chuyện theo lối đời thường, bình dị hơn.
Về thứ bình dị thì có nhiều thứ nếu bạn để ý sẽ thấy được, ví dụ như gia đình Osono cho Kiki ở một căn phòng, trong căn phòng là nhiều bụi và bột làm bánh mì, cô bé kiki mãi tận hôm sau mới dọn dẹp vì đêm đó là sự nhạy cảm dâng lên, cô tự hỏi liệu ở thành phố này có thật sự dành cho cô bé hay không? Khi cô bé biết mình mất năng lực là lúc cô cảm thấy trách móc bản thân càng tại sao lại như thế này, và cô bé cố gắng làm việc cho gia đình Osono để không bị mang tiếng là ăn bám hay ở đợ, chưa kể đến là thời gian cô thức dậy, sau đó là xuống toilet ở dưới nhà và bắt gặp chồng cô Osono đang ưỡn ngực và đi lấy đồ thì cô bé Kiki mới chịu ra ngoài và chạy dọc lên căn phòng, đó là tượng trưng cho việc nhạy cảm mới lớn của cô bé Kiki.
Sự đối lập giữa kiki và Jiji, khi Kiki hầu như không quen được bạn bè mấy, khi thấy cô gái ăn mặc đầm màu hồng leo lên xe bạn trai trước cửa kính của tiệm khiến cho Kiki tự ái và mặc cảm, cũng như cách xử xử nói xấu bà cô gái áo đầm khiến cho cô bé càng trở nên không thích, đồng thời sau khi được Jiji thuyết phục lên khinh khí cầu thì trông thấy đám bạn có cô gái hôm bữa được giao bánh khiến cho Kiki cảm thấy khó chịu nên đã “giận cá chém thớt” sang Jiji. Đây cũng là giai đoạn nhạy cảm yêu và ghét, được mến và khó chịu, điều này khó tránh khỏi trong sự trưởng thành.
Khinh khí cầu và máy bay của Jiji cũng là tượng trưng cho việc giai đoạn phát triển máy bay sau này, điều mà mình khá ngạc nhiên, Studio Ghibli đã khắc họa ẩn ý trong bộ phim, khi nhắc đến phù thủy Kiki biết bay lại thêm khinh khí cầu vòng quanh thế giới là giao thoa giữa truyền thống và hiện đại phát triển.
Nhìn chung, có thể nói Studio Ghibli khắc họa cô bé Kiki bằng cách sự trưởng thành sau khi sống trong thành phố, đánh mất chính bản thân cô trước yêu và ghét, nhạy cảm trong độ tuổi trưởng thành, tìm kiếm một công việc vốn theo bản chất chứ không phải là công việc không thật sự đúng theo khả năng. Hầu hết, các chi tiết của bộ phim Kiki’s Delivery Service không thừa cũng không thiếu, nội dung lại theo hướng đời sống xã hội hóa giữa truyền thống và hiện đại, khác xa với cơ cấu chiến đấu trong thế giới phù thủy, đồng thời xuyên suốt trong bộ phim không hề có bất cứ phép thuật nào ngoại trừ con mèo đen dùng điện để suốt lại đám lông, còn lại không có bất cứ thứ phép thuật nào ra, dường như đạo diễn Miyazaki Hayao muốn truyền tải đôi khi phép thuật là thứ rắc rối hay cũng chẳng phải là thứ hay ho có thể hữu giúp cho đời sống.
Thậm chí ông cũng muốn nói rằng (thông qua việc chi tiết) là lao động bằng công sức – ví dụ như Kiki không thể nhận tiền của bà mà không giao hàng, nên cô bé nhất quyết rằng sẽ giúp bà nấu bánh và giao hàng tận nơi thay vì chẳng phải làm gì cả khi đã nhận tiền – và việc ở nhờ một người xa lạ mà không giúp gì cho chủ nhà là một điều khó có thể chấp nhận và là điều tối kỵ.
Đồ họa
Dĩ nhiên, phong cách truyền thống của Studio Ghibli rất khác biệt so với phim cùng thời và hiện tại, sẽ không bao giờ bạn nhầm phong cách vẽ của Studio Ghibli với bất cứ Studio nào khác, thậm chí bạn sẽ say mê từng khung cảnh, từng nét vẽ cho từng nhân vật, những nét vẽ nhân vật thơ ngây, mạnh mẽ, yếu đuối hay gian xảo điều có hết. Điều mà mình thích thú nhất chính là, càng về sau, Studio Ghibli càng trung thành với nét vẽ, và tới năm 2020 mới chịu làm đồ họa mới cho bộ phim, nhưng cũng không thể quên phong cách vẽ vời của chính Studio Ghibli mang lại suốt bao nhiêu năm nay.
Với lại, mình nhận thấy có hai lớp vẽ, một lớp vẽ nền và lớp vẽ chuyển động, cả hai bị tách biệt khá rõ rệt, nhất là ở trong phòng của Kiki sẽ nhận ra, tuy nhiên đây cũng chỉ có trong phòng của kiki là rõ nhất, còn các nền khác cũng có nhưng khá khó nhận ra.
Tuy nhiên cũng không có hàm ý gì chê bộ phim Kiki’s Delivery Service cả, vì đây là bộ phim ra mắt trong năm 1989 nên vẫn còn vẽ tay nhiều hơn là vẽ máy tính sau này, chẳng hạn như bộ phim Spirited Away vẽ nền trên máy tính, còn chuyển động thì vẫn là vẽ tay. Do đó sẽ là so sánh khập khiễng quá lớn nếu so sánh với các bộ phim bây giờ.
Ý nghĩa
Chắc có lẽ mình đã phân tích hết ở trên rồi, tuy nhiên, cần phải nói thêm là, chủ chốt xuyên suốt trong bộ phim nói về việc trưởng thành của tuổi thành niên, mặc dù ở tuổi 13 là tuổi ăn học, và so với xã hội hiện đại thì với việc tuổi ở 13 mà đã đi làm thì có điều hơi phi lý, tuy nhiên, xuyên suốt quá trình trong bộ phim Kiki’s Delivery Service không hề xuất hiện trường học hay những lứa tuổi đi học, đồng thời Kiki lại đi xa; chọn một thành phố xa lạ để học tập và kiếm sống.
Điều mang ý nghĩa đời sống cũng như một trường học, với lứa tuổi tự lập bao giờ cũng phải vừa phát triển và học tập kỹ năng mềm, cũng như việc giữa tâm hồn phù thủy và tâm nghệ thuật là như nhau; phù thủy cũng là người, và người cũng là phù thủy trên bức tranh vẽ, chỉ khác mọi người điều đặc biệt như nhau, kỹ năng, cách ứng xử cũng vậy.
Một điều nữa là, mẹ của Kiki là một nhà hóa học, như thể nói ra rằng việc phù thủy không hẳn là có phép thuật có thể triệu hồi sét, nước, gió và gì gì đó; mà cũng là con người.
Áo đầm phựng và con mèo đen là đặc trưng của giới phù thủy nhưng lại cột thêm chiếc nơ trên đầu tạo ra một phù thủy trẻ con ngây thơ là theo một cách ý nghĩa nào đó khó tả.
Tóm lại
Nhìn chung, đây là một bộ phim đáng coi, cũng như dành cho tất cả mọi lứa tuổi, nhất là các cô nàng mới lớn, do đó nếu bạn là fan trung thành của Studio Ghibli thì tất nhiên không thể bỏ qua bộ phim Kiki’s Delivery Service được.
Các liên kết nội bộ
Thông Báo
Nội quy của diễn đàn
Góp ý cho bản dịch
Tuyển thành viên
Thảo Luận và giao lưu
Khu vực dành cho thành viên
-mang ý nghĩa trưởng thành và tự lập trong gia đình.
-bình dị và nhẹ nhàng
-đồ họa dễ thương mang phong cách thập niên 1980
-âm nhạc nhẹ nhàng
-một thành phố hoài cổ
-tình yêu đôi lứa
-sự tốt bụng và ghét bỏ được thể hiện khá lớn trong bộ phim
-dù thân phận phù thủy nhưng không có bất kì phép thuật nào
-không có cảnh chiến đấu