
Giọt Nước Mắt Biết Nói.
Tác giả: Jay
Trời chập tối như mọi khi, ngài chủ tịch lại đến quán để đắm mình vào những giọt rượu vang đã có tuổi, đã nhiều năm từ lúc vào quản lý nhà hàng này tôi chưa bao giờ thấy vị chủ tịch ấy rơi 1 giọt nước mắt nào ngay cả lúc quả bóng kinh tế Hồng Kông bị vỡ gây nên rúng động lũng đoạn kinh tế trên toàn cầu vào năm 1989 khiến tập đoàn ông ấy rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Vậy là vô tình hay hữu duyên tôi có được may mân được đọc trộm nhật kí của một người đàn ông được mệnh danh ” Kẻ thao túng thị trường chứng khoán Hồng Kông “. Trãi lòng mình với một ánh mắt nhìn về dòng đời vốn không bằng phẳng này, ông tâm sự với tôi rằng ngày này của 20 năm trước khi đang trên đỉnh cao của quyền lực kinh tế ông đã đánh mất 1 người mà lẽ dù có sống thêm nhiều kiếp đi nữa thì có lẽ ông cũng chẳn bao giờ tìm lại được 1 ai như người đó.
Ngày đó 1 cô gái nông thôn quanh năm bương bón ruộng đồng bán mặt cho đất bán lưng cho trời đã chạm ngõ mối tình cay đắng của mình và rồi cô theo chàng về một mái ấm mới bõ lại hương đồng cỏ nội cùng những nương rẫy bạt ngàn hoa trái không ai trông, bước vào hào môn với một tâm hồn còn lắm hồn nhiên và sáng trong vô tư không toan tính, những tháng ngày trôi qua cùng những bữa tiệc hào nhoáng nhưng ko kém phần vô vị với riêng cô bơỉ vì nơi đó không thuộc về những tuýp người ko có mặt nạ hay những nhóm người sinh ra vốn đã mang trong mình một loại ADN chân thành cùng mớ cảm xúc tự nguyên đơn nguyên, mọi thứ nhanh chóng bị cuốn xoay vào cay đắng khi cô mất đi khả năng làm mẹ cùng sự tranh đấu nghiệt ngã sống còn giữa các thành viên trong gia đình trên cung đường đua của quyền lực và đồng tiền, sức mạnh và niềm tin bắt nguồn từ những chuỗi cảm xúc tự nguyện năm nào giờ bổng chốc ra đi, nhường lại đây một tâm hồn bị siềng xích bởi lối sống hào môn đầy toan tính, rồi đến cái ngày vị trí cháu đức tôn bị rơi vào tay người anh cả khi vợ anh ta đã hạ sinh cho gia tộc Khánh Long một đứa bé trai, ngay hôm đó các đầu báo lớn của Hồng Kông nói riêng và Châu Á nói chung đều đồng loạt đưa tin lên trang nhất, thiên đường chỉ trong phút chốc đóng sập cửa lại trước ngã đường cô gái nông thôn để rồi chỉ trả lại một địa ngục cay đắng.
Những tháng ngày lâm vào bế tắc cô và chồng mình cứ thế cãi nhau và hờn dỗi như cơm bữa chỉ vì cô mất khả năng làm mẹ và gián tiếp cướp đi vị trí người thừa kế của chồng mình, cô sống mà như đã chết giữa căn phòng rộng lớn như hoàng cùng, người hầu kẻ hạ thì bàn tán sì sầm, ngươì ngoài thì lời ra lời vào nhưng tóm lược thì chung một vấn đề đó là mong ước cuộc sống làm còn dâu chàng rễ nơi cửa sảnh hào môn giàu nức tiếng ở Hồng Kông, trong gốc tối cô lặng lẽ thả trôi nỗi nhớ về những khi còn là một cô gái nông thôn sống trong những tháng ngày lúc mới yêu khi chồng cô mặc bao lời chế nhạo về thân phận của cô cũng như dùng bờ vai của mình để che chắn bảo vệ cô trước tiếng nói cay nghiệt của người đời và gia đình, những tháng ngày thực tại ấy giờ chỉ như một giấc mơ chiều đến rất chậm nhưng ở lại và ra đi thì qua nhanh khiến tâm tư người phụ nữ vội hóa đá trơ trọi cảm xúc.
Mùa đông năm 1977, người ta bắt gặp hình ảnh vào khách sạn qua đêm với một cô đào nỗi tiếng Hồng Kông của người con út thuộc tập đoàn Khánh Long, thời điểm đó giá cổ phiếu của tập đoàn tăng kịch trần khi tin tức từ bốn phương tám hướng đều xoay trục về vị thiếu gia đã có vợ này. Tin tức đến tai người vợ mọi thứ trở nên im lặng đến đáng sợ, cô không khóc cũng không cười, lặng lẽ rời xa khu thượng uyển chứa đầy những giọt nước mắt của mình trong suốt những mùa cây đổi lá làm người vợ vô hình giữa guồng xoay tranh đua toan tính, chàng thì cũng im lặng không tìm, không hỏi, không giải thích bất kì điều gì như thể đó là dấu chấm hết cho cuộc hôn nhân bế tắc này, gác lại mọi kí ức rướm máu hôi tanh bởi đồng tiền, cô trở về quê nhà sống yên lặng mặc kệ tất cả những gì xãy ra bên ngoài, cô lâm bệnh sống trầm cảm và chẳn hé nữa lời với ai, những tưởng sự bình yên sẽ không bị đanh́ thuế khi cô rời khỏi hào môn dậy sống, nhưng không vì dư luận và cả phóng viên, nhà báo ai cũng tò mò và luôn muốn biết cuộc sống làm dâu ở gia tộc Khanh Long của cô như thế nào hay chỉ đơn thuần rằng cô đang là tâm điểm của dư luận và mọi vấn đề liên quan đến cô đều có thể hút sự chú ý rất lớn từ dư luận ở thời điểm đó, từ đó sự tự do của cô chỉ được tính từ phạm vi cổng nhà trở vào, 2 năm sau cô ra đi cùng căn bệnh lao phổi và trầm cảm mãn tính, gữi lại những mệt nhoài đè gẫy lí trí của cô trong suốt những năm tháng được sống, cô đem đi một giọt nước mắt tự nguyện theo mình đến một thế giới mới và rồi sự bình yên không còn là xa sĩ như xưa…
Nhiều năm sau người chồng của cô đã chính thức bước lên vị trí chủ tịch hội đồng quản trị khi nắm trong tay hơn 57% cổ phiếu công ty trở thành đại cổ đông và thâu tóm toàn bộ quyền lực sau những tranh đấu toán tính của mình. Đứng trên quyền lực và nắm trong tay quyền sinh sát của mình, ông luôn có những thứ mình muốn duy chỉ còn lại niềm tin thì đã gục ngã lặng lẽ trong quá khứ, người ông tin tưởng duy nhất giờ có lẽ mộ đã xanh cỏ, và như thế khi con người ta đạt được tất cả thì mới thấu hiểu rằng có những giá trị quý giá mà có lẽ chỉ khi họ đánh mất đi rồi thì mới nhận ra, cô ấy giờ cũng đã một giấc ngủ bình yên nơi cô có thể thoải mái trở về gặp người đàn ông đã toàn tâm yêu thương trân quý cô năm nào còn chàng thì chỉ biết ngồi đây uống li rượu vang chỉ có vị đắng, đăng đến cả tâm tư.
Sau khi ông kết lời thì tôi mới giật mình nhìn lại dường như không chỉ bản thân mình được may mắn xem trộm nhật kí về quảng đời của người đàn ông quyền lực này, nhà hàng đã im lặng không một tiếng ồn kể từ khi ông cất lời và đã có những giọt nước mắt lăng dài trên mỗi khuôn mặt trong đó có cả tôi.
Trả lại mọi sự bình yên đang hiện hữu ngài chủ tích lặng bước ra về.
Ông ấy là ai? Ông chính là chủ tịch tập đoàn Khánh Long, người sở hữu khối tài sản lớn nhất châu á, tuy nhiên ông không có con, số tài sản này đã được quyên góp vào từ thiện tất cả sau khi ông mất vào năm 2003