
Cỏ Ven Đường
tâm lý xã hội, kinh điển
Natsume Sōseki
Trong các tác phẩm của ông, Cỏ ven đường (viết và đăng nhiều kỳ trên mặt báo Asahi từ tháng 6 đến tháng 9/1915) được xem là một kiểu tự truyện của Natsume Sōseki, có lẽ vì Kenzō, nhân vật chính trong truyện, có rất nhiều chi tiết gần gũi với ông. Là một người làm nghề dạy học nhưng Kenzō chỉ muốn dành hết thời gian cá nhân cho việc đọc và viết trong không gian tĩnh lặng của thư phòng. Kenzō tự biết mình là kẻ vô dụng trong những công việc của cuộc sống đời thường, vì điều đó được thể hiện quá rõ trong cái nhìn của mọi người xung quanh hướng vào anh.
Kenzō cũng biết là mình có đời sống vật chất nghèo nàn, khi chiếc ví của anh thường xuyên trống rỗng. Nhưng anh vẫn tiếp tục đi trên con đường mình đã chọn.
Thái độ sống như vậy đã làm cho Kenzō trở thành một hiện thân của người trí thức, với bản chất cố hữu định hình nên thân phận của họ, cùng tất cả những hệ lụy kèm theo. Không hấp dẫn như một bữa ăn ngon trước mắt, cũng không đầy mãnh lực như của cải bạc tiền, sự tồn tại của người trí thức thầm lặng và vô hình như một loại dưỡng khí cho đời sống. Nhưng, phải chăng như cái lọ rỗng thì mới cắm được hoa, cuộc đời vẫn không thể thiếu một lớp người thầm lặng và mong manh như vậy?
Cỏ Ven Đường của Natsume Sōseki phần lớn là một kiểu tự thuật nhiều hơn là hư cấu, giống như truyện Nhân Gian Thất Cách của Dazai Osamu, Natsume Sōseki lấy những tình tiết trải qua trong đời sống để làm nền cho truyện Cỏ Ven Đường, dù vậy, văn phong nhẹ nhàng, thư thái, cao sang nhưng lại ẩn chứa nhiều đắng cay, nếu Yōzō của Nhân Gian Thất Cách đã mất tư cách làm người vì thế gian đã ruồng bỏ thì với đối với cuộc sống của Kenzō bị người đời đào mòn và trở nên u sầu.
Người phụ nữ trong câu chuyện
Thông qua người vợ của Kenzō, rồi đến người chị gái và cả người vợ của anh trai, mỗi người là số phận khác nhau cả đời sống, nhưng lại cùng chung một số phận nghiệt ngã là bạc bẽo và vô tâm của người đàn ông, khi họ bệnh tật cho đến cuộc sống hằng ngày điều phải dựa vào chồng mà chẳng có lựa chọn nào khác hơn.
Trong đầu thế kỷ 20 người phụ nữ chưa định hình được sự tự do tân tiến, còn bị gành buộc định kiến xã hội, lẫn cả việc người phụ nữ phải cam chịu mức sống khổ cực, chịu đựng người đàn ông ngoại tình ngoài kia hay không thể được chu cấp đầy đủ đến độ cầm áo mà sống qua ngày. Với người đàn ông lúc bấy giờ xem vợ như một trách nhiệm cần thiết, còn lại họ chẳng bận tâm, như chuyện nội bộ gia đình giao quyền hành cho vợ con, và họ thì thong dong sống trong tự do ở xã hội. Như năm tháng của Kenzō đang du học ở Anh, dù cho người vợ sống trong nhà bố vợ, nhưng hầu hết tự buông trải là chính, chẳng chu cấp gì nhiều và cô sống trong chiếc áo cũ đã may vá nhờn đi rất nhiều.
Hay câu chuyện Kenzō và anh trai đến nhà anh Hida bàn về chuyện ông Shimada, vợ của anh Hida bị hen suyễn nặng khiến cho Kenzō nhiều lần thương sót và không thể chịu nổi được tâm thế của chị, ấy thế mà anh Hida xem là việc nhẹ và như nếu có chết anh cũng chẳng bận tâm, đời sống của vợ Hida không hoàn toàn được Hida chu cấp, đến tin đồn Hida ngoại tình chị một mực không tin và dồn tin tưởng ấy hết vào chồng.
Dường như số phận của người phụ nữ trong đầu thế kỷ 20 là bạc bẽo, như là một thứ gánh nặng và là cỗ máy đẻ hơn so với việc trở thành một gia đình, chỉ cần người vợ mất đi là người chồng có quyền hành lấy vợ khác, thế là xong, chẳng luyến tiếc giữa tình nghĩa vợ chồng sống trong bấy lâu nay.
Riêng với vợ Kenzō thì có một số phận khá hơn, do Kenzō chứng kiến số phận của người chị và người vợ anh trai, nên đã phần nào cảm thông họ, trong lúc vợ Kenzō bị mắc chứng bệnh lo lâu, Kenzō đã lo lắng và sợ cái chết bất thình lình xảy ra với vợ anh. Thế nhưng điều đó chẳng khá khẩm hơn việc tính cách gia trưởng, bảo thủ và lý lẽ của Kenzō lại là sự việc làm xáo trộn giữa hai người, đôi khi cả hai người không thể nào hiểu nhau, tính cách Kenzō thiếu sự nhạy cảm và cảm thông đối với vợ, làm một bức tường ngăn cách cả hai.
Sợi dây mối liên kết giữa hai vợ chồng là điều rất quan trọng để tạo thành hạnh phúc gia đình, nhưng mối quan hệ ấy quá mỏng manh do cả hai thiếu sự tinh ý lẫn nhau, dẫn đến sự gây gỗ là điều tất yếu cho cả hai.
Riêng về khoảnh khắc liên kết với con cái thì ngoài người mẹ ra thì người đàn ông thời bấy giờ chẳng khác gì là một người cha hững hờ, chỉ biết xem con cái là vật phẩm, là một thứ co thể nuôi họ sau này là chính, dẫn đến kết cuộc tính cách khó liên kết với con cái của Kenzō, trong sâu thẩm Kenzō, người cha ruột thịt chẳng gì đặc biệt ngoài mang lại cảm giác đau đớn, và người vợ Kenzō trách móc anh là kẻ vô tâm với con cái, nhưng do tính bảo thủ của Kenzō mà không thể thổ lộ được tình cảm của mình dành chọ con lẫn vợ. Điều này cho ta thấy rằng sự bảo thủ của thế giới cũ và chuyển sang thế giới mới chưa thể vứt bỏ, dù cho tiếp xúc với nền văn minh tiến bộ đi nữa thì các định kiến, và hủ tục một khi đã ăn sâu vào tiềm thức khó mà bỏ được, dẫu là tài hoa, là một suy nghĩ khác đi nữa, thì những khái niệm môi trường cũ mang lại cho con người thì không thể nào nói đào là đào thải được nữa.
Lòng tham
Ông Shimada là con người tham lam ích kỷ, vì vụ lợi mà bất chấp danh tiếng người đời dành cho ông, thông qua câu chuyện sẽ có cảm giác chúng ta ghét bỏ ông ta như một con người chẳng cần tôn trọng, nhưng xin hãy khoanh, hãy đọc hết phần câu chuyện, chúng ta sẽ thấy không chỉ mỗi mình ông ta là sự tham lam đến mức độ đáng xấu hổ như vậy, mà còn có những con người khác khiến cho Kenzō phiền lòng và tự hỏi rằng vai trò của anh là gì trong cuộc đời này.
Vẫn còn người khác như chị gái, anh trai, Hida, bà vợ cũ ông Shimada, đến tìm nhà của Kenzō để xin xỏ và đào mòn, nhiều lần vợ Kenzō đã thể hiện thái độ không hài lòng bằng cách im lặng, xem như mình chưa biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng với vai trò là nam giới; Kenzō không hiểu cách tinh ý ấy. Kenzō bực mình và khó nói ra, cần một lời khuyên, Kenzō không hiểu tinh ý tế nhị của vợ mình mà cả hai người mâu thuẫn với nhau, làm cho việc đôi bên cãi cọ dẫn đến vợ Kenzō buộc phải về mẹ vợ như một kiểu cách phản đối tính cách bảo thủ và gia trưởng của Kenzō.
Kenzō là con người nhu nhược, tính nửa vời không thể quyết định chuyện gì, chỉ đến khi nào ông Shimada đòi hỏi số tiền quá lớn, vượt qua mức chi trả của anh thì lúc này anh đã nổi lên cơn thịnh nộ, như thể vùng vẫy trong sự phiền thoái của ông Shimada mang lại cho anh. Đôi khi chúng ta đọc đến giai đoạn của ông Shimada điều có chung cảm giác rằng sự tức giận nổi lên, và con người Kenzō quá nhu nhược, biết rằng lão đến tìm chẳng gì ngoài việc đào mòn tiền bạc cả, thì hà cớ gì không cắt đứt luôn ngay từ đầu mà cần gì phải vòng vo tới tận bây giờ phải nổi cơn thịnh nộ mới cắt tuyệt nghĩa đoạn? Đó là tình nhu nhược hay là tính cách nhớ ơn của người đã nuôi dạy mình? Và dường như ông Shimada khéo léo lấy tình nghĩa nuôi lớn để đào mòn đến mức phải tuyệt nghĩa thì lòng tham quả là tính cách các tôn giáo lên án mạnh mẽ.
Gia đình
Thông qua hồi tưởng của Kenzō, dường như gia đình chẳng phải là chỗ dựa gì, còn xem anh là một vật phẩm để đem lợi ích cá nhân cho họ (bố đẻ và bố nuôi), đẩy qua lại dẫn đến anh không thiết tha hay còn tình cảm, vì ký ức sống trong một nơi không được yêu thương và quan tâm đến cảm xúc ở trong con người anh mà chỉ biết đến lợi ích cá nhân của họ. Nên khi anh du học, tiếp xúc với nền văn hóa, phần nào cũng đã xóa bớt định kiến và hủ tục trong nền văn hóa cũ, thế nhưng vì ký ức bị tổn thương mà bậc sinh thành và nuôi dưỡng anh mang lại, phần nào trong vô thức đã đối xử với con cái của anh như vậy.
Như đứa trẻ mới sinh, anh chẳng ôm ấp, vì cảm thấy không có chút tình cảm nào như bậc sinh thành đã dành cho anh nên anh chẳng nghĩa vụ phải đối xử như vậy. Thành thử, dù cho văn hóa tiên tiến đi nữa, cũng không thể mang lại hoàn toàn mới mẻ triệt để, ở trong đó nội tâm phần nào bị tổn thương, nhưng ít nhất anh cũng đối xử với người vợ khác biệt hơn so với người còn lại, nhìn vợ trong tối tăm, bị cảm giác thôi thúc lay động người vợ đang ngủ chỉ để trông thấy chị vẫn còn thở, cái chết, là thứ anh cảm thấy sợ nhất dù tính cách bảo thủ, cố chấp, nhưng riêng với người vợ cùng trải qua khó khăn khốn cùng ấy anh vẫn thương yêu hết mực.
Ta sẽ thấy cả hai không hiểu nhau, không ai chịu nhịn hay nhường và nói vấn đề tới cùng vì tính bướng bỉnh dẫn đến cãi cọ nhau, sự thờ ơ của chồng là kết quả của việc cả hai không hiểu, điều này mà xã hội ngày nay vẫn còn tập tính đó, chịu sự bảo thủ và tính cách gia trưởng dẫn đến hôn nhân đổ vỡ, đôi khi chịu tha thứ, hiểu nhau thì đâu dẫn đến kết cục bi thảm, như vợ ông Shimada đã ghen tuông, không chịu hiểu sự việc mà cứ lồng lộn như ông là con người độc ác hơn ta nghĩ (ông không độc ác, ông chỉ tham lam đến độc đoán thôi), có lần Kenzō được ông dẫn đi dạo, để rồi bà vợ ông Shimada tra hỏi đến nỗi Kenzō khó chịu ra mặt và im lặng để đáp trả lại bà. Và vì tự tôn trong tính cách và không suy nghĩ rộng hơn nên ta đã không chịu hiểu người thân trong gia đình, nhưng lại thông cảm, hiểu cảm xúc của người lạ, thật khó hiểu người đời thì mảy may thông cảm, người thân thì lại gây sức ép đến khó chịu.
Đối với bậc sinh thần và phụng dưỡng của ông Shimada, anh đã cố gắng làm tròn nghĩa vụ, dù biết rằng ông ta chỉ biết bản thân, ngoài người khác ra chẳng muốn hiểu, thậm chí xem anh là công cụ để moi tiền và là cỗ máy kiếm tiền để nuôi ông, chính vì bị xúc phạm là bắt anh làm lao động tạp vụ nuôi ông nên anh đã quyết tâm du học. Trở về, anh cố gắng không muốn liên lạc với ông, nhưng vì tình nghĩa phụng dưỡng ấy nên anh chấp nhận lối mối quan hệ, cuối cùng cũng chỉ chấm dứt vì lòng tham quá độ của ông ta.
Hẳn nhiên, Kenzō đã đặt mối quan hệ gia đình là trên hết, trách nhiệm, nhớ ơn, nhưng cũng đầy khổ đau vì nhạy cảm, chỉ vì mối trách nhiệm mà anh phải làm việc đến sa sút sức khỏe mà không hề bận tâm, vẫn đưa số tiền để làm tròn bổn phận của mình vì cảm thấy thương cảm. Tính cách nhạy cảm và dễ động lòng trước số phận của họ, dẫn đến anh cảm thấy sức khỏe dần yếu dần như sắp lìa đời cõi thế.
Lời cuối
Bi kịch của Cỏ Ven Đường là nỗi u buồn nhẹ nhàng, như ngọn cỏ lung lay trước cơn gió, khung cảnh nên thơ mà cũng đầy hoen ố, có lẽ rằng, không phải người ta đánh giá quyển truyện Cỏ Ven Đường thấp dáng gì, mà thậm chí người ta đã hút hồn trong bối cảnh khi đó, tưởng chừng xuyên không vào thời gian, không gian trong bối cảnh đầu thế kỷ 20. Lối hành văn của Natsume Sōseki mang lại ấn tượng với mình sâu sắc, nhất là miêu tả về những nhân vật và thiết lập trật tự các đoạn văn khéo léo mở ra từng chi tiết một về các nhân mà ông đã đề cập tới. Trong bối cảnh chẳng khác gì một tranh thủy mặc và nhẹ nhàng đến lòng người lay lắt và rung động, chẳng cần phải dùng từ đao to búa lớn để miêu tả khoảnh khắc xã hội lúc đó, khiến cho người đọc cảm tưởng cùng sống theo thời gian với tác giả và chứng kiến những tác giả chứng kiến.
-văn phong nhẹ nhàng, lôi cuốn,
-phản ánh xã hội lúc bấy giờ
+người phụ nữ bị định hình như món đồ chơi
+lòng tham bất chấp danh dự và bất kỳ điều gì nếu như có lợi
-thiết lập đoạn văn rất tài tình
-lôi cuốn từng con chữ cuối cùng
-dễ hiểu dễ đọc
-dịch mượt
-bìa cứng tốt
-do đây là tác phẩm kinh điển và tâm lý xã hội nên sẽ không có bất kỳ điểm trừ nào, nếu có thì cũng chỉ là quá nhẹ nhàng, không kịch tính, không có điểm sự kiện lớn gây ra chấn động nào, chỉ là diễn biến tâm lý bình thường đời sống con người mà thôi.
Phản ánh xã hội, tinh thần thời điểm chuyển giao thế kỷ, văn phong mượt
Chưa có điểm nào chê trách
Truyện hay