
Review 4MK - by JD Barker
Kayako Saeki
Trinh thám kinh dị
J D BARKER
4MK - cuốn sách giành giải Audie năm 2018 cho thể loại tiểu thuyết kinh dị, gay cấn.
"Nạn nhân đầu tiên, Calli T Hai ngày sau khi bị bắt cóc, gia đình Tremell nhận được tải con gái mình trong hòm thư. Hai ngày sau đó, họ nhận được đôi mắt của cô. Hai ngày tiếp theo, chiếc lưỡi của cô được chuyển đến. Thi thể của cô gái được tìm thấy tại công viên B Bàn tay cô nắm chặt một mẩu giấy nhỏ ghi KHÔNG LÀM ĐIỀU ÁC"
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ...
Khuyến cáo đây là bài khá dài, mang tiếng là review vậy thôi chứ thật ra là bài vừa review vừa phân tích, tại mình rảnh quá nên thành ra viết bài dài lại lảm nhảm trong phần tích, thành ra nó dài quá, hi vọng mọi người không ném gạch ạ.
Review
Được một người anh tặng từ hồi tết ta nhưng tận bây giờ mới đọc xong quyển 4MK, tuy nhiên, hầu hết phần lớn gây án của kẻ sát nhân trong mấy năm qua là 7 nạn nhân, gửi tai, mắt, rồi tới mũi và cuối cùng là xác nạn nhân không để mình chút cảm xúc hay ấn tượng nào ngoài việc hắn dựa vào câu chuyện không nghe, không thấy, không nói và không làm để giết nạn nhân.
Có thể là đầu sách giới thiệu trinh thám kinh dị nên mình kỳ vọng nó … kinh dị, cho nên thành ra cách giết người không làm mình ấn tượng gì là vì vậy. Dù vậy không thể đánh giá thấp truyện 4MK được, vì có sự kịch tính cao trào theo thời gian ngắn, cảm xúc đan xen cho đến việc bất ngờ; cần nói thêm là yếu tố bất ngờ khiến cho mình ngạc nhiên là nhân vật Watson xuất hiện ngay từ đầu và giữa sáu phần mười câu chuyện mới té ngửa ra đây là nhân vật sát thủ 4MK, dưới danh Anson Bishop (chẳng biết có phải tên thực hay không).
Trước đó thông tin về 4MK rất mù mịt, tưởng chừng người bị xe bus đâm chết chính là 4MK – nhưng thực tế chính là vừa đánh lạc hướng vừa là chứng cứ nhắm vào Talbot chỉ để Anson Bishop tìm hiểu thêm về Sam Porter. Vì vậy sự xuất hiện của sát thủ thông minh Anson Bishop ngay từ đầu câu chuyện cho tới cuối truyện là điều hiếm hoi, có thể là mình nói quá bởi cũng có số truyện cũng xuất hiện sát thủ dưới lốt cái tên khác, điều không quá mới lạ nhưng riêng với mình, sự xuất hiện với cái motip thời gian thực mới tạo ra sự khác biệt cho câu truyện mà tác giả muốn truyền tải.
Hơn nữa, chi tiết thông tin điều tra cũng được viết ra để cho độc giả dễ hình dung, ví dụ như các vật chứng, người chết bao nhiêu v.v… được dành hẳn một trang, xuất hiện của nó tới tận hai lần, trước cuộc bại lộ Watson và sau là Anson Bishop.
Sự xuất hiện quyển nhật ký của sát thủ mới là thứ khiến cho mình hấp dẫn nhất cả câu chuyện phá án, khi đó nhân vật Anson Bishop còn nhỏ, và được bố nuôi dạy cậu bé theo cách của người đàn ông. Tuy nhiên, với sự yêu thương của bố mẹ khiến cho cậu bé tưởng chừng có ký ức êm đềm, nhưng sự xuất hiện gia đình Simon và Lisa Carter kế bên hàng xóm mới khiến cho mình tự hỏi phải chẳng họ là nguyên nhân gây ra sự tuổi thơ bất hạnh hay ngay chính giới tính lesbian của người mẹ và cô Lisa Carter mới là nguyên nhân?
Dường như người mẹ và cô Lisa Carter ngoại tình với nhau khiến cho cả đôi bên điều biết – ngoại trừ bố của Anson Bishop, đến độ chết đi cũng không biết được sự thật cả hai người vợ gian díu – và thằng bé thì không muốn nói với bố vì nó còn thương yêu người mẹ, nhưng cũng chính người mẹ vì người tình Lisa Carter với số tiền cực lớn rồi cùng nhau lên kế hoạch giết hai ông chồng và bỏ đứa con lại cùng ra đi. Đây cũng là sự độc ác của người mẹ, vì người tình mà sẵn sàng giết cả nhà và bỏ đứa con lại, đem cho người con lòng thù hận và là thứ biến cậu ta thành một kẻ sát nhân.
Hơn nữa, nếu được chọn, liệu cậu nhóc có thể chọn là kể ra với bố hay không? (dĩ nhiên ông chồng cũng phát hiện người vợ đầy mùi hôi sau cuộc làm tình nhưng chỉ là không nghĩ đến việc người vợ là lesbian) Mình nhận thấy sau cuộc bỏ rơi người con vì người tình (kể cả việc giết người chồng nữa) mới thật sự ghê tởm và thứ gây lên tuổi thơ bất hạnh, nhất với cậu óc có tiềm năng thiên tài trong người nhưng tiếc rằng sống trong hoàn cảnh éo le.
Dù nói thì nói thế, mình tự hỏi không biết tác giả đem đề tài lesbian vào và giết hại động vật có ẩn ý gì hay không, khi mà phương tây với sự trỗi dậy LGBT và động vật là thứ có thể khiến cho tác giả từ đỉnh cao hào quang xuống dưới đáy hố sâu vực thẳm nếu anh/chị ta đụng chạm lãnh địa ấy. Hoặc là chính người trong cuộc LGBT thì may ra nếu viết thì không bị ảnh hưởng gì, hoặc là không.
Quay lại với các tình tiết trong câu chuyện, đây là cuộc chơi mèo vờn chuột của Anson Bishop, khiến cho các thanh tra Sam Porter, Nash và Clair quay vòng tròn đúng nghĩa đen, cho tới khi Sam được Kloz báo cáo về dấu vân tay dưới tầng hầm chính là của Watson, trên xe chở đá, thì mới hay việc chúng ta đã bị lừa, ngay từ đầu câu chuyện. Đó là thứ khó có thể ngờ tới, ít nhất là truyện 4MK đã làm hay hơn các truyện khác ở chỗ không để bại lộ kẻ sát nhân cho tới khi có manh mối sơ hở, hoặc khiến cho độc giả không nghi ngờ gì về nhân vật Watson trà trộn vào trong nhóm điều tra.
Cuối cùng Sam Porter tìm ra nơi Emory bị nhốt do lời đáp áp từ phía đồng hồ, quần áo được giặt cách không xa tòa nhà hoang vắng. Sam phải leo lên tòa nhà đồng nghĩa với việc mất máu – cái vết thương cũ chưa lành lại thêm vài vết chỉ bị đứt – khi leo lên cũng là lúc Sam dần kiệt sức và mất máu rất nhiều. Trong trạng thái chuẩn bị rơi ngã xuống đất cũng là cuộc đối thoại đã bắt đầu từ lúc đi lên cho tới khi đến căn phòng và đối diện với Anson Bishop đang dí dao vào cổ Talbot rồi tiễn Talbot về địa ngục do tội lỗi của ông ta gây ra cho gia đình hắn.
Cuộc đối thoại giữa hai người, chúng ta có thể nhận ra rất nhiều thứ mà quyển nhật ký chỉ viết về giai đoạn xảy ra với gia đình Anson Bishop và chưa được viết hết, dường như Anson Bishop đã rất hận người mẹ – người đàn bà độc ác chỉ vì người tình mà bỏ rơi đứa con (lẫn cả sự khinh bỉ dành cho nó) và hãm hại người chồng thì đó không phải người mẹ nữa mà là loài quỷ.
Nhưng nói thì nói vậy, đó chỉ là sự bộc lộ độc ác bên trong loài người chưa được lột vỏ, đến cả thanh tra Sam còn muốn giết kẻ đã bắn người vợ của mình ngay tại chỗ và cơn hận thù dâng lên như lửa đốt khiến cho anh dần dần mất bình tĩnh (cũng may là anh giữ được) thì hà cớ gì trách được Anson Bishop đã nói bên trong mỗi người điều có con quỷ của họ.
Trong các tình tiết điều tra được hé lộ, phần lớn các chứng cứ thay vỉ dẫn dắt về phía sát nhân 4MK thì lại thấy chứng cứ tội phạm của Talbot – điều này khiến cho mình cảm tưởng hầu hết gã sát nhân nắm quyền chủ động dẫn mọi người tìm đến thủ phạm khác thay vì gã sát nhân, quả thực là mình hơi ngạc nhiên và không thể nào gạt được cái suy nghĩ ấy khi đọc tới các trang cuối và đoạn kết của câu chuyện. Hầu hết đa số các truyện motip là các gã sát nhân điều bị bắt hoặc chạy trốn khỏi các tay cớm thì đối với truyện 4Mk lại kiểu gã sát nhân như đang yêu cầu các cảnh sát hãy truy lùn gã vậy.
Trong phần cuối truyện, Emory được cứu, Sam được đưa vào bệnh viện chữa trị vết thương, Clair và Nash xử lý hậu trường cũng như điều tra về danh tính về gia đình của Anson Bishop (không có kết quả) và nơi ở của hắn như hắn nói với Sam. Gã giết vợ Sam được ra từ và không lâu sau đó thì Sam nhận được lỗ tai của gã kia, với lá thứ hỏi thăm và yêu cầu Sam đi tìm mẹ của hắn, điều này thật ngớ ngẩn nhưng đối với tư cách có qua có lại (theo như hắn) thì điều đó chẳng khác gì bắt ép Sam phải làm, nếu không làm chẳng khác gì giống bọn người Talbot trục lợi.
Hầu hết các truyện khá chặt chẽ không hề sơ hỏi, và vài thứ làm mình vẫn còn thắc mắc như sau khi bà mẹ của gã sát nhân khi trốn đi rồi thì đã làm gì, bố của gã là ai và gã không bao giờ nhắc đến bố gã làm gì v.v… các thứ. Điều đó cũng là thứ khai mở cho quyển kế tiếp, mình dự cảm là quyển tiếp theo sẽ đấu một chết một còn với nhân vật chính và gã sát thủ, hoặc có thể là không.
Các nhân vật
Nói đến các nhân vật thì phải nói đến khung cảnh điều tra, việc xung quanh và các nhân vật không nhiều và cũng không rộng mà cũng không hẹp đủ để mọi người cảm thấy ngột ngạt khi thời gian quá ngắn để tăng nhịp độ kịch tính. Có những nhân vật xuất hiện rồi biến mất như không có gì; như xuất hiện để làm nhiệm vụ cho các nhân vật điều tra viên, không hơn không kém. Đây là một thứ mà hầu hết các truyện điều dính phải là xuất hiện đột ngột rồi biến mất cũng đột ngột không lý do, nhiều nhân vật xuất hiện nhưng đất diễn lại không có.
Các tính cách của các nhân vật thì không cần bàn cãi, tác giả cũng chỉ miêu tả tính cách sơ sơ cho các nhân vật thông qua đấu khẩu – nếu các bạn để ý thì sẽ nhận ra điều đó – không thừa cũng không thiếu.
Về phần 4mk – Anson Bishop dù không được tác giả miêu tả là kẻ thông minh tuyệt đỉnh gì gì đó nhưng với cái quyển nhật ký và cung cách hành động lẫn lời nói thì chúng ta sẽ nhận ra rằng hắn thông minh, cứ như xem nhóm thanh tra như các con rối của hắn bị hắn điều khiển. Trong tư cách là một người con bị bỏ rơi, thì quả thực đối việc bị biến đổi tâm lý là điều không thể tránh khỏi với nhân vật phản diện.
Sam Porter là một nhân vật cảnh sát tài giỏi, tính cách điềm đạm và tùy cơ ứng biến, can cảm, tuy nhiên trước cái chết của người vợ phần nào ảnh hưởng đến cảm xúc lẫn cả cuộc sống của anh. Đồng thời, trên chuyến đi đến gặp kẻ sát hại vợ anh, anh đã dẫn theo Watson để không làm phiền Clair và Nash điều tra các việc khác, nhưng cũng là lúc để tên sát nhân 4MK hiểu thấu lòng Sam và nỗi đau, khiến cho 4MK hảo cảm với anh mà không giết hại anh trong ngôi nhà của anh.
Các đồng đội Clair và Nash, Kloz mỗi người tính cách, nhưng hầu như mình không thể đánh giá được ba con người này, bởi tác giả miêu tả rất ít (có thể là mình không chú ý?!) do đó mình sẽ không nói thêm gì các nhân vật khác.
Phần dịch và sách
Đây có lẽ là quyển sách khá tốt, dày và được thiết kế bìa đẹp, nhất là dịch rất mượn trôi chảy và nhiều ngôn từ mới được đưa vào như nghịch chim và chịch; cái này thì khó thấy ở bản dịch nào khác, hầu hết các dịch giả điều né tránh mấy cái từ nhạy cảm hoặc dùng từ thoát ý hoặc là dùng tương tự khác thay thế. Tóm lại là mình không thấy có điểm nào dám chế ở bản dịch và sách,
Tóm lại
Nói dông nói dài vậy thôi chứ mình hôm nay viết hơi nhiều thì phải, đây là truyện đầu tiên mình thấy có motip theo thời gian thực, tức là trong suốt gần 100 chương cũng chỉ gói gọn lại trong hai ngày và chi tiết hóa; lược bỏ những thứ rườm rà. Ấy thế hóa ra lại hay, mình không thích kiểu rườm rà loay hoay miêu tả tính cách và môi trường hoặc là suy luận thành thử cả đám nhân vật biến mất ở phần cuối truyện.
Kiểu vậy nhạt lắm, đây có thể là truyện mình ưng, có thể trong số các bạn không thích truyện vì suy luận thì ít mà kịch tính nhiều hơn. nhưng thà như vậy lại hay hơn là để cho truyện rơi vào thế bí sau đó có sự xuất hiện bởi một nhân vật nổi trội và họ suy luận, gỡ thế bí cho truyện rồi biến mất.
Nếu bạn đang tìm hướng gió mới thì đây là quyển đáng đọc, và đáng đồng tiền bát gạo bỏ ra. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ.
Link
Blog: Thị Trấn Buồn Tênh
Facebook: Thị Trấn Buồn Tênh
Tham gia group Thị Trấn Buồn Tênh nhé.
Các liên kết nội bộ
Tham gia group Thị Trấn Buồn Tênh nhé.Hướng dẫn bình luận review cho bài viết
Hướng Dẫn Tạo Bài Viết Review/Bảng Đánh Giá Cho Bài Viêt
Diễn đàn của website, rất mong mọi người tham gia và góp ý cho website nhé.
Tuyển Cộng Tác Viên
Thư Viện Ebook
Hướng dấn sửa đường dẫn chương
Hướng Dẫn Đăng Chương Mới Trong Truyện Đã Có Sẵn
Điểm nổi trội của truyện là hấp dẫn đến từng trang cuối cùng, khó đoán kẻ sát nhân và bất ngờ.
Hơn nữa, truyện có kết thúc mở, dẫn đến sẽ ra phần tiếp theo, và nhiều câu hỏi như cuộc sống của bà mẹ của kẻ sát nhân sau khi bỏ thằng nhóc ở lại và ra đi giờ đã ra sao?
Dường như cái kết cục như kẻ sát nhân nắm rõ và luôn chủ động tình huống cho tới khi hắn ta bị phát hiện và giết được Talbot, điều đó cho thấy hắn rất giỏi, tài giỏi, thậm chí hắn luôn chủ động và lên kế hoạch mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Cách dịch của dịch giả khá mượt và vài thêm từ thông thường vào truyện - điều mà khá ít dịch giả dám đưa những từ đó vào trong sách (vì kiểm duyệt). Dịch mượt, câu chuyện tiết tấu nhanh và đối thoại nhiều, trong sáng, ngôn từ không tối nghĩa ở điểm nào, dễ hiểu và hầu hết các cuộc đối thoại hay sự miêu tả nào cũng làm độc giả không nát óc hay gì đó như các truyện khác
Điểm dở không có, hoặc có thì rất ít. Tiết tấu khá nhanh, mặc dù trang sách khá dài nhưng cuộc đối thoại nhiều nên sẽ đôi khi làm độc giả ngán nhưng may thay là nó không làm người ta cảm thấy tối nghĩa và khó hiểu.
Tóm lại, đây là truyện đáng đọc nếu như bạn là fan trinh thám và không thể bỏ qua/
Review Đại Đạo Triêu Thiên
Review Ở Trung Tâm Vũ Trụ
Review Tôi ước mình chưa từng được sinh ra
Review Dạ Thoại: U Minh Quái Đàm
Review Cưới Ma – Chu Đức Đông
Review Giấc mơ – Nguyễn Ngọc Ngạn
Leave a Response
Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.