PLAGUE DOCTOR – NỖI ÁM ẢNH CỦA CẢ THẾ GIỚI
Và cũng là niềm cảm hứng trong thời trang
Ngày cuối cùng của năm Kỷ Hợi – toàn bộ Việt Nam ồn ã vì vừa đón năm Canh Tí vừa sợ hãi trước dịch cúm đến từ thành phố Vũ Hán. Vốn là kẻ luyên thuyên và hay xâu nối các sự kiện với nhau, mình xin kể cho các bạn nghe một câu chuyện “đen tối” nhất trong lịch sử thế giới và có liên quan tới con chuột.
“Black Death” – Cái chết đen là một trong những đại dịch ám ảnh nhất của thế giới vào thế kỉ thứ 14. Trong giai đoạn 1346 đến năm 1400, cái chết đen đã càn quét 30% đến 60% dân số của lục địa già châu Âu – giết chết khoảng gần nửa tỉ người (Nửa tỉ nhe các bạn). Nguyên nhân của cái chết đen này mang tên “Dịch hạch” đến từ những con chuột và bọ chét chúng mang. Len lỏi từ các khu chợ búa, kinh thành – leo lên các thuyền tiểu thương, buôn bán đi khắp lục địa châu Âu, châu Á. Black Death như 1 cuộc tẩy rửa con người, như người ta nói “Sau cái chết, bình minh sẽ hiện ra” – Black Death dù mang sự khủng hoảng dân số trầm trọng nhưng sau đó đã mang lại nhiều thay đổi lớn trong tôn giáo, nghệ thuật và góc nhìn về cuộc sống của lịch sử châu Âu và châu Á.
Trong giai đoạn “Cái chết đen” đó – có một hình tượng mang sự sợ hãi của nhiều người dân lúc đó. Đó là bác sĩ Plague/ Plague Doctor. Với chiếc mặt nạ hình con quạ đặc trưng, mỗi lần Plague Doctor xuất hiện là thông báo cho việc cái chết đen/ Dịch hạch đã tràn tới địa điểm đó. Một biểu tượng của sự chết chóc. Ngoài việc chữa trị mà đa phần là khó chữa khỏi, các bác sĩ mỏ quạ còn chịu trách nhiệm việc chôn cất tử thi, kiểm kê số lượng thương vong, ghi lại mong muốn của bệnh nhân và báo cáo với cấp cao. Xuất hiện với hình ảnh kín mít người (Tránh tiếp xúc với bọ chét khi khám bệnh hay xét tử thi), mặt nạ đặc trưng để không hít khỏi tử khí ngập tràn/ Plague Doctor được xem như một Thần chết sống suốt lục địa Châu Âu thời gian đó.
Bên trong chiếc mặt nạ đó là gì? đó vẫn là 1 bí ẩn, nhưng nhiều người cho rằng trong đó bao gồm các chất kháng khuẩn tự nhiên thời đó nhằm bảo vệ các bác sĩ. (Bạc hà, cánh hoa hồng). Y học lúc đó chưa phát triển, người ta chưa nhận ra nguyên nhân là các con chuột và bọ chét mà tin rằng nó truyền qua đường không khí. (Sai lầm).
Như cái chết đen, Plague Doctor đã trở thành một biểu tượng của văn hoá đại chúng và trở thành sự tượng trưng cho chết chóc và đáng sợ của thời gian đó. Trang phục của họ cũng trở thành niềm cảm hứng của thời trang, đặc biệt là các lễ hội kinh dị và hoá trang.
Không thể không nhắc tới SteamPunk – một thể thức thời trang khá mechanic/máy móc, gắn liền với metal/kim loại, goggles và đồng hồ. SteamPunk được lấy cảm hứng từ thời đại Victoria và cuộc Cách Mạng công nghiệp. SteamPunk trở thành phong trào và phổ biến thập niên 80s. Khá kén trong thời trang nhưng với 2020 Cyberpunk thì Steampunk sẽ trở lại chăng. Mình sẽ có bài viết cụ thể về phong cách này.
Chúc mừng năm Canh Tí và nhớ về “Cái chết đen” nhe các bạn.