Chết do ngạt khói
Các triệu chứng tổn thương bị ngạt khí như chảy nước mắt, viêm kết mạc, ho, khạc ra đờm có than, khó thở, mất định hướng, mất tri giác, bị bỏng, cháy da, lông, tóc… Nếu nhẹ, thường có biểu hiện thở dốc, buồn nôn, đau đầu; ở mức độ trung bình, nạn nhân cảm thấy đau đầu dữ dội, chóng mặt, rối loạn thần kinh, buồn nôn, ngất xỉu; nặng sẽ bị ngất, hôn mê, co giật, loạn nhịp tim, trụy mạch và tử vong.
Không phải mọi nạn nhân trong đám cháy đều bị thiêu rụi, vài trường hợp cho thấy nạn nhân tử vong mà không có hoặc chỉ vài vết bỏng nhỏ. Ở trường hợp sau, da có màu nâu nhạt, cứng, dày, có thể có rộp da. Rộp da hay mép da quanh vết rộp có màu đỏ đều có thể có trước chết hoặc sau chết. Nhiệt làm co thắt các mao mạch dưới da đẩy dịch máu ra ngoài tạo nên vết đỏ da và rộp da giống như phản ứng viêm sung huyết xảy ra ở người sống.
Ở những tử thi không có hoặc có rất ít dấu hiệu tổn thương do nhiệt thì nguyên nhân chết thường là ngạt do hít khói. Giống ngộ độc CO. Khám nghiệm sẽ phát hiện ra có muội than bám trong mũi miệng, thanh quản và khí phế quản. Không có muội than cũng không thể khẳng định là nạn nhân đã chết trước đó. Đã có những trường hợp không phát hiện muội than nhưng khi xét nghiệm máu thì phát hiện nồng độ CO ở mức gây chết.
Khi tử thiết, thường tương đối dễ dàng phát hiện một trường hợp ngộ độc CO. Vết hoen tử thi, cơ và các tạng cũng như máu có màu đỏ anh đào. Do đó, đo nồng độ CO trong máu là bắt buộc. Màu đỏ anh đào cũng có thể gặp trong ngộ độc các chất khác như cyanua… hoặc vết hoen tử thi có màu này khi để ở nhiệt độ lạnh trong thời gian dài. Ngoài ra, một nạn nhân có nồng độ CO trong máu đủ gây chết nhưng có thể không có màu đỏ cherry này. Trong khói có rất nhiều khí độc được sinh ra khi cháy như CO2, CO, amoniac, axit hữu cơ…, trong đó, CO2 và CO là nguyên nhân chính gây tử vong. Khi hít phải quá nhiều loại khí này, nạn nhân có thể bị ngộ độc cấp tính. Ngoài ra, các loại khí này cũng khiến cơ thể tiêu hao nhiều thể lực vì thiếu oxy, do đó nạn nhân chết trong các vụ cháy phần nhiều là do cố gắng vùng vẫy trong cơn hoảng loạn.
Cơ chế gây chết thực sự ở những nạn nhân bị ngạt không phải lúc nào cũng rõ ràng. Do nồng độ CO trong các đám cháy thường thấp hơn liều gây chết, thường thấp hơn khoảng 20% so với khí thải. Theo kinh nghiệm của một chuyên gia thì khí thải từ xe hơi thì nồng độ CO trung bình là 79%. Trong các đám cháy thì nồng độ CO chỉ khoảng 57%, thường là 30-40%, cũng có nhiều đám cháy nồng độ CO chỉ 20%. Trong vài trường hợp thì cái chết là do có sự góp phần của những bệnh có sẵn ở nạn nhân. Vì vậy, nạn nhân bị xơ vữa động mạch vành có thể chết ở nồng độ CO thấp hơn so với người khỏe mạnh. Trong vài trường hợp khác thì thuốc, rượu cũng góp phần gây nên cái chết.
Nhiều yếu tố khác cũng được đề cập như là nguyên nhân chết trong những trường hợp chết do ngạt này như sự thiếu oxy, cyanua, các gốc tự do và vài chất độc không xác định. Sự thiếu oxy thường không thực tế
do nếu thiếu oxy thì đám cháy đã tắt rồi. Cyanua đựơc tạo ra trong đám cháy có nhiều chất tổng hợp. Nhưng thường hiếm khi đây là nguyên nhân chết trong đám cháy, chỉ mang tính lý thuyết do lượng cyanua sinh ra trong đám cháy tương đối nhỏ. Thậm chí là trong phòng kín, với khí cyanua ở nồng độ cao cũng không thể gây chết ngay lập tức mà phải xảy ra vài phút sau đó. Việc xác định nồng độ cyanua trong máu cũng nhiều khó khăn. Cyanua có thể được sinh ra do sự phân huỷ của cơ thể sau chết hay trong ống máu xét nghiệm. Thêm vào đó, nếu phương pháp xét nghiệm không chính xác tuyệt đối thì những chất khác (sulfide) có thể có phản ứng giống như cyanua làm sai lệch kết quả. Các gốc tự do có thể là một nguyên nhân gây chết do chúng bất hoạt chất surfactant làm cản trở trao đổi oxy ở các phế nang
Một nguyên tắc thoát nạn rất quan trọng khi xảy ra cháy là mọi người cần lấy khăn thấm nước ướt che kín miệng và mũi để lọc không khí khi hít thở, tránh bị ngạt khói gây nguy hiểm. Đặc biệt, khi di chuyển, nên cúi thấp người vì khói luôn luôn bay lên cao, nhằm tránh lượng khói hít vào thấp nhất có thể.
Khi thấy có người bị ngạt khí, cần mở hết các cửa để không khí tràn vào và đưa ngay nạn nhân ra khỏi nơi có khí độc, nhanh chóng đưa tới bệnh viện để cấp cứu, hạn chế di chứng. Người đến cấp cứu nạn nhân cũng cần nhanh chóng gọi thêm người hỗ trợ, đề phòng bị ảnh hưởng khí độc. Quá trình tới viện, nếu nạn nhân thở yếu hoặc bất tỉnh, cần phải hà hơi thổi ngạt.
Các liên kết nội bộ
Tham gia group Thị Trấn Buồn Tênh nhé.Hướng dẫn bình luận review cho bài viết
Hướng Dẫn Tạo Bài Viết Review/Bảng Đánh Giá Cho Bài Viêt
Diễn đàn của website, rất mong mọi người tham gia và góp ý cho website nhé.
Tuyển Cộng Tác Viên
Thư Viện Ebook
Đề xuất bài viết cho bạn
Like
0%
Dislike
0%
Cám ơn
0%
Đánh giá cao
0%
Phấn Chấn
0%
Tức Giận
0%
Tức muốn bắn
0%
Buồn
0%
Khóc
0%
Ngầu
0%
Quỷ Dữ
0%
Nhảm nhí
0%
Comments