
Pinocchio (2019)
cổ tích
Carlo Collodi, Matteo Garrone, Massimo Ceccherini
Matteo Garrone
Pinocchio là một bộ phim hư cấu của Ý năm 2019 do Matteo Garrone đồng sáng tác và đạo diễn, dựa trên cuốn sách năm 1883 Cuộc phiêu lưu của Pinocchio của tác giả người Ý Carlo Collodi. Hình ảnh chú bé người gỗ Pinocchio đã trở nên nổi tiếng từ những trang sách trong câu chuyện của nhà văn Carlo Collodi.
Nếu như bạn đã ngán các bộ phim hoạt hình phương Tây (cụ thể là Mỹ) nhét các triết lý nữ quyền, LGBT, da đen, chẳng hạn như phim Onward 2020, Maleficent: Mistress of Evil, Terminator Dark Fate 2019, Scoob! thì có lẽ Pinocchio (2019) từ đất nước Italy sẽ không làm bạn thất vọng vì điều đó. Ất hẳn các bộ phim từ Mỹ Quốc luôn luôn có cảnh các đề tài trên dù là phân cảnh chỉ kéo dài vài ba giây, điển hình là phân cảnh đầu tiên của Scoob có hai nhân vật đồng tính nữ dù xưa nay series Scoob đứng ở trung lập.
Dần dà các bộ phim thời nay bị cuốn vào dòng xoáy vụ lợi của chính trị và lợi ích nhóm khiến cho mình dần dần mất cảm tình mặc dù mình rất ủng hộ và mình là trong nhóm LGBT, thế nhưng việc các bộ phim quá lậm vào các đề tài chỉ là vài giây thôi đã khiến cho việc một số người đứng trung lập hoặc ngay cả người ngoài cũng cảm thấy ác cảm thôi đã tạo ra một tâm lý không ghét mà tạo ra ác cảm.
Nên mình rất cần một bộ phim thuần thúy không liên quan gì tới các đề tài bị dính dáng đến chính trị như Mỹ, kiểu đơn giản là nội dung thuần thúy như Lord of the Rings: The Fellowship of the Ring là được. Đối với mình thì Pinocchio là ứng cử viên sáng giá nhất trong thời đại bị chính trị hóa các nội dung phim.
Pinocchio (2019) bám sát phiên bản truyện đến 90% câu chuyện gốc, còn lại là hầu hết lược bỏ các chi tiết như mèo và cú thành con người, dế trăm tuổi không còn theo hành trình của Pinocchio như bản gốc, cũng như cô tiên không xuất hiện đầu phim mà chỉ đến khi Pinocchio chạy thoát trước hai gã săn người tới gõ cửa và không có sự phép thuật nào chói lọi như trong phim mà chỉ đơn giả là hiện diện gián tiếp.
Tone màu và cách kể chuyện của Pinocchio 2019 khác biệt so với bản gốc năm 1940, là dark hơn rất nhiều, từ cách tạo hình cho tới phong cách và khung cảnh buồn bã, đến cảnh diễn xuất cũng dạng chân thực do đó nó gần như không còn dành cho trẻ em dưới 13+ nữa. Việc trên imdb có rất nhiều ý kiến trái chiều về khoảng nội dung cũng như việc tạo hình và phong cách diễn xuất và gothic. Hầu hết nói lên về việc phim dành cho thiếu nhi nhưng lại làm như một kiểu người xuất thì liệu có ổn? Nhưng đối với mình thì rất thích tạo hình và phong cách gothic nên lại đánh giá phim cao hơn.
Mục lục
Đồ họa và hình ảnh

Trước tiên, phải đánh giá đồ họa live-action có phần hiện thực hóa đồ họa khiến cho việc tạo hình của phim Pinocchio (2019) creepy hóa luôn, nhưng riêng đối với mình là fan creepy và horror thì đây là chưa đủ đô nhưng ít ra cũng đủ khiến cho bạn hơi … ám ảnh.
Nhất là khung cảnh có chút hơi buồn, nhiều tạo hình hơi ghê như cảnh con cá ngừ mặt người nói chuyện với Pinocchio trong bụng con cá, bà ốc sên – cái này mình xem xong là thích bã luôn dù bà chưa có gì gọi là creepy – chú ếch, mấy con khiêng quan tài vào phòng khi Pinocchio không chịu uống thuốc – cái này làm mình liên tưởng đến meme bốn người đàn ông khiêng quan tài hot nhất trong thời gian gần đây trên facebook.
Tóm lại, tông nền của phim là u buồn, creepy hóa các tạo hình so với việc phim dành cho trẻ xem, các nhân vật cũng khác biệt so với bản phim hoạt hình, nên các bạn cũng nên cân nhắc việc cho các em thiếu nhi dưới 10 tuổi xem hay không nhé.
Nhân vật và diễn xuất

Dĩ nhiên phim Pinocchio (2019) nói về nhân vật Pinocchio là chính trọng tâm của phim, thế nhưng đạo diễn Matteo Garrone đã phóng đại lên một tầm cao lớn hơn thay vì chỉ chỉ trọng tâm vào câu chuyện Pinocchio nói dối và bướng bỉnh như phiên bản hoạt hình và bản truyện gốc.
Suốt hành trình Pinocchio được làm người trước khi bị biến thành con lừa là một kẻ ham chơi, không ngoan hiền, và thích dây dưa với bọn hư hỏng – điều mà đa số mọi người thường gọi là bọn trẻ trâu – sau khi bị biến thành con lừa và được hóa giải, Pinocchio mới thật sự hiểu điều gì là quan trọng với cậu.
Ở đây, đạo diễn Matteo Garrone đã biến cha của Pinocchio là Geppetto (Roberto Benigni) là một sự điển hình về tình phụ tử, vì thương con mà hi sinh cả việc báo áo khoác – lúc đó thời tiết đang trong mùa đông nên việc bán quần áo có thể sẽ khiến cho việc bị cảm và khó có thể vượt qua được – để mua sách tập đánh vần cho con cũng như khi Pinocchio bỏ đi Geppetto đã khóc và tìm kiếm, cuối cùng lại rơi vào bụng cá lớn.
Gatto (Rocco Papaleo) và Volpe (Massimo Ceccherini) vốn là hai con sói lừa đảo Pinocchio trong bản hoạt hình và bản gốc, sang bản live-action này là hai con người – thực ra là nửa người nửa sói thì đúng hơn – kể ra cũng hay, nếu chuyển sang soi hoàn toàn thành một con soi trong live-action trong bối cảnh u ám và lối tạo hình creepy, thì mình không dám chắc rằng bọn sói này trong hình dạng chân thực sẽ kinh dị thế nào. Đến cả con cá ngừ mặt người nhìn còn khiếp chứ đừng nói đến hai con sói chuyển dạng sang hình ảnh chân thực.
Cả hai con sói – mình xin nói về bọn này là sói nhé – tượng trưng cho việc lừa lọc và trong cảnh live-action là một tay mơ lừa đảo với Pinocchio ngây thơ.
Rạp xiếc Mangiafuoco tượng trưng cho kẻ ác bóc lột nhân viên.
Và một con khỉ trong tòa án phạt kẻ vô tội tượng trưng cho việc tham nhũng và bất công với người dân.
Nàng tiên Fata Turchina (Marine Vacth) trong phiên bản live-action này có lẽ đã khác biệt quá xa với bản gốc, cô tiên không dùng phép thuật trực tiếp gì xuyên suốt trong bộ phim, mà theo cách gián tiếp – điều này cũng có ý nghĩa nhất định rằng đời thường không có phép màu nào lên con người, nếu có cũng không phải trước mặt chúng ta. Tuy nhiên, nói không có phép màu trực diện thì hơi quá, chỉ có một lần duy nhất là Fata Turchina làm là làm cho bà Fata Turchina bambina đọc truyện cho Pinocchio với tốc độ nhanh, chậm. Thế nhưng đó cũng chỉ là chúng ta thấy phần nhỏ, xét cho cùng, đạo diễn đã làm đúng một thực tế là làm cho tiên Fata Turchina không dùng cây đũa tạo ra phép thuật mà chỉ gián tiếp cho Pinocchio khi Pinocchio bị dìm vào nước, và biến Pinocchio thành người khi cho Pinocchio ngủ đi và khi dậy là một con người. Hàm ý cũng là đôi khi chúng ta không cần phải yêu cầu Thượng Đế thi hành phép lạ mà chỉ cần gián tiếp cho chúng ta gián tiếp mà thôi.
Ý nghĩa

Có lẽ mình cũng không cần phải miêu tả về ý nghĩa của bộ phim quá ký lưỡng nữa vì ai cũng có cảm xúc và nhận ra sự tinh tế của bộ phim, khác xa với phiên bản hoạt hình là phép thuật không trực tiếp thi hành, như việc cô tiên Fata Turchina xuất hiện đột ngột, hoặc là dùng đũa tạo ra phép, biến gỗ Pinocchio vốn dĩ không có hồn thành một gỗ biến nói và như một đứa trẻ nữa.
Trong hang miệng con cá lớn, Pinocchio gặp được con cá ngừ mặt người với việc chịu chết chờ sẵn và cậu nói về việc không thể chết ở đây, và nói với ông bố sẽ không chịu ở đây phải thoát ra, dù cơ thể của cậu không thể giúp được ông bơi vào bờ nên đã khiến con cá ngừ cảm động và giúp đỡ hai người vào đất liền.
Pinocchio thấy việc ông bố đi rất mệt và dường như kiệt sức, nên cậu đến chỗ chăn cừu và xin họ ít sữa nhưng đâu phải kiểu “không làm mà đòi ăn thì chỉ ăn đầu buồi” phải không? Nên Pinocchio đã đồng ý giúp chú chăn cừu guồng nước và được trả tiền, sau cuộc làm việc cực nhọc và gặp được hai bọn lừa đảo là Gatto và Volpe cũng đang ở đó, bọn sói tính lừa Pinocchio nhưng có lẽ sau bị biến thành lừa Pinocchio đã nhận ra điều khác biệt. Là bọn họ chỉ là kẻ lừa đảo. Đây là bọn tham ăn lười nhác, không làm mà đòi ăn đúng nghĩa.
Cô tiên Fata Turchina thấy thế cũng rủ lòng thương nên đã biến Pinocchio thành người, việc này cũng như một kiểu ý nghĩa về cứ làm việc, không cầu không mong ất hẳn sẽ được phần thưởng xứng đáng.
Đặc biệt, lời khuyên của chú ếch trăm tuổi cũng là thứ ẩn dụ của nhà làm phim khi con người được khuyên nhủ bởi các quyển sách hay của một tôn giáo nhưng hầu hết không làm được. Đồng thời ngôi trường là nơi đến học, nhưng tiếc thay, phần thưởng trở thành con người không bằng việc lời cám dỗ được vui chơi suốt cuộc đời, lời mật ngọt lại có thể thắng thế trước lời khuyên và phần thưởng trên trường học lại không bằng. Cả bố, lời khuyên của chú ếch, và cả cô tiên cũng không thể làm xoay chuyển được trước việc hình ảnh trước mắt là sự cám dỗ ngọt ngào của kẻ xấu.
Hình như, Pinocchio cũng truyền tải đến mọi người rằng, có lẽ những lời khuyên hữu ích sẽ vô nghĩa nếu chúng ta không trải nghiệm đắng cay, bùi ngọt, để rồi khi sự việc xảy ra đáng tiếc đến cuộc đời thì chúng ta mới nhận ra rằng giá như chúng ta lắng nghe lời khuyên của người tốt bụng muốn giúp đỡ. Khi sự việc đã qua rồi, chúng ta nuối tiếc cũng chẳng còn được gì, khi Pinocchio nói chuyện với cá ngừ, cá ngừ nói rằng hãy chấp nhận số phận, bởi số phận đã định sẵn cá ngừ là chết trong bụng cá và là thức ăn của cá lớn, cá lớn nuốt cá bé.
Thế nhưng sau bị biến thành lừa và bị què, bị đẩy xuống biển cậu mới nhận ra rằng cậu không nên nghe lời của bọn xấu và khi gặp cá ngừ cậu đã không chấp nhận điều đó, cậu đến cuối trong bụng và gặp được bố cậu mừng, nhưng trước lời khuyên là ở lại chấp nhận số phận, lại gặp thêm việc bố cậu là ở đây cũng tốt, tốt hơn bên ngoài, lại có thức ăn nữa, nhưng Pinocchio đã không chịu, rồi cậu lôi bố đi trước miệng con cá, bố cậu không chịu vì không biết bơi, nhưng Pinocchio bảo sẽ an toàn vì cậu làm bằng gỗ, sẽ nổi trên bề mặt nước, hãy thoát ra khỏi nước.
Cá ngừ chứng kiến sự can đảm của Pinocchio nên đã giúp đỡ hai người tới bờ. Điều này cũng đồng nghĩa ẩn dụ rằng việc can đảm và đem lời khuyên từ trải nghiệm cũng là điều hữu ích cũng như đem lại truyền lại cảm hứng, Pinocchio không muốn sống trong bụng cá suốt đời vì cậu hiểu không thể an phận và có thể sửa sai được.
Bối cảnh, tạo hình và live-action

Khi chuyển sang live-action, dường như đạo diễn đã tạo ra một bộ phim khác xa so với hiện tại là phải chứa đựng nữ quyền, lgbt các kiểu cũng như là một hình ảnh tươi vui hơn, theo hướng khác là chân thực hơn cũng như là đầy đen tối hơn.
Có lẽ đây là bộ phim dark nhất trong các bộ phim live-action, dường như thoát ly phong trào làm phim của châu Mỹ và theo một lối kể chuyện mới, không màu mè hoa lá, không một chút giả tạo, không một chút nét “cổ tích” màu mè nào trong truyện live-action mà , thay vào là sự “cổ tích” liên quan đến sự thật tham lam, lười biếng, ham chơi rồi rơi vào hoàn cảnh thành một con lừa.
Mình luôn nhấn mặt chữ chân thực cổ tích hơn là bởi đa số các phim live-action thực quá thì mất bản gốc, mà bám sát vào quá thì lại chẳng có cổ tích nào, kiểu bám sát đời thực mà không mất sự cổ tích mới gọi là thành công. Điển hình như The Lion King, thực quá mà đã dẫn đến việc The Lion King thành công ít nhiều nhưng vẫn bị đánh giá thấp về mặt đồ họa, nó như kiểu không còn gì dính dáng đến bản hoạt hình cũ ngoại trừ cốt truyện.
Riêng với Pinocchio thì khác, mình khá hài lòng về bản live-action này, mặc dù loại bỏ bớt các hiệu ứng phép thuật, không có gọi là phép lạ hay hình ảnh liên quan đến thế giới phù thủy, thay vào đó là nhân vật thần bí, như bà giúp việc ốc – là người khiến cho mình ấn tượng nhất. – chân thực và rất khác biệt, những đám quỷ nhỏ khiêng quan tài. chú ếch ngàn năm.
Tóm lại, mình khá hài lòng về lối tạo hình, bối cảnh, tạo hình và tông màu cũng là thứ vừa là nhược điểm vừa là thứ giúp cho bộ phim trở nên khác biệt lớn so với phim hiện tại
Điểm trừ

Về phần điểm trừ thì có lẽ nên nói về hình ảnh có chút thiêng về đen tối, u ám, nhất là lối tạo hình có hơi … kinh dị so với bề mặt phim dành cho thiếu nhi, đại loại như Alice ở xứ sở thần tiên, hay như Charlie and the Chocolate Factory (2005), hầu hết mọi người điều có cảm nhận chung điều đó. Thế nhưng riêng với mình thì lại thích lối tạo hình và bối cảnh chân thực đến đáng sợ, nên cũng đành ngậm mùi đưa phần u ám này vào danh mục điểm trừ.
Thứ hai nữa là nhịp phim có lẽ hơi chậm, có thể gọi là chán, không kịch tính, không cao trào trong bất cứ giây phút dù chỉ là một giây duy nhất, có lẽ chính vì vậy mà đã khiến cho phim hơi bị mất điểm. Không sao, dù gì đây cũng là phim dành cho thiếu nhi nên cũng không thể đòi hỏi gì hơn được.
Tóm lại

Đây là bộ phim khác biệt hầu hết các live-action của nhà chuột, không ồn ào, không tươi vui, không ảo tưởng hay lệ thuộc gì về cô tiên, như một thực tế tồn tại trong cuộc sống với cảnh màu tối tăm – như một ẩn dụ về cuộc đời cũng chẳng phải là màu hồng – và đặc biệt với những lời khuyên hữu ích của chú ếch là tượng trưng cho mọi người nhưng hầu hết không lắng nghe. Cũng như việc mọi người phớt lờ việc học, học mãi mà không phải học xong PT, ĐH là xong.
Ngoại trừ việc bối cảnh hơi dark, nhịp chậm ra thì Pinocchio 2019 là một bộ phim đáng coi dành cho thiếu nhi cũng như cả người lớn – dù là gắn mác thiếu nhi nhưng Pinocchio cũng là bộ phim khá ý nghĩa cho người lớn đấy chứ.
Chúc các bạn xem phim vui vẻ.
Blog: Thị Trấn Buồn Tênh
Facebook: Thị Trấn Buồn Tênh
Group FB Tìm EDITOR và BETA – Hỗ trợ tìm RAW
Các liên kết nội bộ
Tham gia group Thị Trấn Buồn Tênh nhé.Hướng dẫn bình luận review cho bài viết
Hướng Dẫn Tạo Bài Viết Review/Bảng Đánh Giá Cho Bài Viêt
Diễn đàn của website, rất mong mọi người tham gia và góp ý cho website nhé.
Tuyển Cộng Tác Viên
Thư Viện Ebook
Hướng dấn sửa đường dẫn chương
Hướng Dẫn Đăng Chương Mới Trong Truyện Đã Có Sẵn
-Phim ý nghĩa nói về:
+học, học nữa học mãi
+trẻ trâu thì hay phá phách, bướng không chịu học thì thường chơi với đứa quậy, ngưu tầm ngưu, mã tầm mã
+gia đình không dạy bạn được thì đời dạy bạn
-Khung cảnh hơi tối tăm là thứ dành cho các bạn ưa thích phong cách gothic
-Nhân vật sáng tạo như bà giúp việc
-Không có bất cứ cảnh khung nào liên quan đến phong trào lgbt, nữ quyền, da đen nếu như bạn quá ngán ngẩm về việc các phim thi đua nhau nhồi nhét
-Tuy nhiên, ai không thích dark, phong cách gothic thì có lẽ đây là phim sẽ lầm bạn ấn tượng xấu.
-Nhịp phim chậm nên ai cần nhanh hay không phải là fan thể loại hoạt hình rất có thể sẽ đánh giá thấp
-tất nhiên những ai ủng hộ da đen, lgbt, và nữ quyền sẽ không thích phim này