Có thể nói The Exorcist 1973 là bộ phim kinh dị đỉnh nhất trong dòng thể loại quỷ ám – siêu nhiên, mà mãi sau này (hiện tại) rất khó có bộ phim nào sánh nổi, với kỹ xảo thô sơ nhất và hóa trang thua kém sau này (hiện tại), cộng thêm bầu không khí dị thường không hề có pha tạp jumpscare – trong suốt 2 tiếng đồng hồ chỉ xuất hiện mặt quỷ đúng ba lần, nhưng nó không gây ra hù dọa chút nào như hiện nay đã lạm dụng – khiến người xem phải rùng mình, sợ hãi và ám ảnh.
Nội dung xuất sắc
Mình đã từng xem rất nhiều bộ phim kinh dị khác nhau, nhưng nói về nội dung, rất ít bộ phim kinh dị nào thường tập trung vào nội dung lẫn cả mảnh kinh dị, theo thông lệ hiện nay, đa phần các bộ phim kinh dị không ít thì nhiều điều chèn jumpscare vô tội vạ trong khung cảnh tối tăm, bầu không khí im lặng rồi xuất hiện mặt quỷ này nọ hoặc là sự vồ vập của ma quỷ hoặc là tên sát nhân để tạo ra sự bất ngờ, dẫn đến một sự thật rằng, những “chiêu thức” này đã được người xem nắm bắt gần hết (nếu tịnh ý và xem nhiều bộ phim kinh dị).
Đối với mình, bản thân mình lại không thích kiểu đó, nó làm cho người xem tuy có bất ngờ nhưng trong vài giây sau họ sẽ hết sợ bởi bầu không khí căng thẳng đã biến mất (tùy thể trạng tâm lý mỗi người) điểm lợi của bộ phim không dùng jumpscare là từ đầu chí cuối người xem luôn luôn trong trạng thái căng thẳng cực độ, chỉ tập trung vào nội dung, kinh dị, bầu không khí, hóa trang, âm thanh, tuy nhiên nhược điểm của bộ phim này chỉ phù hợp với tình trạng như kể trên (nội dung, kinh dị), nếu không, nó sẽ biến bộ phim “làm quá lên”, và dĩ nhiên mang lại là phản ứng ngược thay vì tác dụng. Không hẳn jumpscare là xấu xa gì cả, nó sẽ giúp người xem đang căng thẳng thêm sự sợ hãi hơn, nhưng không hẳn ai cũng thích jumpscare cả (bản thân mình cũng thế) và có tác dụng.
Với The Exorcist 1973 tập trung vào bầu không khí căng thẳng, u ám, tuyệt vọng và lạnh lẽo, có vài ba lần xuất hiện mặt quỷ (not jumpscare), đồng thời diễn tả trạng thái tâm lý của từng nhân vật, như nhân vật cha Karras mất niềm tin vào tôn giáo khi chứng kiến nhiều người dần từ bỏ đức tin và rời xa người mẹ duy nhất của ông ta, để bà sống một mình cho tới khi nhập viện, lúc này cha đã không muốn duy trì đức tin của mình mà còn muốn đi vào thế tục như võ sĩ quyền anh để có thể lo liệu cho người mẹ của mình, nhưng cha đã thất bại bởi người mẹ của mình đã mất không lâu sau đó, nhưng cái chết cô độc không có cha bên cạnh, nỗi cảm giác đau đớn đeo bám cha cho tới khi cha gặp Regan trong tình trạng quỷ ám nặng nề – lúc này cha không hoàn toàn tin tưởng vào đức tin của mình nữa, thậm chí ông ta còn khuyên Sharon rằng hãy đưa con bé đến bệnh viện tâm thần, hoặc cha đang làm lễ trong trạng thái thất thần, trong ánh mắt ấy toát ra vẻ mặt mình có nên làm lễ tiếp hay không – nhưng cho tới khi đã chứng kiến đủ lý do để bản thân ông ta thấy đây là vụ quỷ ám nên đưa hồ sơn lên cho tòa giám mục và để họ cử người đến nghi thức quỷ ám, gặp cha Merrin rồi khi chứng kiến vụ việc chiếc giường của Regan tự khắc bay lên, lúc này Karras mới chính thức lấy lại niềm tin tôn giáo của mình. Rồi khi thấy cha Merrin chết bên cạnh Regan, ông ấy bóp cổ Regan và nói hãy nhập vào người ông ta, sau đó tự khắc nhảy lầu, khung cảnh sau đó là cha Dyer chạy tới bên cạnh cha Karras hỏi vài câu sau đó làm nghi thức giải tội, mình cảm tưởng rằng, cha Karras đang cúi đầu gập xuống đất sắp được gặp mẹ của ông ấy, bởi vì công việc, ông ta không thể gần gũi, sau đó là không có tiền bạc – bởi làm linh mục không có tiền bạc gì nhiều lắm, bên nước ngoài chỉ được phụ cấp bao nhiêu tháng nhưng nó cũng chỉ trang trải cuộc sống là chính, cho nên chúng ta mới thấy rằng cha Karras phải tập luyện thi đấu để có tiền lo cho người mẹ – và cái chết của người mẹ đã ảnh hưởng cực kỳ lớn khiến tâm lý thà chết đi còn sướng hơn.
Cũng như việc bà mẹ Chris MacNeil khó chấp nhận rằng con mình bị quỷ nhập cho tới khi bà ta chứng kiến chiếc giường của con gái rung lắc, hành vi được thay đổi, có sức mạnh lớn, như một con người khác nên bà mới tìm một vị linh mục như Karras để cứu giúp đứa con của mình, từ đầu chí cuối, từ việc mọi thứ suông sẻ, bình thường, cho tới lúc đứa con gái chửi mọi người sẽ chết (ở trên thiên đường) và đái trước mặt mọi người và chuyển sang giai đoạn “quá khích” là xoay chuyển cái đầu và bò cầu thang bằng cách lộn ngược, làm cho bà ta suy sụp hoàn toàn, không thể không tin có một thế lực nào đó đã xâm chiếm thân xác của bà ta. Có thể nói bà ta đã tin hoàn toàn vào thế giới tâm linh từ việc này.
Thanh tra Lt. Kinderman điều tra cái chết của Burke Dennings, nghi ngờ từ cha Kassan và đến Regan, khiến cho việc Regan bị quỷ ám đã là quá đủ nay bà Chris MacNeil phải hứng chịu thêm cú sốc, và người xem như mình phải rùng mình bởi một khi việc này được phát hiện thì mọi thứ sẽ càng trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết, lúc đó bà Chris MacNeil có trăm cái miệng cũng không thể biện minh bởi trước đó bà chứng kiến cửa sổ trong phòng của đứa con gái mở tung, Sharon nói rằng cô phải ra ngoài mua thuốc và nhờ Burke Dennings trông coi hộ.
Trong nội dung The Exorcist 1973 đã thể hiện ra cha Merrin ở Iraq thấy một di vật con quỷ, nó là sự khởi đầu ngọn nguồn quỷ ám này, tiếp đến là khung cảnh ở cuối, lúc đó cha Merrin và cha Kassan đang ở cùng nhau chứng kiến một hình ảnh một tượng quỷ – mà ban đầu cha Merrin nhìn lên bầu trời đối diện với bức tượng con quỷ ) bên cạnh đang Regan quỷ chỉ tay lên trời như thể nó đã chiến thắng, nhưng sau khi đó Merrin chết vì cơn đau tim thì cha Kassan vào và bóp cổ nó, sau khi nhập vào cha Kassan nhảy cửa sổ để hi sinh, để nó không hành hạ, cũng như nhập vào người khác. Một thông điệp mà The Exorcist 1973 đã truyền tải một cách khéo léo là mất đức tin rồi lấy lại niềm tin, sau đó là sự hy sinh mới là niềm tin của Công Giáo và là một cách lên thiên đàn dễ dàng nhất.
Kịch tính chậm nhưng đáng sợ
Cái đáng sợ nhất của một bộ phim kinh dị là diễn tả bầu không khí, cảnh vật xung quanh, hóa trang và kịch tính, nhưng trong bộ phim The Exorcist 1973 mà nói, có tất cả tiêu chí trên nhưng riêng về phần kịch tính, nó lại không hề có điểm nhấn nào ngoại trừ việc diễn tả một khung cảnh kinh dị chậm chạp, diễn tả nội dung và bầu không khí ghê rợn của một con quỷ đến từ địa ngục, hành động của một đứa trẻ bị nó xâm nhập từ từ, triệu chứng mà không có bất kỳ bệnh lý nào trùng khớp ngoại trừ quá khích và bạo lực, cho đến khi sự bất lực của nền y học bó tay, phải nhờ đến nghi trừ tà – mà hầu hết các linh mục thông thường điều không thể thực hiện được nếu không có sự cho phép của bề trên, cũng như lý do lớn nhất của việc nghi thức trừ tà không thể thực hiện bừa bãi là giữa bờ vực tâm thần và quỷ ám gần như là một sợi dây nhỏ xíu, do đó phía bên Công Giáo phải xem xét rất kỹ càng mới triệu tập một người có chuyên môn như cha Merrin mới có thể thực hiện được.
Nói tóm lại, gần như không có bất kỳ kịch tính nào trong bộ phim, nhưng điều đáng nhắc ở đây là mức độ kinh dị chỉ tập trung vào nghệ thuật kể chuyện, khung cảnh, kỹ thuật hóa trang và bầu không khí tạo dựng lên cho người xem cảm giác rùng rợn và sợ hãi.
Kỹ thuật hóa trang đỉnh cao
Thật sự mình thích nhất ở bộ phim The Exorcist 1973 là kỹ thuật hóa trang, mà hiện nay các bộ phim chủ yếu tập trung vào kỹ thuật đồ họa để thay cho việc hóa trang, một phần là tiết kiệm chi phí, một phần là tiết kiệm thời gian mà kỹ thuật hóa trang phải tốt rất nhiều thời gian, hoặc phải có sự đặc thù nào đó như việc nhân vật cực cao thì phải có nhân vật cực cao thì mới làm được, hoặc lùn phải có vài người lùn vào, nếu không thì bắt buộc phải kỹ thuật đồ họa.
Do đó chúng ta trông thấy các bộ phim ngày xưa rất khác với bộ phim hiện nay là nằm ở chỗ đó, chính vì vậy, The Exorcist 1973 vẫn nằm trong top kinh điển không chỉ nhờ về nội dung mà còn về kỹ thuật hóa trang, giọng nói, dù cho cái kết không được thỏa mãn với đa số người xem.
Tóm lại
Trong hàng loạt các bộ phim kinh dị tiên tiến hiện nay, không thiếu các bộ phim kinh dị hơn xưa rất nhiều, có nhiều kịch bản, nhiều quốc gia tham gia tạo phim, được hỗ trợ các dụng cụ, kỹ thuật đồ họa – thậm chí có các bộ phim lạm dụng kỹ thuật đồ họa đến mức không một chút thật chân nào, đây là lý do vì sao cảm giác cách làm của ngày xưa tạo cho người xem kinh dị hơn hẳn hiện giờ – nhưng có một số tạo ra ấn tượng trong hàng trăm phim kinh dị và chính là lý do vì sao chúng ta có cảm giác rằng The Exorcist 1973 hơn hẳn các bộ phim kinh dị “rác” hiện nay.
Từ kịch bản, cho đến hóa trang, bầu không khí được tạo ra cực kỳ hay và không có chút đáng chê trách nào – ngoại trừ việc nó quá cũ, thời gian các cảnh kinh dị ngắn như cái đầu quay 180 độ và con quỷ đi xuống cầu thang – thì The Exorcist 1973 không hề lỗi thời như bộ phim đã được sản xuất 1973 dù có rất nhiều thứ thua thiệt.
-hóa trang đỉnh cao, như cái đầu quay ngược và bò cầu thang ngược, hay ói chất nhày phun ra.
-cũng như các diễn viên có biểu cảm không cứng cáp, sự sợ hãi được thể hiện ra.
-nội dung cực kỳ hay, kết hợp với các mảnh khác tạo ra một bộ phim kinh dị đáng xem nhất
-cái kết không làm thỏa mãn đa số mọi người
-không có sự kịch tính nào, thay vào đó là lúc nào cũng chậm chạp sẽ khiến cho người xem thất vọng.