quái vật, hành động, kinh dị
Bong Joon Ho, Won-jun Ha, Chul-hyun Baek
Bong Joon Ho
2006
Một con quái vật xuất hiện từ sông Hàn của Seoul và bắt đầu tấn công mọi người. Gia đình yêu thương của một nạn nhân làm những gì có thể để giải cứu cô khỏi nanh vuốt của nó.
Phim The Host 2006 cũng khá nổi tiếng năm 2006 và tạo ra tiếng khá lớn cho nền điện ảnh Hàn Quốc, nội dung nổi bật chính là đánh vào nền cốt yếu ô nhiễm môi trường, sau đó là chính trị Hàn Quốc, tình cảm gia đình và “Seo-ri”.
Tuy nhiên, nếu xét về mặt khác, phim không hề có kịch tính, gật gân, hành động gì, hơn nữa so với thời đó, về đề tài quái vật cũng ít, và cũng là đề tài đầu tiên của Hàn Quốc nên đã đạt được số điểm khá cao.
Mục lục
Nội dung kịch bản
Dĩ nhiên, thể loại quái vật thì liên quan đến quái vật phải không nào? Nhưng đối với mình ấn tượng đầu tiên là Park Hyun-seo (Ko Asung) bị quái vật đưa vào cống rãnh lớn và cùng sống sót với đứa bé nhỏ, hai đứa sống sót cùng nhau, khiến cho mình cảm thấy có điều gì đó bất hạnh, như một sự lang thang và sống ẩn dật dâng lên. Ý mình nói là thằng bé, có người anh nữa, sống theo kiểu “seo-ri”, có nghĩa là ăn xin ý, cuối cùng thằng anh chết và Park Hyun-seo đành phải thay thế thằng anh để chăm sóc cho thằng bé này.
Điều này đã gợi ý nhiều thứ về cuộc sống của Nam Hàn, xa hoa và còn nhiều bế tắc.
Đó chưa là gì, khi bị chính trị hóa về chất độc thải ra môi trường lẫn cả việc nghiên cứu sinh học cũng vậy, khi những rắc rối luôn là phía “ngoại quốc” Mỹ can thiệp là lúc nền tảng dân chủ Hàn Quốc gặp nhiều bế tắc và bị chi phối.
Ban đầu là tay bác sĩ ngoại quốc ghét bụi và yêu cầu thải chất độc ra sông Hàn, cũng là sự thiếu hiểu biết, khi sự rắc rối Park Gang-Doo thoát ra ngoài được cũng là sự việc tham nhũng và phòng chống không hiệu quả khiến cho Mỹ phải can thiệp. Thế nhưng Mỹ can thiệp cũng chẳng hơn gì đám quan Hàn Quốc, là sự lộng hành và ngu dốt.
Đây là bài học đau đớn, như ẩn ý, nói trắng ra là phía biên kịch muốn nói đến các vấn đề mà Hàn Quốc gặp phải, hầu hết, bộ phim ra mắt đúng thời điểm dân chủ Hàn quốc gặp phải vấn đề nghiêm trọng.
Kịch tính và kỹ xảo
Nội dung hàm chứa vấn đề xã hội bao nhiêu thì vấn đề kịch tính và kỹ xảo lại gặp bấy nhiêu, không hề có sự kịch tính nào xuyên suốt, chỉ duy nhất một lần jumpscare và đương nhiên kỹ xảo về quái vật thì rất dở tệ, thậm chí ở giai đoạn cuối phim khi Park Gang-Doo (Kang-ho Song) đâm cây sắt vào miệng con quái vật và ngã xuống đất thì lộ rõ hình ảnh kỹ xảo lộ liễu. Ý mình nói là kỹ xảo chưa hoàn chỉnh, hay nói cách khác là nếu so với bộ phim khác cùng thời thì The Host 2006 chưa thật sự làm tốt, có rất nhiều cảnh khác nhau nếu bạn để ý (ví dụ như đám đông chạy trốn) thì có thể nhận ra dễ dàng.
“Seo-ri” và tính chất gia đình
“Seo-ri” trong bộ phim The Host 2006 cũng được đề cập, như một vấn đề truyền thống, nhưng không rõ ràng lắm, tuy nhiên theo cách hiểu của mình thì đa số là kiểu ăn xin và mồ côi do đó, nhân vật chính Park Gang-Doo cũng từng thời là “seo-ri” theo lời kể của ông bố.
Tính chất gia đình cũng được đề cao, gia đình 4 người điều từ bỏ tất cả, bấp chấp việc nguy hiểm và phía chính phủ truy nã để tìm kiếm Park Hyun-seo, đây có thể là điều khiến cho mình cảm động nhất và cũng đánh giá cao nhất, thậm chí mình có thể coi việc tính chất gia đình kéo bộ phim thành phim đỉnh vì bây giờ rất ít bộ phim vừa chứa các đề tài xã hội mà có thể gây ra một cảm xúc nào đó.
Nhất là ông bố Park Hie-bong (Hee-Bong Byun) chuẩn bị bắn con quái vật để cứu cả 3 người còn lại, nhưng súng đã hết đạn, nhưng ông không hề trách móc thằng con Park Gang-Doo đã đưa cho ông không đạn mà ông chỉ bảo hãy chạy đi. Đây là cảnh khiến cho mình suýt nữa rơi nước mắt, và chợt hiểu không phải tự nhiên phim được đánh giá cao, bởi tính chất nhân văn đã làm cho bộ phim đáng nhớ hơn bao giờ hết.
Ẩn khuất cuối cùng
Đó là Park Nam-Joo (Doona Bae) còn sống hay đã chết?
Nếu dựa trên bức hình được đặt trên kệ ở cuối phim, chắc chắn Park Nam-Joo vẫn còn sống, cũng có người bảo Park Nam-Joo đã chết và hình ảnh đó chỉ là trước sự kiện đã xảy ra, nhưng mình nghĩ rằng việc này không phải, nếu như đã chết, ắt hẳn trên bệ kệ phải có hình ảnh tang. Chính vì vậy Park Nam-Joo không chết mà chỉ đứng cạnh người chị Park Hyun-seo.
Tóm lại
Không có gì để đánh giá thấp phim The Host 2006, The Host 2006 là bộ phim dù ra mắt năm 2006 nhưng vẫn chất lượng hơn cả phim Ngôi Đền Kỳ Quái 2 – vốn nhảm shit và dở tệ – cùng với phim Crawl (địa đạo cá sâu). Vốn phim Ngôi Đền Kỳ Quái và Crawl mang tính chất nhân văn, nhưng cuối cùng chưa thấy nhân văn đâu mà chỉ thấy sự nhảm nhí, riêng với Crawl là sự thảm họa về kịch tính, cũng chỉ nhỉnh hơn The Host 2006 về hành động một chút mà thôi.
Liên kết nội bộ
- Tags – Bản đồ
- Author – Tác giả
- Members Directory
- Diễn đàn: Hướng dẫn
- Diễn đàn
- Thị Trấn Buồn Tênh | Nhóm Facebook
- Review Phim Kinh Dị
- Review Truyện
Bài viết cần biết
-phim mang tính nhân văn
-phản ánh chính trị của Hàn Quốc:
+bị mỹ chi phối
+chính quyền không làm hiệu quả
+tham nhũng
-nâng cao tình cảm gia đình
-phản ánh "seo-ri" ăn xin
-kỹ xảo không được tốt
-không kịch tính
-không kinh dị