dã sử
Thử lật Việt-Nam Quốc-Sử mà xem, chúng ta sẽ nhận thấy rõ-ràng cuộc thạnh-trị với cuộc loạn ly cứ tiếp mà diễn ra hoài hoài. Nếu người cầm-quyền hẫng-hờ để thất chánh thì tự-nhiên rối-rấm khắp mọi nơi. Nếu muốn non-nước được thanh-bình thi phải nhờ bực auh-hùng chí-sĩ có đại đức đại tài, thâu-phục dân tâm, hướng-dẫn quần-chúng, mới có thể đánh dẹp trong ngoài mà xây dựng an-ninh lại bá-tánh.
Một bộ truyện Dã Sử của tác giả miền nam Hồ Biểu Chánh đầu tiên (hoặc có thể là mình sai?!) mà mình biết, thực tế văn phong của Biểu Chánh chính là đại diện “lời ăn nói” của dân miền nam thời đó, gần như nếu bây giờ các bạn đọc sẽ bị loạn câu chữ như bị sai chính tả vậy, nhất là phần chữ hán được pha trộn trong danh từ và dấu “-” cho từng địa danh, cái tên. Nhưng nếu như có thể bỏ qua được những thứ ấy mà tiếp tục đọc thì hẳn nhiên các câu chuyện của Hồ Biểu Chánh mang ý hàm chứa nhân sinh rõ ràng, dễ hiểu và trong sáng tựa như người miền nam thẳng thắng, bụng dạ “để ngoài da” vậy.
Nội dung
Như đã biết, truyện Đỗ Nương Nương Báo Oán thuộc thể loại Dã Sử, dùng các nhân vật có thực trong lịch sử để miêu tả theo ý muốn của tác giả muốn truyền đạt mà vẫn không phải kiểu “làm lệch” chính tuyến lịch sử ấy, tuy nhiên, không như Dã Sử của Tàu, mà Hồ Biểu Chánh chỉ tập trung vào tâm lý, cách bày trận và quản lý, tổ chức quân đội hơn là “đánh giặc”, cũng như vào tính khí thẳng thắng của người Gia Định (ám chỉ người miền nam) trước sự bị coi thường của đàng ngoài và phò vua trung nghĩa chính thống chứ theo nhà Nho trung nghĩa với vua vậy.
Chính vì quan điểm của cụ là theo nhà Nguyễn (Nguyễn Ánh) và lòng trung nghĩa tông thất không thay đổi của người Gia Định trong câu chuyện Dã Sử này sẽ gây ra ác cảm với phe Nguyễn Huệ – nếu như bạn tham gia hội nhóm Lịch Sử Việt Nam thì sẽ biết đôi bên cắn xé từ năm này sang năm khác đến mức sứt mẻ đầu tráng khi tranh luận – do đó các bạn cứ coi đây là câu chuyện Dã Sử mà cụ viết góp phần cho văn học nước nhà, vốn là thể loại khó ăn, khó nhai và khó mang lại danh tiếng nào.
Hành văn thì như đã nói ít nhiều ở trên là trong sáng dễ hiểu và “đầy lỗi chính tả” của người miền nam thời bấy giờ, nhưng đó cũng không phải do lỗi, mà hầu hết đa số giọng địa phương là vậy, nếu các bạn không sống ở miền nam (cụ thể là miền tây) thì sẽ cảm thấy rất khó chịu mấy cái lỗi này, riêng với mình thì lại trải qua giọng nói của miền tây thì chẳng mấy lạ lẫm gì cả, thậm chí đọc dòng văn của cụ thì lại thấy thân thương và quen thuộc, sau dòng văn của Nguyễn Ngọc Tư vậy.
Quay trở lại với nội dung, điểm trừ duy nhất chính là câu chuyện Đỗ Nương Nương (Đỗ Thanh Xuân) con của Đỗ Thanh Nhân vì cái chết của ông (bị hai trung thần của Nguyễn Ánh ghét tài mà hãm hại) mà báo thù, nhưng đó chỉ là giai đoạn cuối, còn lại chủ yếu là giai đoạn xây dựng binh lính của Thanh Nhân và quân sư của Minh Giám là chủ yếu, tới khi xảy ra cái chết của ông bố thì Đỗ Nương Nương mới có đất diễn nhưng rất ít và cuối cùng khi đã báo oán xong thì mất tích dù thực tế ban đầu được miêu tả rất rất giỏi, như một tướng tài sắp sửa ra giúp đất nước vậy. Rất tiếc là cụ Hồ Biểu Chánh chỉ viết tới đó rồi hết, không còn gì thêm nữa, đó là điểm trừ thứ hai của của cụ, có thể cụ không có sức viết truyện dài hơi là lời giải thích thích hợp nhất.
Nói chung cụ Hồ Biểu Chánh viết tới giai đoạn Đỗ Thanh Nhân giúp Nguyễn Ánh trong giai đoạn đầu rồi chấm dứt không viết là điều đúng đắn, bởi lịch sử của Nguyễn Ánh khi bàn tay trắng tới khi có được giang sơn là một mớ rối rắm không nên nhúng tay vào nếu không có tài năng gì. Với lại mình cũng hơi buồn cười cái là cụ Nguyễn Ánh kể cả trong truyện được nhào nặn của nhà văn Hồ Biểu Chánh là cứ chạy giặc miết đến buồn cười nhưng không thể không thừa nhận một điểm là nếu không có thiên thời địa lợi nhân hòa thì dù có cái mạng lớn cũng không đủ lên ngôi hoàng đế.
Tóm lại
Tóm lại là câu chuyện của nhà văn Hồ Biểu Chánh mang lại cho chúng ta một cái nhìn mới về góc độ lịch sử sao cho dễ hiểu và dễ tiếp xúc nhất, đặc biệt là tính khí của người miền nam khi khai hoang, dẫu sao đi nữa, đây là truyện dã sử rất ít của Việt Nam, được cụ viết và phóng tác theo cách của cụ nên có sai sót hay bất kỳ cái gì khác thì không nên quá nặng lời tiền nhân là được.
Liên kết nội bộ
- Tags – Bản đồ
- Author – Tác giả
- Members Directory
- Diễn đàn: Hướng dẫn
- Diễn đàn
- Thị Trấn Buồn Tênh | Nhóm Facebook
- Review Phim Kinh Dị
- Review Truyện
Bài viết cần biết
-văn phong dễ hiểu, trong sáng không gây ra bất kỳ ngây trở ngại nào
-mang ý nghĩa phò vua trung nghĩa của người Gia Định (tức miền nam) khi đó không thay đổi, không theo kiểu ba phải hay bất trung
-truyền tải con người có tính thật thà, thẳng thắng không có bụng dạ nham hiểm nào
-không có bất kỳ xúc phạm nào từng nhân vật lịch sử như hiện nay đã làm, nói một cách khác là luôn tôn trọng từng nhân vật, cả phía Nguyễn Ánh và Nguyễn Huệ, chỉ duy nhất là ghét kẻ bất trung, bất nghĩa và ghét kẻ đố kỵ tài đức mà hãm hại
-phản ánh thời kỳ còn hoang sơ lúc đó
-câu từ theo kiểu "lỗi chính tả" của người thời đó, thực ra đây là văn phong chuẩn của người lúc đó, pha lẫn cả chữ hán nữa
-nếu bạn là người miền bắc đã quen với văn phong đúng chính tả, thì hẳn nhiên sẽ không thể nuốt nổi văn phong có phần lỗi này, nhất là pha tạp chữ hán hơi bị nhiều - nói vậy thì hơi tội cho cụ Biêu Chánh bởi thời kỳ đó cũng còn đang chuyển biến sang chữ latinh hóa nên có phần còn sử dụng nhiều chữ hán đã ăn sâu vào con người lúc đó.
-câu chuyện quá ngắn nếu bạn nào yêu mến truyện dã sử.
-phần lớn câu chuyện mang tính chất xây dựng quân đội của cha Đỗ Nương Nương hơn là tập trung vào hành trình Đỗ Nương Nương đi giết hại kẻ đã ám hại cha cô.
-sau khi phục thù xong thì cô biết mất luôn chứ không quay trở lại như ban đầu đã miêu tả cô là một nữ tướng tài giỏi và thông minh, ra giúp dân giúp nước, đó là cái dở của câu chuyện, dù không viết thêm gì nữa thì ít nhất thì cũng nên Cần Vương thì cô ra giúp đỡ vua thì hơn thay vì ẩn cư biệt tăm
Hi