
Đông A lại vừa tiếp tục cho ra mắt thêm ba tác phẩm khác của bố già Mario Puzo nhưng không dừng lại ở đó, trong thời gian tới sẽ còn ra thêm hai tác phẩm nữa, nâng tổng số tác phẩm của Puzo mà Đông A xuất bản lên mười cuốn, các bạn có thể đoán được hai cuốn cuối tên là gì không nào
Có thể để ý thấy rằng trong ba tác phẩm mới vừa được giới thiệu thì cuốn “Dại thì chết” (Fools Die) từng có bản dịch cũ với tựa đề “Những kẻ điên rồ phải chết” của Phan Quang Định, còn cuốn “Đất tiền đất bạc” (The Fortunate Pilgrim) bản dịch Ngọc Thứ Lang theo mình tìm hiểu thì không phải là bản dịch duy nhất, trước đây đã từng có hai bản dịch khác nữa được xuất bản với hai tựa đề khác nhau tên là “Đất khách quê người” của dịch giả Đặng Phi Bằng và “Qua cơn ác mộng” của dịch giả Đàm Xuân Cận. Đây là tác phẩm mà Mario Puzo coi là tác phẩm văn học hay nhất, thơ mộng nhất của mình.
Câu chuyện kể về cuộc sống của một gia đình nhập cư người Ý đến Hoa Kỳ, mà nhân vật chính là bà mẹ Lucia Santa, một nhân vật mà Puzo coi là người hùng, ông nói trong một cuộc phỏng vấn rằng nhân vật Lucia Santa, được dựa trên chính mẹ của ông: “Bất cứ khi nào Bố già mở lời, trong tâm trí tôi, tôi nghe thấy giọng nói của mẹ mình. Tôi nghe thấy sự khôn ngoan và tình yêu không gì sánh được của bà dành cho gia đình của cô ấy và cho chính cuộc sống của mình. Lòng dũng cảm và lòng trung thành của Don đến từ cô ấy; nhân tính của anh ấy đến từ cô ấy… và vì vậy, tôi biết bây giờ, nếu không có Lucia Santa, tôi đã không thể viết ” Bố Già” The Godfather). ”
Về cuốn “Đấu trường u ám” (The Dark Arena) thì mình cũng tìm hai bản dịch cũ khác, một của dịch giả Nguyễn Hoài Thu mang tên “Đấu trường đen” và hai là của Hoàng Hải Thủy mang tên “Trở về tội ác”. Cuốn này thì kể về một cựu chiến binh người Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai trở về Đức để tìm bạn gái của mình, Hella. Cuốn tiểu thuyết khám phá cuộc sống ở nước Đức thời hậu chiến, nơi tiền tệ tiêu chuẩn không phải là đồng mark Đức , hay thậm chí là đô la Mỹ , mà là thuốc lá do Mỹ sản xuất. Tuy cuốn này không nổi trội lắm nhưng vẫn khẳng định được tài năng kể chuyện vững chắc của Mario Puzo.
Không biết trong Hội có bạn nào đã đọc qua những tác phẩm nào trong số kể trên chưa nhưng có thể thấy ngoài bản dịch của Ngọc Thứ Lang thì hai tác phẩm còn lại đều đã được Đông A dịch mới lại. Mỗi bản dịch một tựa đề, thật sự khó mà lần ra được. Cuốn thứ tư mình nghĩ sẽ là tác phẩm “Đời tổng thống K thứ tư” (The Fourth K), cuốn này cũng có một bản dịch khác tên là “Chữ K thứ tư”, không biết sắp tới Đông A sẽ gọi là gì, còn cuốn thứ năm đố các bạn biết là cuốn nào đó.
Tính ra thì hầu như tiểu thuyết của Mario Puzo đều đã được dịch ra hết với trên hai bản dịch. Những ai yêu thích tiểu thuyết tội phạm, mafia thì mười cuốn của Puzo chắc cũng đủ để thỏa mãn rồi, tuy không phải cuốn nào của ông cũng thành công nhưng nếu đã yêu thích Puzo thì có cuốn nào hốt hết đúng không nào.
tác giả: Nguyễn Cửu Hoài Đức
Các liên kết nội bộ
Thông Báo
Nội quy của diễn đàn
Góp ý cho bản dịch
Tuyển thành viên
Thảo Luận và giao lưu
Khu vực dành cho thành viên