Nói về cái chết của Tiều Cái thì đó là tình tiết gây tranh cãi nhiều nhất trong tác phẩm Thuỷ Hử của nhà văn Thi Nại Am
Vay thì hôm nay bổn tọa cũng mạn phép bày tỏ một chút quan điểm xung quanh cái chết của vị thủ lĩnh Lương Sơn này.
Có câu “sơn lâm vô hổ thì hầu tử xưng vương” người đầu tiên làm chủ Lương Sơn có tên là Vương Luân. Họ Vương xuất thân cũng chỉ là tên học trò biết chút chữ nghĩa, nhưng nói văn thì không đủ để trị quốc, nói võ thì càng không đủ để an bang.
Hậu quả của việc không đủ năng lực nhưng ngồi nhầm ghế, cùng tâm địa hẹp hòi ganh tị hiền tài. Nên Vương Luân đã bị Báo Tử Đầu Lâm Sung nhất đao lưỡng đoạn, rồi tôn Thác Tháp Thiên Vương Tiều Cái lên làm thủ lĩnh.
Vậy để bàn về nội dung uẩn khúc sau cái chết của sao Bắc Đẩu thiên vương này chúng ta sẽ đi dần dần nhé.
Đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu động cơ gây án của kẻ muốn sát hại Tiều Cái.
Con người sẽ chẳng bao giờ làm những việc mà không mang lại cho mình lợi ích gì.
Chúng ta sẽ đặt dả thiết gần nhất mà ai cũng sẽ phải nghĩ đến, đó là nếu Tiều Cái chết ai sẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất trong việc này.
Dĩ nhiên ai cũng có thể đoán ra Tống Giang chứ còn ai vào đây nữa.
Vậy thì chúng ta lại phải đặt câu hỏi mục đích Tống Giang ra tay sát hại Tiều Cái để làm gì?
Tống Giang ở Vận Thành chỉ giữ chức Áp Ti một chức quan nhỏ, nhưng nổi tiếng nhờ có tấm lòng rộng rãi nghĩa khí, nên thiên hạ ngưỡng mộ gọi là Hô Bảo Nghĩa.
Ví dụ cho nghĩa khí của Tống Giang chính là ông ta đã báo tin cho đám Tiều Cái trốn thoát không bị quan phủ vây bắt. Chính vì thế đám Tiều Cái nợ Tống Giang một món nợ ân tình.
Khi Tống Giang giết vợ vì tội ngoại tình đáng ra để tránh tội Tống Giang hoàn toàn có thể gia nhập Lương Sơn ngay lúc đó.
Tại sao họ Tống lại thà chịu án mà không lên Lương Sơn.
Bởi trong con người của Tống Giang có tồn tại một tư tưởng cố căn theo kiểu Nho gia là “trung quân ái quốc. Một lòng vì thiên tử vì bá tánh, nếu lên Lương Sơn làm tặc thì không chỉ cá nhân Tống Giang mà cả Tống gia đều mang tội mưu phản, ô danh cả họ khiến Tống Giang thà ngàn dặm đi thụ án chứ không muốn ra nhập Lương Sơn.
Từ đó có thể thấy Tống Giang ngay từ đầu đã không có ý mưu phản, chia Giang sơn với nhà Tống.
Ngay từ đầu Tống Giang đã không lên Lương Sơn vậy tại sao về sau ông ta lại đồng ý ra nhập.
Anh em chắc vẫn còn nhớ bài thơ trong lúc say của Tống Giang ở Lầu Tầm Dương Giang Châu.
Nội dung bài thơ:
Từ nhỏ đã thông kinh sử,
Lớn lên lại thạo quyền mưu,
Khác nào mãnh hổ ngủ đồi hoang,
Kín nanh giấu vuốt nhẫn chịu.
Chẳng may thích chữ hai má.
Hàm oan đi đày Giang Châu,
Mai kia báo được nỗi oan cừu,
Máu nhuộm Tầm Dương giang khẩu!
Tâm ở Sơn Đông thân ở Ngô,
Tang bồng phiêu bạt chí giang hồ,
Ngày sau như thỏa bình sinh chí,
Dám cười Hoàng Sào chẳng trượng phu!
Trong thơ đã nói rõ ràng một người thông kinh sử tỏ tường quyền mưu, lại bị hàm oan đi đày. Chính xác Tống Giang không cảm tâm, đời trượng phu một bụng kinh văn một chí lớn căng đầy lồng ngực lại rơi vào vòng lao lý. Tống Giang không phục, ông ta tuyệt đối không muốn hùng tâm tránh chí của mình bị trôn vùi một cách nhạt nhẽo tầm thường như thế. Cho nên ông ta mới cam tâm giả điên thậm chí ăn cả phân để trốn tội. Chính vì có lý tưởng trong đầu nên khi Tiều Cái đem quân đến ứng cứu Tống Giang đã đồng ý ra nhập Lương Sơn.
Về phần Tiều Cái dĩ nhiên Tiều Cái không có ý tưởng đợi triều đình chiêu an, bởi ngay từ đầu giám cướp sinh thần cang Tiều Cái đã có ý lên núi làm cướp. Song trong những người lên núi đầu tiên ngoài Tiều cái còn có Công Tôn Thắng, Lưu Đường, Nguyễn Thị tam hùng, Bạch Thắng, cuối cùng là Trí Đa Tinh Ngô Dụng. Dụng cũng là người đọc sách cũng thấm nhuần tư tưởng nho gia như Tống Giang, dĩ nhiên hoàn cảnh đưa đẩy nên phải đi làm cướp.
Có thể về trí Tiều Cái không cao nhưng với trí tuệ của Ngô Dụng sao không biết nếu Tống Giang lên núi thì chắc chắn sẽ thành hai hổ một sơn. Vậy nếu vị trí quân sư trung thành với Tiều Cái tại sao Ngô Dụng vẫn để Tống Giang lên núi. Từ đó cho thấy ở Ngô Dụng với việc Tống Giang lên Lương Sơn nhất định có dụng tâm khác.
Tống Giang lên núi vừa là cơ hội để đám Tiều Cái trả lại món nợ ân tình năm xưa, vừa với danh tiếng “Tống Giang ta có tài Đức gì mà được huynh đệ yêu mến như vậy” của Tống Giang. Thì nghĩa sĩ các nơi sẽ noi theo Hô Bảo Nghĩa mà kéo về ra nhập, tạo nên thanh thế ngày một lớn mạnh cho Lương Sơn.
Tiểu Cái không ngờ nước cờ sai lệch này lại chính là rước hổ về nhà, đem họa sát thân cho bản thân về sau.
Tiếp theo Tống Giang đã sát hại Tiều Cái như thế nào anh em đón xem bài viết sau
Khác
Tác giả: Phạm Văn Trường
Các liên kết nội bộ
Tham gia group Thị Trấn Buồn Tênh nhé.Hướng dẫn bình luận review cho bài viết
Hướng Dẫn Tạo Bài Viết Review/Bảng Đánh Giá Cho Bài Viêt
Diễn đàn của website, rất mong mọi người tham gia và góp ý cho website nhé.
Tuyển Cộng Tác Viên
Thư Viện Ebook