
xuyên không lịch sự
Masaki Kasahara, Toru Yamamoto
Katsuyuki Motohiro
Giống như hầu hết các học sinh, Aoi là thành viên của một câu lạc bộ ngoại khóa ở trường và luyện tập bắn cung. Do luyện tập nhiều, Aoi rất giỏi. Các thành viên hầu hết là bạn tốt của nhau. Tất cả đều ổn cho đến khi chớp nhoáng và sấm sét ập vào cơ sở và ngôi trường và học sinh của nó không còn giống nhau nữa. Họ được chuyển đến một thời đại khác, một thời đại mà các samurai lang thang trên đất nước Nhật Bản. Các sinh viên không chỉ bị mắc kẹt trong một chủ nghĩa lỗi thời, mà họ còn đang ở giữa một trận chiến lịch sử.
Một bộ phim xuyên không về lịch sử Chiến Quốc của Nhật Bản, tuy nhiên xét về nội dung thì ổn đấy chứ không xuất sắc, nhưng có vẻ là phần buff tinh thần quá đà – không biết là đặc trưng của phim Nhật Bản hay là gì hay không – một số lỗi khác về diễn xuất và vũ khí, hóa trang – trừ trang phục bởi trang phục quá đỉnh rồi.
Nội dung
Một trường học vô tình xuyên không về quá khứ thời Chiến Quốc, giữa phe hai phe đang tập kích nhau, lúc này, hầu hết các học sinh của trường học bị giết bởi phe Oda Nobunaga, và cứu người nên nhóm còn sống sót Aoi phải đến đánh với phe Oda Nobunaga tập kích để quân Motoyasu Matsudaira có thể tiến công đánh. Tuy nhiên ngoài dự liệu là Motoyasu Matsudaira bị giết chết, do đó Aoi phải ở lại để tạo ra lịch sự tiếp diễn để không có sự hỗn loạn nào, và những thành viên còn sống sót quay trở lại quá khứ.
buff tình bạn
Aoi là nhân vật kiểu có tài nhưng nhút nhát và sợ hãi, thế nhưng trong cuộc chiến Aoi lại sợ hãi đến mức bạn thân của cậu là Kouta bị giết chết, và được thủ lĩnh Motoyasu Matsudaira động viên, nên cu cậu đứng ra làm thủ lãnh, rồi chiến đấu cho tới giây phút ở lại quá khứ.
Nói chung, mình cảm thấy bộ phim 3 phần đánh đấm 7 phần buff, cũng như kiểu xem xong để vực dậy tinh thần bạn bè chí cốt này nọ, khơi rợi nước mắt và một chút xíu tình cảm, tất nhiên bộ nào thì cũng có thể làm vậy, nhưng có vẻ nó hơi quá lố so với việc mặt bằng chung, vì vậy mà một phần điểm trừ lớn cho bộ phim Brave: Gunjyo Senki.
Màn cảnh chiến đấu
Màn cảnh chiến đấu giữa hai quân nó quá ư là kiểu sân khấu, không chân thực, lộ hở quá nhiều dàn cảnh quần chúng đánh nhau cho có, kiểu làm nền cho các nhân vật chính đánh nhau và buff tinh thần, đây là một điểm trừ khá lớn với bộ phim Brave: Gunjyo Senki.
Thứ hai, chiến đấu giữa hai nhân chính và phản diện có thể coi là màn cảnh chấp nhận, nhưng quân lính quá ít ỏi khiến cho người xem cảm thấy chưa thật sự thỏa mãn và cảm thấy như minh chứng cho bộ phim Brave: Gunjyo Senki có kinh phí rất thấp, nhất là phe Motoyasu Matsudaira tới giây phút cuối cùng mới lộ diện, và để phe học sinh trung học làm mồi cũng ok đi, nhưng để chiến đấu thì rất cần sự hoành tráng giữa hai bên, đặc biệt là bộ phim hư cấu, vì vậy mà ở bộ phim Brave: Gunjyo Senki này, ngoài chiến đấu có phần í ẹ giữa hai nhân vật và nội dung tạm tạm ra thì chiến đấu giữa hai đội quân rất … dở nốt.
Chưa kể đến là việc đội quân của trường học không một trang bị vũ khí gì, toàn là đồ thô sơ, đồng ý là thời đó vũ khí sắt có thể quý hiếm, có thể là khó cho “mượn” nhưng có thật sự cần thiết là dùng gỗ thay kiếm,dùng trường côn đánh người, dùng kiếm Anh đối với kiếm Nhật, dùng quả bóng ném người (nếu có chết thì mình cũng gật gù đồng ý nhưng ném 100 quả bóng mà không chết thì mới ghê) dùng nấm đấm và quyền để giết người hay không? Thật sự cái cảnh này rất ư là vô lý luôn, nếu thật sự dùng mấy thứ đó gây ra hiệu ứng hoành tráng thì có thể chấp nhận, nhưng thật sự như đã nói ở trên là màn cảnh chiến đấu rất phèn ỉa luôn, mình không nghĩ việc đó có thể làm sơ sài đến mức độ như vậy.
Không một chiến thuật tạo ra bất ngờ, không một màn chiến đấu cảnh đẹp mắt, khiến cho người xem chỉ toàn thấy khóc và đau thương của chiến tranh mang lại, đặc biệt là buff tinh thần là chính, nhất là ở cảnh cuối, chúng ta sẽ thấy màn bắn súng “một đêm duy nhất” vào Motoyasu Matsudaira xong cái chúng ta sẽ thấy việc đấu kiếm, mà bản thân mình thắc mắc chính là việc đám học sinh chuyên có thể tạo ra chất nổ, chất khói v.v… này nọ nhưng cũng không thể tạo ra một kiểu sát thương cho đám binh lính để giảm thiểu thiệt hại bên mình thì có vẻ … hơi nhảm nhí.
Trang phục
Trang phục của các đội quân rất đẹp mắt cho tới khi cảnh học sinh trung học quay trở về quá khứ, làm một đội quân thì … rất tệ, máu me thì dùng CGI và trang phục bị chém thì có rách nhưng mà rách theo kiểu rách trước và nhuộm màu đỏ sẵn có sau đó là mặc lên rồi hết hét cho thật lớn để vực dậy tinh thần. Nói chung mình thấy không chân thật lắm, ngoài cổ trang ra thì liên quan đến bãi trường, máu me, chém giết, hay chiến đấu rất ư là giả tạo.
-trang phục rất đẹp mắt, đến mức Trung Quốc cũng không thể cân kèo bởi bản chất Nhật Bản vẫn còn giữ chế độ quân chủ lập hiến nên bảo tồn mọi thứ rất bảo đảm.
-diễn xuất các diễn viên rất đạt và xuất sắc
-thể hiện tình bạn và ý chí con người làm người xem có cảm xúc
-có rất nhiều chỗ phi logic như trang phục của trường học khi trở về quá khứ lại mang vải đi đấu với quân linh mang giáp, dù thời điểm đó chưa được phe tin tưởng giao phó thì ít nhất là vũ khí điều trang bị những thứ trời ơi đất hỡi, như là mang boxing một tay với xiền xích bao bọc sơ sài, tạo ra cho người xem có phần í ẹ và thấy nhảm.
-chiến tranh là sự khắc nghiệt nhưng mà bị đâm và bị chém thì rất đạt đấy nhưng điều tạo dựng bằng đồ họa và hóa trang, làm người xem cũng í ẹ luôn.
-chiến tranh khắc nghiệt mà người xem thì toàn thấy hét với la, với tình bạn, với buff tinh thần cũng thấy í ẹ luôn.