
tâm lý trinh thám
Truyện dân gian Nhật Bản kể rằng, có một loài yêu quái gọi là Kasha, cứ ở đâu có người chết thì nó cưỡi mây đánh sấm bay tới, thấy đã chôn thì nậy bật quan tài, chưa chôn thì thẳng tay cướp xác, để ăn, để bêu, để làm những việc gì mà nó muốn.
Kasha còn có nghĩa là cỗ xe lửa, do âm binh đẩy, lọc cọc, lọc cọc, đưa các linh hồn đến ngục hình mà hành hạ.
Kasha, tiểu thuyết trinh thám của Miyuki Miyabe, kết hợp cả hai ý tưởng này, kể về một thứ yêu quái mang dáng hình đàn bà, chuyên vun xới đời mình trên xác tàn của kẻ khác. Chỉ chăm chăm nhảy vào cỗ xe lửa của thi hài, mà không hay mình đang thay thi hài đến nơi ngục hình chịu tội.
Đây là truyện trinh thám duy nhất mà mình đọc lại tới tận ba lần, cũng không hẳn là truyện quá xuất sắc khiến cho mình phải đọc lại, sở dĩ có thể khiến cho mình đọc lại là phần lớn câu chuyện theo hướng nhẹ nhàng, không kịch tính và đậm chất tính thời sự, tâm lý xã hội nhiều hơn. Những cuộc điều tra đầy kịch tính hay hack não hay một dạng kiểu điều tra lạ lẫm nào đó không thể làm cho mình mê đắm vào dòng chữ ấy, có thể nói tác giả Miyuki Miyabe khá hợp gu với mình trong dòng văn trinh thám theo kiểu tâm lý xã hội.
Không kịch tính, không gây ồn nào, mà chỉ xoáy vào con chữ rất đời thường của nhân vật chính và tìm mảnh ghép các thông tin được vương vãi khắp khơi tạo ra một bức tranh toàn cảnh về danh phận của Kyoko Shinjo, trong khi tìm các mảnh ghép của con người này, cuộc sống nhân vật chính Honma được xen kẽ với các nhân vật khác để tạo ra mọi thứ hoàn hảo như cuộc sống bình thường.
Nội dung
Như mình đã nói, câu chuyện Kasha là một dạng truyện không gây ra sự kịch tính nào xuyên suốt từ đầu cho tới cuối truyện, đến việc điều tra cũng thế – thực ra nếu đây là lần đầu tiên bạn sẽ bị tò mò xen kẽ bí bách bao trùm trong lần đầu đọc nó, nhưng lần hai lần ba thì cảm giác đó không còn nữa – thực tế câu chuyện tựa như đang tìm danh phận chính xác của Kyoko Shinjo đang đội lốt danh phận của Shoko Sekine, cho tới việc tìm mọi thứ chi tiết có thể hiểu rõ con người lẫn mục đích thật sự của Kyoko Shinjo là gì.
Có hai chi tiết lưu ý trọng tâm đó là truyền tải thông tin cho vay nặng lãi và thẻ tín dụng của nhân vật luật sư Goro Mizoguchi và cái chết Đầu Đất (thú cưng) của Makoto, bởi hai con người này là khá trọng tâm trong câu chuyện để phá án mà không phải của ai khác? Chính xác mà nói vị luật sư Mizoguchi là nhân vật nói lên nỗi lòng của các nạn nhân đã và đang rơi vào vòng xoáy của thẻ tín dụng (cho vay nặng lãi), cũng như nền kinh tế phát triển vượt bậc nhờ một phần là tiêu dùng quá tay của nạn nhân vô tình rơi vào vòng xoáy khoảng nợ dẫn đến phải cầu cứu, hoặc tệ hơn chính là chạy trốn như gia cảnh của Kyoko – cũng là một dạng ẩn ý mà cái tên Luân Xa được đặt làm tiêu đề cho câu chuyện – dẫn đến biến một con người vốn lương thiện thành một kẻ bất lương, y hết câu nói của Chí Phèo của nhà văn Nam Cao rằng:”Ai cho tao lương thiện?”. Tác giả dành hẳn một chương giữa cuộc vị luật sư Goro Mizoguchi và Honma tại quán mì, giữa nền kinh tế gặp nhiều vấn đề liên quan đến nạn nhân chưa biết gì về vấn đề tài chính, hoặc thiếu hiểu biết của thẻ tín dụng, như thể ông ta là một dạng nhân vật phê phán hơn của tác giả hơn là một nhân vật hư cấu quan trọng trong tác phẩm của nhà văn Miyuki Miyabe.
Điều lưu ý thứ hai là đưa con nuôi Makoto của Honma, thực ra mình thấy nhân vật này kiểu song hành với Honma như một kiểu gợi ý cho việc điều tra khi giai đoạn rơi vào bí bách trong cuối giai đoạn, cái chết của con chó Đầu Đất tựa như nạn nhân Shoko, bị giết do không có thân nhân, nếu có chết thì dẫu chăng nữa không ai biết, nhất là cái xác mất tích mà người điều tra không thể trông thấy ngoại trừ kẻ gây ra cái chết cho nạn nhân đó.
Nhìn chung, xuyên suốt câu chuyện không hề gây cho người đọc ấn tượng về cách điều tra, mà cách điều tra lại là đi tìm những thông tin cá nhân, người quen, rồi xâu chuỗi lại và phán đoán, rồi mới bắt đầu đi tìm hung thủ, nhưng khi tìm thấy hung thủ thì lại kết thúc đột ngột, điều này hẳn nhiên là có ý đồ của tác giả Miyuki Miyabe là chúng ta sẽ là phán quan hơn là để cho tác giả bày vẽ cho hung thủ (cũng là nạn nhân trong vụ việc vòng xoáy tài chính) vào tù. Thực tế ý đồ này có thể là khiến cho một số người đọc khó chịu, cái kết tự mình suy diễn cho một câu chuyện lưng chừng và bỏ ngỏ chẳng bao giờ là cảm giác dễ chịu cả, thông thường có hai trường hợp xảy ra, một là tác giả có ý đồ riêng cho kết thúc lưng chừng đó (cũng có trường hợp bí quá thì tự cho độc giả suy nghĩ, càng viết thì càng dở nên cho độc giả tự làm sẽ bảo toàn câu chuyện hơn là tự tác giả kết thúc khi đã bí bách hoàn toàn, có trường hợp tác giả muốn thế và dụng ý riêng nên tự lượng sức mà làm, tuy nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi nếu sử dụng không hiệu quả) và tác giả mất trước khi hoàn toàn câu chuyện (trường hợp này xảy ra khá nhiều).
Tóm lại, cái kết thúc tùy câu chuyện, tùy trường hợp mà kết thúc, riêng với mình kết thúc này khá ổn thỏa cho Kasha, tự mỗi người vẽ lên một cảnh tượng khi gặp Shoko, chúng ta hỏi gì, nói gì với cô ta khi phải giết người như vậy, nhưng cũng có người nói rằng tác giả Miyuki Miyabe đã cạn kiệt ý tưởng và không thể tiếp tục nên mới để kết thúc lưng chừng như vậy, với mình thì lại thấy không đúng lắm, nói đúng hơn là tác giả muốn kết thúc ở giai đoạn đã tìm thấy nạn nhân tiếp theo mà Shoko nhắm tới và để người đọc tự vẽ kết thúc bởi tác giả không muốn phải tự vẽ cho thêm phần “đay nghiến” hung thủ, càng viết cái kết thì càng lòi cái dở nhiều hơn.
Tóm lại
Nhìn chung truyện Kasha đi theo hướng khác so với đa số trinh thám bây giờ, đâm xoáy những điểm còn thiếu sót của nền kinh tế của một đất nước, tạo ra hệ lụy là những con người rơi vào bần cùng, tạo thành một cảnh tan nhà nát cửa bởi cơn lốc xoáy tài chính, dẫn đến tội ác khác mà người ta không nghĩ đến.
Mình thích Kasha đơn giản là chứa đựng thông điệp, cũng như sự nhẹ nhàng không mang tính chất quá nặng điều tra hay hack não, không tuân theo mô-típ nào và câu chuyện Kasha của Miyuki Miyabe là một câu chuyện đáng để đọc
Các liên kết nội bộ
Tham gia group Thị Trấn Buồn Tênh nhé.Hướng dẫn bình luận review cho bài viết
Hướng Dẫn Tạo Bài Viết Review/Bảng Đánh Giá Cho Bài Viêt
Diễn đàn của website, rất mong mọi người tham gia và góp ý cho website nhé.
Tuyển Cộng Tác Viên
Thư Viện Ebook
Hướng dấn sửa đường dẫn chương
Hướng Dẫn Đăng Chương Mới Trong Truyện Đã Có Sẵn
-văn phong mượt và dịch giả có nhiều tư ngữ hán việt lạ nhưng ít nhất có thể hiểu được
-nói về cơn lốc tài chính tiêu dùng và dẫn đến bi kịch của một gia đình, tạo ra hung thủ(cũng là nạn nhân) để đi tìm một danh phận khác để chạy trốn khỏi kẻ truy tìm.
-nhẹ nhàng, mang tính chất tâm lý xã hội nhiều hơn là cuộc điều tra đầy kịch tính và hack não.
-có thể nói là mô-típ không phải kiểu đa số bây giờ là truy tìm hung thủy thông qua các dấu vết, cũng như truy tìm hung thủy và đưa ra vòng pháp luật, mà người đọc sẽ là quan tòa cho chính vật Kyoko.
-đây là một kiểu mô-típ nhẹ nhàng và tâm lý xã hội nên những bạn nào không thích kiểu này có thể là điểm trừ lớn của truyện Kasha
-kết thúc lưng chừng, người đọc là quan tòa phán tội quyết cho nhân vật Kyoko nên cũng khiến cho người đọc không thích và là nhược điểm lớn của câu chuyện.