
1.
Ngày 8 tháng chạp Bát Giới về chầu diêm vương.
Bát Giới rời bỏ trần thế ở một chốn phật đàn xa xôi, vắng bóng người. Khi thiên binh tìm thấy thi thể của Bát Giới, trên miệng hắn vẫn còn chiếc chân gà đang nhắm dở, nhưng tim huynh ấy đã ngừng đập mãi mãi.
Ta nghe mỗi chỗ nói một kiểu, có kẻ nói là Bát Giới chết đột tử, có kẻ lại nói là bị trúng độc chết. Nhưng dù chuyện là thế nào thì cũng khiến ta đau đáu trong lòng, xót thương vô bờ.
Cung Quảng Hàn một ngày tháng chạp, ánh trăng lạnh lẽo bao trùm như sương xa. rượu Thiêu Đao Tử cay nồng, Bát Giới nâng chén lưu ly:
“Na Tra, lão Trư ta phải làm một việc lớn.”
“Việc lớn gì vậy?”
Lão Trư cười khẩy. “Phật dạy, không được nói.”
Rồi, Bát Giới làm một hơi hết ly rượu, lão Trư cao giọng: “Hằng Nga tiên tử, rượu ngon, cạn…”
2.
Tro cốt của Bát Giới được rắc ở cung Quảng Hàm, dưới ánh trăng tĩnh mịch Hằng Nga xót thương Bát Giới, một tay nâng hũ tro, một tay thả nắm tro cốt vào trong gió lạnh.
Sư phụ Đường Tăng và đồ đệ Sa Tăng đều khóc thương Bát Giới, chỉ riêng Đại Thánh là bình thản như không có chuyện gì xảy ra, tựa mình vào cây hoa quế, hát nghêu ngao.
“Này, sư huynh của ngài chết rồi đấy.” Ta nhắc Đại Thánh.
Đại Thánh lặng yên một lúc, gật gật đầu. “Phải, chết rồi, nhưng vận vật đều phải chết đấy thôi.”
“Nhưng đây là sư đệ của ngài đó.”
“Bát Giới cũng giống vậy thôi.” Đại Thánh thảm nhiên nói.
Sau đó Đại Thánh nhìn mãi những chiếc lá vàng trên cây quế, chốc chốc lại đưa tay vỗ nhẹ vào thân cây.
Sau khi thành phật, tính tình của Đại Thánh thay đổi rất nhiều.
Lần trước, ta gặp Đại Thánh ở Hỏa Diệm Sơn. Lúc đó, Ngưu Ma Vương pháp lực vô biên, Tôn Đại Thánh cũng không hạ được hắn. Sau đó nhờ đến thiên la địa võng của thiên đình, sự giúp sức của đức phật và chiếc vòng côn luân của ta,..cuối cùng Ngưu Ma Vương sức cùng lực kiệt, hiện nguyên hình, cặp sừng của Ngưu Ma Vương còn bị vòng côn luân của ta thiêu chụi.
Ngưu Ma Vương hét lớn: “Tha mạng…”
Lúc đó, ta rõ ràng đã nhìn thấy Đại Thánh rơi lệ. Đại Thánh đến bên Ngư Ma Vương, lúc này Ngưu Ma Vương mình đầy thương tích, ánh mắt Đại Thánh đầy ẩn tình, ngài vốt nhẹ chiếc sừng gãy của Ngư Ma Vương:
“Lão Ngưu à, đừng trách ta, ta cũng là bị ép buộc thôi.”
Ta biết giữa Đại Thánh và con trâu già kia trước đây có mối thân tình, nhưng trước mặt thần binh, không tiện biểu lộ. Ta tiến lại gần Đại Thánh.
“Xin ngài cẩn thận lời nói.”
Lão Ngưu chỉ kịp liếc mắt nhìn Đại Thánh một cái rồi lịm đi.
Đại Thánh thở dài vào nói với ta: “Đa tạ.”
Ta biết ngài cảm ơn vì ta đã cho lão Ngưu một con đường sống, ta lắc đầu nói: “Người huynh đệ, ngài tranh thủ lên đường sớm đi, sớm lấy được chân kinh, chúng ta là huynh đệ của nhau.” Đại Thánh im lặng không nói lời nào.
Ngày Đại Thánh thành phật, ta còn mừng cho ngài, ta làm mọi cách, vượt mọi cách trở để được thấy dáng hình của Đại Thánh. Đại Thánh không đeo vòng kim cô, không gậy như ý, ngài thành phật, nói lời thiền ngôn, ai ai cũng nể phục.
Đại Thánh thành phật vốn là chuyện vui, nhưng hôm đấy tôi thấy ngài trong lòng ngài như có tâm sự, trong đầu ta chợt có suy nghĩ: “Huynh ấy có được nhiều thứ, nhưng cũng phải đánh đổi nhiều thứ.”
3.
Nghĩ lại ta vẫn không hiểu, việc lớn mà Bát Giới nói rốt cục là việc gì.
Ta đã đến phật đàn ở Ngạo Lai Quốc, một nơi rất bình thường, không có người dân sinh sống, cũng không có tăng lữ, cũng không biết do ai xây. Theo lời của thiên tướng, Bát Giới ăn phải đồ độc, vì ham ăn, hoại tử đường ruột nên mất mạng. Nghe cũng buồn cười, là thứ gì độc đến thế?
Sau khi trở về Thiên Cung, tiểu đồng bẩn báo rằng, nửa giờ trước có một vị hòa thượng dáng vẻ hớt ha hớt hải đến tìm ta.
“Vị hòa thượng đó trông thế nào?
“… ngài ấy để râu, tay cầm một cây đèn…”
Ta nghĩ ngợi một lúc, chắc chắn đó không phải là cây đèn, đó là bảo trượng hàng yên, là Kim Thân La Hán Sa Ngộ Tĩnh.
“Ngài ấy đâu rồi”
“Đợi mãi không gặp được chủ nhân nên ngài ấy đi rồi, ngài ấy rút ra một bức vẽ màu tím, ở trên ẩn hiện một vòng tròn, giống như vật gì đó đã bị phong ấn. Người khách đó nói nhất định phải giao vật này cho ngài.”
Nhìn qua thì không thể hóa giải phong ấn, nên ta tính mang về phòng xem thì tiếng thiên binh ngoài cửa phủ ập vào, dẫn đầu là gia phụ Lý Tịnh, mặt ông đằng đằng sát khí, hỏi:
“Con có gặp Kim Thân La Hán Sa Ngộ Tĩnh không?”
Ta biết là không thể dấu được phụ thân, nên kể lại mọi việc, trừ việc bức vẽ.
Phụ thân nghe vậy, không một chút nghi ngờ. Giọng nghiêm trang: “Nếu còn bắt gặp Sa Ngộ Tĩnh, nhất định không được niệm tình, phải bắt hắn về quy án.”
“Thưa phụ thân, vì nguyên do gì vậy?”
Vẻ mặt gia phụ biến sắc. “Hắn trộm bảo vật của Ngọc Đế, tội đáng muôn chết…Tóm lại, nếu có gặp, không cần hồi bẩm, giết ngay tức khắc.”
Chuyện này làm ta sốc nặng: “Tội lớn như vậy ư?”
Nhớ năm xưa Sa Ngộ Tĩnh đánh vỡ chén lưu ly ở hội Bàn Đào cũng chỉ bị đày xuống trần gian, tội lần này lại nghiêm trọng đến mức phải làm cho hồn xiêu phách lạc.
4.
Binh tướng triều đình được huy động, lần này Sa Ngộ Tĩnh không có đường thoát. Ta đích thân chứng kiến cảnh tượng Sa Ngộ Tĩnh bị vây bắt, cả thần phật cùng hợp lực, đánh cho Kim Thân La Hán Sa Ngộ Tĩnh hồn siêu phách lạc.
Ta thấy được sự căm hận ngút trời trong ánh mắt của ngài ấy trước lúc ra đi.
“Đại sư huynh….”
Sa Ngộ Tĩnh dứt lời, ta nhìn sang Đấu Chiến Thắng Phật Tôn Ngộ Không đang đứng bên cạnh mình. Lúc đó, ngài ấy không một chút động lòng, giáng một đòn như trời đánh vào đầu Sa Ngộ Tĩnh và Sa Ngộ Tĩnh ra đi mãi mãi.
Suốt hai ngày ở trong phủ, ta đứng ngồi không yên, nhìn bức vẽ, ta có dự cảm: “Đây chính là bảo vật mà Sa Ngộ Tĩnh trộm của Ngọc Đế.”
Tiểu đồng của ta vô cùng chung thành, vài lần bị tiên nhân tra hỏi đều giấu kín bí mật về bức vẽ.
“Tại sao Sa Tăng giao bức vẽ này cho ta, ta có thể giúp gì ngài ấy?”
Ta xem đi xem lại phong ấn màu tím, nhưng vẫn không có chút gợi ý nào.
Dấu phong ấn này là Sa Tăng đặt ra, tại sao vậy? Chắc chắn là có điều bí mật muốn nói cho ta biết đây.
Những điều ta biết về vị hòa thượng thật thà này thật sự quá ít ỏi, không có gì ngoài phẩm chất cần cù, chịu khó. Đột nhiên, ta nhớ đến câu cuối cùng của Sa Tăng trước lúc chết: “Đại sư huynh…” Nhưng ngài ấy biết rõ là đại sư huynh đã thành phật, không còn cứu mình như lúc trước…Hoặc có thể Sa Tăng không gọi Tôn Ngộ Không.
Một suy nghĩ vụt qua khiến ta bần thần, lẽ nào là nói với ta?
Ta cầm bức vẽ trên tay, chầm chậm đọc: “Đại sư huynh…”
Tử quanh vừa phát sáng, phong ấn được hóa giải.
5.
Một bức vẽ hiện ra, đây là nơi vô cùng quen thuộc đối với ta.
Là Thủy Liêm Động, Hoa Quả Sơn – nơi mà ta và Tôn Ngộ Không lần đầu tỉ thí.
Chỉ có điều bức vẽ này có lẽ là cảnh Hoa Quả Sơn sau ngày đi lấy kinh, hoa đào đua nở, vạn vật sinh sôi khắp khu rừng, chỉ là không có bầy khỉ.
Nghe cũng buồn cười, cả Hoa Quả Sơn không có một con khỉ.
Vật mà Sa Ngộ Tĩnh giao phó trước lúc ra đi, ta nào dám thất trách. Trong lúc đang hiếu kỳ, một luồng sáng phát ra, chớp mắt một cái, trời đất xoay chuyển, lúc ta hoàn hồn thì cảnh tượng đã khác hoàn toàn.
“Đây…đây là đâu?…”
Địa ngục trần gian ư, những tiếng kêu thảm thiết vang vọng…
“Ngươi…ngươi là ai?” sợ xanh mặt.
“Đây…lẽ nào là một sự trừng phạt?”
Lại là cái cười khẩy. “Haha…, nhà ngươi là ai? Lão Tôn ta đây là Tề Thiên Đại Thánh.”
(Hết phần thượng)
Còn tiếp…
[+ 4039 likes] Sau khi Tôn Ngộ Không thành phật hết cái này không phục cái kia không phục nên lại bị đày xuống trần?
>[+1193 likes] Theo như tôi phân tích, Tôn Ngộ Không thành Phật là giả.
>>[+86 likes] Lại còn thuyết âm mưu như vậy sao?