tâm lý, kinh dị
Oan hồn (tựa tiếng Anh: Spirits) là tên của một cuốn phim thuộc thể loại tâm lý, kinh dị do Victor Vũ đạo diễn, được phát hành vào năm 2004. Báo chí Mỹ nói về tính Đông phương của phim này, còn Victor Vũ thú nhận chịu ảnh hưởng truyện ma kiểu truyện Liêu trai chí dị nghe kể trong gia đình.
Nói về kinh dị thì có lẽ đây không hẳn là bộ phim kinh dị, nói đúng ra thì theo thể loại Liêu Trai thì đúng hơn, chính xác mà nói thì bộ phim Oan Hồn của Victor Vũ mang tính chất kịch trên sân khấu và theo hướng Liêu Trai, cho nên bạn nào kỳ vọng về bộ phim mang lại sự rùng rợn như mấy phim Thái Lan hay Nhật Bản thì có thể xem xong bạn sẽ thất vọng hoàn toàn đấy.
Nội Dung
Về mặt tính chất nội dung thì như mình đã nói, bộ phim chỉ theo hướng kịch sân khấu và nội dung theo thể loại Liêu Trai được đưa lên màn ảnh cho nên bạn sẽ thấy có rất nhiều thứ giống kịch sân khấu, phần lớn là phân cảnh, bối cảnh duy nhất (cụ thể là ngôi nhà, ngoại trừ có một cảnh là ở bệnh viện của Linh), đối thoại, ban đầu mình thấy diễn xuất của nam diễn viên khá gượng với chất giọng nặng trịch lại to nữ nên ban đầu cảm thấy không thích thú lắm về bộ phim nhưng vẫn cố gắng xem hết cho bằng được rồi review. Tuy nhiên càng về sau thì cảm thấy bộ phim mang đậm chất Liêu Trai, hàm nghĩa về nhân sinh, không những thế, bộ phim chỉ gói gọn một căn nhà, rồi câu chuyện cứ thế tiếp diễn cho tới giây phút cuối cùng, bộ phim chia làm ba phần, mỗi phần là nói lên cuộc đời của nhân vật chính tên là Lộc, mang đậm tình cảm cho một cô gái tên là Hoa, phần thứ hai là Lộc lấy vợ tên là Linh, ở cùng với mẹ và phần thứ ba là bà đồng, gặp gỡ hồn ma, ở trong ba phần, có ý nghĩa, lột tả về đời sống của nhân vật chính rồi biến cố xảy ra.
Mặc dù bộ phim mang tính chất kịch sân khấu, cái sân khấu là ở ngôi nhà, còn kịch là các diễn viên đang diễn trong ngôi nhà đó, do đó bạn sẽ thấy rất nhiều lỗi khác nhau trên màn ảnh này, ví dụ như diễn xuất thì mang tính chất kịch, chuyển cảnh cho tới hóa trang và căn nhà, thành thử bạn sẽ khó chịu, không hiểu nổi và đánh giá thấp bộ phim, nhưng riêng với mình thì suy nghĩ ngẫm nghĩ, nhận ra bộ phim Oan Hồn chỉ đơn giản không theo lối thể loại kinh dị lẫn việc trở thành một bộ phim đơn thuần nữa, mà chỉ theo lối sân khấu được màn ảnh hóa, tức có nghĩa là bạn sẽ không còn thấy chuyển cảnh ở trên sân khấu là phải lấy rèm che khuất để người ta thay đổi địa hình, hay người diễn phải vào sân sau để thay đổi hóa trang, trang phục, nay được lên màn ảnh hóa là không còn điều đó nữa. Bạn sẽ thấy mọi thứ được suôn sẻ trơn tru cho tới cuối cùng – trừ chuyển cảnh ba phần và theo đề tài sẵn có – nhưng không hẳn vì thế mà không mang đậm chất sân khấu hóa như việc diễn xuất và hóa trang.
Cái điểm thứ hai nữa là mức độ rùng rợn của bộ phim không theo lối kinh dị thuần thúy như các bộ phim cùng thời điểm đó lẫn việc theo lối phương tây hay Nhật Bản đã từng làm, mà theo lối Liêu Trai, tức có nghĩa là bạn sẽ thấy ma mị, đơn độc, có chút ranh giới giữa cõi âm và cõi dương (thực chất là do căn nhà tạo ra cảm giác đó). Trong bộ phim bạn sẽ thấy cảnh hồn ma đậm chất hóa trang của sân khấu nhiều hơn, thấy hơi ghê chứ và đậm chất Liêu Trai không tạo ra cảm giác sợ hãi và kinh dị như các bộ phim kinh dị khác, điểm nhấn nhất chính là căn nhà, cả ba phần, căn nhà thay đổi cả ba, ban đầu là nhà hoang có một cô gái ở, phần hai sẽ là một căn nhà đang ở nhưng vẫn đậm chất ma mị bởi bài trí đặc biệt cũng như cái không khí hơi hướng “nhà hoang”, và phần ba là nhà bỏ hoang đã rất lâu, điểm nhấn thứ nữa là người sống ở trong căn nhà đó, cuối cùng là không khí ma mị theo lối kịch sân khấu. Do đó bạn sẽ không thể nào nuốt nổi nếu bạn không thích kịch sân khấu, theo như kịch sân khấu thì thể loại rùng rợn và kinh dị rất hiếm có, nếu có thì rất đặc trưng, từ hóa trang, địa hình cho tới âm thanh, do đó người xem rất khó có thể nuốt nổi, nhưng nếu có tính cách cảm thụ thì mình nghĩ bạn sẽ không thể nào chê được.
Khuyết điểm
Yếu tố đầu tiên chính là diễn xuất của nhân vật chính tên là Lộc, thật sự mình cảm thấy gượng, giọng nói lại quá nặng miền Bắc, nhất là cảnh cuối là con của bà đồng, diễn xuất rất đơ. Cả hai lần đầu tiên gặp mặt nhau mà cứ sượng sượng, chưa kể con của bà đồng cứ cười cười như thể đây là lần đầu tiên được quay phim, nói tóm lại là không hề tự nhiên chút nào cả.
Điểm thứ hai nữa là hóa trang lại đậm chất sân khấu quá, thành ra người xem cũng chẳng thấy kinh dị khúc nào cả, nhất là bà đồng gặp hai hồn ma mẹ con, cho tới nhân vật Linh ở phần hai gặp hồn ma trẻ con thì y như gặp búp bê, mặt đầy phấn, đôi mắt thì đen thui, thật sự mà nói mình thấy rợn rợn chứ chưa đủ đô để fan kinh dị thấy sợ hãi hoặc kinh dị đâu. Nhưng nói chung cũng không thể chê được phần kinh dị của dân sân khấu bởi nó chỉ tới đó là cùng rồi.
Tóm lại
Bộ phim mang ý nghĩa phê phán thầy bói, mê tín dị đoan, phá thai và oan nghiệp của thai nhi, người mẹ lo cho con cái, cho nên đây là thứ ăn điểm trong mắt của mình, do đó mình đánh giá cao về bộ phim này mặc dù Oan Hồn không đúng thực sự như cái ý nghĩa mà tên mang lại, nhất là phần kinh dị không hề tạo ra cho người xem tới một điểm cao trào nào cả.
Nhìn chung bộ phim chỉ dành cho mấy bạn thích kịch sân khấu là chính chứ thực tế ít người nào có thể cảm thụ trọn vẹn như mong muốn, nếu không thì đọng lại chỉ là cái dở của bộ phim mà thôi.
Các liên kết nội bộ
Tham gia group Thị Trấn Buồn Tênh nhé.Hướng dẫn bình luận review cho bài viết
Hướng Dẫn Tạo Bài Viết Review/Bảng Đánh Giá Cho Bài Viêt
Diễn đàn của website, rất mong mọi người tham gia và góp ý cho website nhé.
Tuyển Cộng Tác Viên
Thư Viện Ebook
Hướng dấn sửa đường dẫn chương
Hướng Dẫn Đăng Chương Mới Trong Truyện Đã Có Sẵn
mang đậm nét cổ điển miền Bắc, trong đó nhất là ngôi nhà mang tính chất trọng điểm của bộ phim, trong ba phần, mỗi phần bạn sẽ thấy ngôi nhà được thay đổi nhất định, mỗi phần mang dấu ấn nét đặc trưng của người miền Bắc xưa, cho nên trong phim, bối cảnh chỉ ở trong ngôi nhà là chính chứ không hề có bối cảnh khác (trừ Linh ở bệnh viện và đối thoại với cô bạn làm gái điếm).
mang đậm nét kịch sân khấu, bạn sẽ thấy cách diễn, đối thoại và cách ngôi nhà không khác gì ở trên sân khấu, họ diễn, đối thoại và mang ẩn ý triết lý mà chỉ có sân khấu mới mang lại cảm giác đó.
mang ý nghĩa nhân văn như tình cảm mẹ dành cho con (như bà đồng lo cho con trai được xuất bản, mong mình có khả năng giác quan thứ sau mà không còn là bà đồng dỏm nữa, để được nổi tiếng và lo cho thằng con), việc phá thai sai trái như thế nào và đầy oan nghiệp, dẫn đến Linh sinh ra một đứa con bại liệt do nghiệp mang lại, hoặc mê tín dị đoan.
đây có thể coi là bộ phim mang đậm tính sân khấu, nếu bạn nào thích sân khấu thì hẳn nhiên đây là bộ phim không thể bỏ qua được
tuy nhiên như mình đã nói, bộ phim mang đậm tính kịch sân khấu và mang tính chất nhân văn nên việc giảm chất lượng về kinh dị thì đối với các bạn ưa thích thể loại kinh dị thì không thể nuốt nổi bộ phim này.
hóa trang mang tính chất kịch nên cũng coi là không được tốt trong bộ phim.
diễn viên diễn rất sượng, giọng nói sượng và giọng nói của nhân vật chính quá nặng.