
tâm lý kinh dị và trinh thám
Jamie Conklin, con trai độc nhất của một bà mẹ đơn thân, chỉ mong sống một cuộc đời bình thường. Thế nhưng, cậu lại không phải là một đứa trẻ bình thường.
Jamie có thể nhìn thấy thứ mà không ai thấy, cũng như biết được những điều đáng ra phải bị chôn giấu mãi mãi. Cái giá của năng lực này nằm ngoài những tưởng tượng điên rồ nhất của Jamie, và cậu chỉ phát hiện ra điều đó khi bị cuốn vào một cuộc rượt đuổi săn-lùng-người-chết, khi kẻ điên cuồng vẫn sẽ giết người dù hắn đã ở dưới mồ.
Sau này là câu chuyện xoay quanh một cậu bé có năng lực siêu nhiên. Năng lực ấy, có thể vừa là một điều kỳ diệu, vừa là một lời nguyền rủa. Và ngay cả khi cậu đã cố sống một cuộc đời bình-thường-nhất khi sở hữu năng lực khác thường, thì Jamie, trước sự phán quyết của số mệnh và những lựa chọn của chính bản thân mình, đã buộc phải trải qua những điều mà chỉ một từ “kinh hoàng” là chưa đủ để diễn tả.
Truyện Late – Sau này của tác giả Stephen King không tránh khỏi số phận dài dòng lê thê; dù vậy có nói hơi quá đà và tội ỗng cơ, thực chất là truyện mới nhất (Late) của ỗng đỡ hơn các truyện trước đó rất nhiều, nhưng ít nhiều không thể tập trung vào hoàn cảnh cần nói, và nếu như ai đó lần đầu tiên đọc truyện của ỗng thì sẽ có cảm tưởng câu chuyện bị “giãn cách”, “dài dòng”. Ít ra, càng về sau không dài dòng nữa.
Nội dung
Về nội dung thì thuộc thể loại tâm lý tội phạm (không biết có đúng thế thật không, mình tra trên wikipedia thì họ nói vậy, nhưng sau khi đọc xong thì mình thấy nửa như truyện kinh dị, nửa tâm lý hơn là trinh thám, xuyên suốt trong truyện không giống là kiểu truyện trinh thám lắm) thì mình cảm thấy các yếu tố không mang lại nhiều tình tiết kịch tính hay suy luận logic lắm như các truyện trinh thám khác, đồng thời, mình cảm thấy truyện Late thiêng về tâm lý kinh dị và giả tưởng khi các yếu tố liên quan đến hồn ma mang lại cho người đọc có cảm giác rùng rợn khác lạ so với câu chuyện kinh dị mang tính chất tôn giáo của Việt Nam cũng như các truyện kinh dị ở phương tây khác.
Đây cũng có thể là dòng văn theo kiểu “lạ” và chơi “một mình một ngựa” không đụng hàng với đa số, tuy nhiên cũng không đủ đô cho ta cảm giác “phê pha” vì dòng văn của ông Stephen King thuộc kiểu “vòng vo tam quốc”, nhất là quyển Late (Sau Này) chỉ là một dạng hồi tưởng của cu cậu Jamie về khoảnh khắc sống cùng với bà mẹ đơn thân trải qua cuộc khủng hoảng hồi năm 2009, mỗi chương gần tới cuối truyện là từng khoảnh khắc hồi tưởng được viết ra để người đọc hiểu rõ ý nghĩ của nhân vật chính (tác giả) mới tới việc trọng tâm của câu chuyện cần được kể ra.
Đây là mô-típ dòng văn của ỗng, những ai không thích dài dòng thì hẳn nhiên sẽ cạch mặt ỗng như bạn ăn phải món mà bạn vô cùng ghét và dị ứng với nó vậy. Tuy nhiên cái chính của ỗng là ý tưởng nội dung câu chuyện không bị lặp lại như các nhà văn khác bị mắc kẹt vào góc tưởng, thành ra mỗi quyển của ỗng cho người đọc cảm thấy mới lạ hơn là độc giả kỳ vọng ỗng độc phá. Tuy nhiên, ỗng thuộc dạng miêu tả nội tâm, tâm lý con người hay hơn là viết tiểu thuyết thể loại kinh dị hay các mảnh nào khác, vấn đề này vừa là điểm mạnh vừa là điểm trừ tại vì viết dài dòng, vòng vo trong văn học cũng chỉ có thể hợp với các tác phẩm nói về vấn đề xã hội con người hơn là viết các thể loại khác.
Tất nhiên trong Review Late – Sau Này là quyển duy nhất mình không spoil hoàn toàn, hoặc né tránh là để bảo toàn cho nhà xuất bản và người đọc, quay trở lại câu chuyện thì cái mình không thích ở câu chuyện Late này là nó kết thúc nhanh so với dự kiến là hy vọng trong tác phẩm có tiểu tiết kịch tính khi đối diện với hồn ma hoặc hơn thế, nhìn chung không có gì đột phá trong tiểu thuyết kinh dị mới (hoặc nếu đây là tác phẩm kinh dị). Mức độ kinh dị thì chẳng biết nói sao, với giọng văn bình bình thì mình nghĩ tới mấy tác phẩm hồi ký hoặc các tác phẩm tình cảm bởi trong đám chuyện ấy đa số là nhẹ nhàng, và Late như một tác phẩm tựa giống hồi ký và nhẹ nhàng như các tác phẩm của nhà văn Nhật Bản.
Điểm sáng của tác phẩm là nói về đồng tính, với đứa con khá cởi mở với mẹ của nó, khi chấp nhận việc chơi “bê đê” của mẹ mình với cô bạn mà không hề tỏ ý khinh bỉ, nếu có thì xảy ra vấn đề nhân cách con người bị méo mó vì điều gì đó thì gần như tác giả phê phán hẳn hoi là “sợ hãi”, “cô ta đã khác xưa”, v.v… Cùng với một việc nữa được nhắc tới là đề tài loạn luân, điều hiếm hoi trong các tác phẩm, có điều là, cùng lắm tác giả chỉ lấy cảm hứng là cùng chứ không khai thác sâu, không thiêng vị hay phê phán là điều cần thiết bởi chẳng thể biết được nếu không phải là người trong cuộc.
Tóm lại
Nếu như bạn chịu khó bỏ qua cái việc mình chê ngay từ đầu thì hẳn nhiên đây là tác phẩm đáng đọc, nội dung câu chuyện của Stephen King không hẳn hay ở khúc dạo đầu cũng như phù hợp thể loại đơn thuần, cái thế mạnh của ỗng là có văn phong (trừ cái sự hành văn lề mề của ỗng thôi nha) hấp dẫn đặc biệt, đá xoáy vào vấn đề cấp thiết và giá trị đọc lại cao hơn so với các tác phẩm khác.
Mình bị ấn tượng tác phẩm của ỗng nhất chính là 1992 – Năm Ác Báo, The Mist (thực ra là xem phim thôi nhưng ít nhất là nó được chuyển thể từ tiểu thuyết và chẳng có thay đổi tình tiết nào nhiều cả, trừ cái kết quỷ quái) và The Green. Thực ra mình đọc các tác phẩm đó đầu tiên rồi mới biết tới ỗng nên trong các tác phẩm được xuất bản mình điều mua để dành đọc cả.
-tác phẩm được nhiều người đánh giá cao nhất
-có yếu tố kinh dị mà ít truyện nào nhắc tới
-nội dung hấp dẫn
-nhắc về đề tài đồng tính và nếu có kỳ thị thì chính là nhân cách của người đó, cũng là tác phẩm nhắc tới đề tài đồng tính ít bị chỉ trích nhất
-văn phong lề mề, dài dòng lê thê là điểm trừ của câu chuyện
-không có điểm kịch tính nào