Mục lục
Vụ Án Bánh Bao Xá Xíu Thịt Người (1985)
MQC bai viet 1
Sự thật đằng sau nhà hàng ‘Bát Bửu’ tại Macau.
-•-
Vụ án về nhà hàng ‘Bát Bửu’ từng một thời gây chấn động cả đất Hồng Kông và Macau. Vụ thảm sát xảy ra sáng sớm ngày 4 tháng 8 năm 1985. Nghi phạm là Hoàng Chí Hằng, kẻ tình nghi đã thảm sát một gia đình gồm 9 người và một nhân viên của nhà hàng ‘Bát Bửu’ tại Macau. Được biết, nạn nhân có số tuổi nhỏ tuổi nhất là 7 và lớn nhất là 70. Mãi cho đến một năm sau khi hung thủ chính thức được bắt giữ, mọi người mới truyền tai nhau rằng hắn đã chế biến các nạn nhân thành thịt xá xíu nhồi vào bánh bao và tiêu thụ tại nhà hàng này.
Khách sạn-nhà hàng ‘Bát Bửu’ được một tay ông Trịnh Lâm thành lập vào những năm 60. Đây là thành quả ông tự tay xây dựng lên từ là một người bán hàng rong. Trình Lâm sau đó kết hôn cùng vợ là bà Sầm Huệ vào năm 1973, họ có với nhau 5 người con, 4 gái và 1 trai. Gia đình họ sinh sống tại một căn hộ nằm ngay cạnh nhà hàng ‘Bát Bửu’. Việc kinh doanh của họ rất khả quan, nhưng cặp vợ chồng được biết đến là những con nghiện cờ bạc.
Trở lại vào trưa ngày 8 tháng 8 năm 1985, cảnh sát Macau nhận được nhiều cuộc gọi khẩn từ người dân đang bơi lội tại bãi biển cát đen. Tại đây, họ phát hiện 8 chi của cơ thể người đang chồng chất trên nền cát. Trong đó bao gồm 4 bàn chân phải được cho là thuộc về 4 người khác nhau. Vài ngày tiếp theo đó, họ lại tìm được thêm 3 chi khác. Với tổng cộng 11 phần cơ thể người vừa được tìm thấy, phía cảnh sát đã nhanh chóng thành lập một tổ chuyên án. Họ mời về các pháp y từ đại lục để tìm hiểu rõ hơn về vụ việc, nhưng cuộc điều tra vẫn cứ dậm chân tại chỗ.
Tám tháng sau đó, sở cảnh sát tư pháp Macau và cảnh sát hình sự quốc tế Quảng Châu nhận được một bức thư từ người em trai của nạn nhân Trịnh Lâm. Đây cũng trở thành một đầu mối quan trọng giúp phía cảnh sát bắt giữ được hung thủ.
Bức thư từ người em trai: “Anh trai Trịnh Lâm của tôi đi Macau lập nghiệp đã nhiều năm, ảnh cần cù siêng năng dữ lắm. Nhưng từ đầu tháng 8 năm ngoái lại không nghe thấy tin tức gì từ ảnh nữa. Tài sản và nhà hàng Bác Bửu của anh ấy đột nhiên lại được sở hữu bởi một người đàn ông họ Hoàng. Mà gần đây tôi lại nghe được tin tức là tại một bãi biển ở Macau, phát hiện ra tứ chi người. Tôi sợ gia đình anh trai gặp chuyện không lành, kính mong phía cảnh sát hổ trợ giúp đỡ tìm ra anh nhà tôi.”
Trong thư đề cập đến tên những người mất tích bao gồm:
1.Ông chủ nhà hàng ‘Bát Bửu’ – Trịnh Lâm (50 tuổi)
2.Vợ Trịnh Lâm – Sầm Huệ Nghi (42 tuổi)
3.Con của họ – Trịnh Bảo Quỳnh (18 tuổi)
4. – Trịnh Bảo Hồng (12 tuổi)
5. – Trịnh Bảo Văn (10 tuổi)
6. – Trịnh Bảo Hoa (9 tuổi)
7. – Trịnh Quán Đức (7 tuổi)
8.Mẹ của TL – Trần Lệ Dung (70 tuổi)
9.Dì 9, nhân viên trong tiệm – Trần Lệ Trân (60 tuổi)
10.Anh họ của TL, đầu bếp trong tiệm – Trịnh Bách Lương (61 tuổi)
Sau khi nhận được bức thư, phía cảnh sát đã kiểm tra lại các phần cơ thể đã tìm được từ năm ngoái. Họ nhanh chóng phát hiện ra rằng, dấu vân tay trên chi của một nạn nhân nữ hoàn toàn trùng khớp với bà Trần Lệ Dung, người được cho là đã mất tính của khách sạn Bát Bửu. Cảnh sát sau đó đã bố trí theo dõi các hành động của Hoàng Chí Hằng. Họ đồng thời cũng hỏi thăm tin tức từ hơn 20 người hàng xóm quen biết gia đình ông Trịnh.
Nhân chứng nhìn thấy gia đình nạn nhân lần cuối là anh nhân viên giao gà cho nhà hàng. Chiều ngày 4 tháng 8 năm 1985, người nhân viên này vẫn giao hàng cho ông Trịnh như thường lệ. Điều kỳ lạ là ngay ngày hôm sau, anh phát hiện nhà hàng lại treo biển thông báo “nghỉ 3 ngày”. Các chủ mối cung cấp thực phẩm cho nhà hàng còn đến tận nhà hỏi thăm tình hình ông Trịnh. Nhưng mở cửa tiếp chuyện với họ lại là một người đàn ông xa lạ, hắn nói rằng cả gia đình đã đi Chu Hải có việc gấp.
Ngay ngày hôm sau, tức ngày 5 tháng 8 năm 1985. Nhân viên của nhà hàng là bà Trần Lệ Trân cũng mất tích một cách kỳ lạ. Hàng xóm của bà cho biết, sáng sớm ngày hôm đó, có một người đàn ông tầm 30 tuổi đã đến tìm bà Trần Lệ Trân. Hắn nói rằng con út của nhà Trịnh Lâm đang phát sốt nên cần bà ấy đến hỗ trợ. Hai người lên taxi rời đi và từ đó không thấy tin tức gì của bà ấy nữa.
Hoàng Chí Hằng và chủ sở hữu của nhà hàng ‘Bát Bửu’ là ông Trịnh Lâm đã biết nhau rất nhiều năm. Một năm trước khi xảy ra vụ thảm sát, gã Hoàng cùng vợ chồng ông Trịnh và ông Trịnh Bắc Lương (đầu bếp của nhà hàng) đã cùng nhau đánh mạc chược. Hoàng Chí Hằng đã thắng Trịnh Lâm tổng cộng 180,000 NDT (Nếu tính theo hiện tại thì gần 600tr VNĐ).
Ông Trịnh bèn hứa rằng trong vòng một năm sẽ trả đủ hết nợ, nếu không sẽ nhượng lại nhà hàng ‘Bát Bửu’ cho hắn ta. Trong một năm đó, Hoàng Chí Hằng thường nhắc nhở về khoản nợ với vợ chồng ông Trịnh rất nhiều lần, nhưng đều bị họ bỏ ngoài tai.
Vào tối ngày 4 tháng 8 năm 1985, sau khi nhà hàng ‘Bát Bửu’ đóng cửa, Hoàng Chí Hằng lại theo thói quen đến thu nợ. Theo gã Hoàng, hắn chỉ đến đòi lại một khoản, phần còn lại có thể để họ trả dần.
Ông Trịnh Lâm bèn đáp trả: “Có cái X ấy. Muốn gì thì đưa bằng chứng ra đây”. Hai bên sau đó đã xảy ra tranh chấp, gả Hoàng vội đập vỡ chai bia ra làm vũ khí. Hắn tóm lấy cậu bé Trịnh Quán Đức đang đứng bên cạnh hòng làm con tin.
Vì đây là cậu con trai duy nhất của ông Trịnh, nên cả gia đình không dám để xảy ra chút sơ suất nào. Họ đành phải cắn môi nghe theo mệnh lệnh của hắn.
Hoàng Chí Hằng lệnh cho tất cả mọi người trói nhau lại bằng dây thừng và ngặm mảnh vải vào miệng. Hắn ta ra lệnh cho cho bà Sầm Huệ Nghi trói cậu con trai út của bà lại. Xuất phát từ tình mẫu tử, bà Sầm đã không nghe theo lệnh của gả Hoàng mà vội vã ôm lấy bảo vệ đứa con. Hắn do vậy đã đùng đùng xông đến, dùng chai bia đã vỡ cứa thẳng vào cổ bà Sầm dẫn đến đứt động mạnh chủ, tử vong ngay tại chỗ.
Thú tính của gã Hoàng như được khởi động ngay sau đấy. Hắn dùng hung khí đã sát hại bà Sầm, đâm chết tất cả những người còn lại trong gia đình. Trước khi bị sát hại, cậu bé Trịnh Quán Đức đã nói với hung thủ rằng “Dì 9 (Bà Trần Lệ Trân) sẽ tố cáo ông”. Đây cũng là lí do hắn vội vã đến nhà Dì 9, lừa bà ấy đến nhà hàng ‘Bát Bửu’ với lí do bé Đức bị sốt. Sau đó, hắn khử cả Dì 9 cùng thủ đoạn khi ra tay với gia đình ông Trịnh tại đây.
Gã Hoàng thừa nhận đã dùng ra 8 tiếng để phanh thây các xác chết, để vào 2 túi nhựa đen và bỏ chúng vào thùng rác. Hoàng Chí Hằng sau đó đã tiếp quản lại nhà hàng, thay đổi toàn bộ các nhân viên và sở hữu tất cả các bất động sản thuộc sở hữu của gia đình ông Trịnh.
BẮT GIỮ:
Vào một buổi trưa ngày 28 tháng 9 năm 1986, Hoàng Chí Hằng vội vã bỏ lại nhà hàng ‘Bát Bửu’ hòng muốn tẩu thoát sang Trung Quốc. Phía cảnh sát đã kịp thời ngăn chặn và mang hắn ta về đồn để hỏi cung.
Hoàng Chí Hằng khai báo rằng ông Trịnh Lâm nợ tiền cá cược với gã ta tổng cộng là 600,000 NDT, nên đã giao lại tài sản nhằm bù vào số nợ. Hắn nói rằng gia đình ông Trịnh đã di cư ngay khi bàn giao lại tài sản, nhưng cảnh sát không tìm được hồ sơ xuất cảnh của gia đình họ. Cùng lúc đó, cảnh sát phát hiện trong két sắt của hắn có tất cả các giấy tờ tuỳ thân của ông Trịnh và giấy khai sinh của 5 đứa trẻ.
Trong cuộc thẩm tra, Hoàng Chí Hằng chống chế rằng hoàn toàn không có việc bản thân bỏ trốn, gã chỉ muốn đưa vợ và các con trở về thăm quê mà thôi. Cũng trong đêm đó, hắn ta lên cơn hen suyễn và có ý định cắn lưỡi tự tử.
Ngày 2 tháng 10 năm 1986, Hoàng Chí Hằng chính thức bị truy tố với nhiều tội danh giết người và được tạm giam tại nhà tù Macau chờ ngày xét xử. Ngày thứ 2 sau khi được đưa vào trại giam, gã đã bị các tù nhân khác đánh cho sứt đầu mẻ trán. Sau khi được đưa đến bệnh viện điều trị, hắn cầu xin được ở lại đây nhưng vẫn bị trả về trại giam 2 ngày sau khi đã điều trị khỏi.
Vào chiều ngày Hoàng Chí Hằng trở lại từ bệnh viện, gã ta đã dùng phần kim loại của thùng rác để cắt động mạch trên cổ tay trái. Nhưng đã được người khác phát hiện và cứu chữa kịp thời. Vào đầu tháng 12 cùng năm, trong lần trò chuyện cuối cùng với người con trai cả, hắn ta đã bật khóc.
Sáng sớm ngày 4 tháng 12, Hoàng Chí Hằng dùng phần nắp bén nhọn của lon nước ngọt cắt vào vết thương cũ ở động mạch tay. Nhân viên nhà tù phát hiện ra gả đã là sáng ngày hôm sau. Gã tắt thở trong tình trạng tay được bao phủ bởi tấm chăn dính đầy máu. Sau khi Hoàng Chí Hằng ra đi, cảnh sát tìm được từ hắn một bức thư tuyệt mệnh, một lọ hen suyễn và một vài quyển tạp chí khiêu dâm.
-•-
Bên lề:
-Phim lấy ý tưởng từ câu truyện:
The Untold Story: Phim ở trên cùng nhé
Đây cũng là bộ phim giúp Huỳnh Thu Sinh lần đầu tiên đoạt giải ‘Nam Diễn Viên Chính Xuất Sắc Nhất’ tại Lễ trao giải phim điện ảnh Hồng Kông lần thứ 13.
”Không biết Lưu Thanh Vân sẽ có cảm nghĩ gì khi có tận 2 bộ phim được đề cử chung với ‘Bánh Bao Xá Xíu Thịt Người Của Nhà Hàng Bát Bửu’. Đã vậy còn thua trong tay nhân vật biến thái nữa chứ, chắc chắn là câm nín luôn rồi.”
-Hoàng Chí Hằng không trực tiếp xác nhận việc nấu xác các nạn nhân. Nhưng ngoài tứ chi của họ, những phần còn lại đều không tìm thấy. Có chi tiết từ phía cảnh sát đưa ra rằng, các chi khi bị phát hiện đều không bị phân huỷ dù HK lúc đấy đang rất nóng.
(Từ lúc giết cho đến lúc thấy các chi tại bãi biển là 4 ngày, chúng không bị phân huỷ.)
-Hoàng Chí Hằng cũng được xác nhận là hung thủ của một vụ án ‘Giết người phóng hoả tại Hồng Kông’ năm 1973. Do vậy, hắn đã lẩn trốn đến Macau trong từng ấy năm trời.
-•-
Nguồn: https://zhuanlan.zhihu.com/p/25241154
Blog: Thị Trấn Buồn Tênh
Dịch bởi:Phung Tran
Link nguồn
Tham gia group Thị Trấn Buồn Tênh nhé.Hướng dẫn bình luận review cho bài viết
Hướng Dẫn Tạo Bài Viết Review/Bảng Đánh Giá Cho Bài Viêt
Diễn đàn của website, rất mong mọi người tham gia và góp ý cho website nhé.
Tuyển Cộng Tác Viên
Thư Viện Ebook