
Giấc mơ cái chết của mình
Đêm qua tôi nằm mơ thấy cái chết của mình, như thể mình đã chấp nhận cái chết là một phần của sự sống, không hơn không kém, nó vượt qua một siêu nhiên mới, tức có nghĩa là mình có thể trông rõ ràng khi đã chết, thông suốt, sáng suốt và bản ngã bị tiêu diệt. Trước cái chết là hình ảnh của Chúa Jesu và đức mẹ Maria được bao bọc những con người xung quanh, mẹ nghiêng người nhìn mọi sự vật thế gian và muốn cứu vớt, sau khung cảnh ấy chính là đám tang của mình, chẳng có ai, cũng chỉ một, hai người (mà tôi không rõ, không biết bao nhiêu người, nhưng chắc chắn con số đó không hơn 2 người) đang dự lễ của chính mình, trên bàn thánh lễ chẳng có chủ tọa làm lễ, như thể cái chết của mình chẳng có nghĩa lý gì cả, chẳng quan trọng của thế gian. Để rồi mình bơ vơ giữa nghĩa địa, nhìn mọi sự việc trong bóng tối, cảnh tối, và cô độc.
Giấc mơ về hồn ma ấy cứ kéo dài tới tận những niên đại về sau như thể vĩnh viễn không được siêu thoát, trông và thấy những sự kiện đau thương, những điều về sau chỉ còn là cát bụi, rồi con người biến thành một loại hình hai không ngũ quan, từ sinh ra cho tới lúc chết đi, họ (lẫn cả tôi) chỉ là một kiểu bóng tối bao phủ con người, mỗi thứ kiến thức là một điểm chấm sáng đi vào con người, đến khi nào thành một cái kiểu sáng láng như bóng đèn, có nghĩa sẽ thành một con người khác so với hình hài bóng đen. Con người vốn sinh ra chẳng hơn nhau bởi hình bóng nhẵn nhụi là tượng trưng là bình đẳng, những điểm sáng trên bóng là thứ tiếp thu, và rồi họ – lẫn cả tôi – nảy sinh ra một suy nghĩ là phân biệt giai cấp, kẻ càng sáng nhiều, có nghĩa sẽ là một kẻ thượng đẳng, vượt trên vạn vật, như một kiểu nắm giữ tri thức là kẻ thắng cuộc.
Những hình ảnh ấy là một thứ ẩn dụ sâu xa, rằng loài người vốn được sinh ra vốn dĩ chẳng có gì, chẳng đặc biệt, ai cũng như ai mà thôi, chẳng có định kiến gì để đối xử nhau một kiểu giai cấp thượng đẳng và hạ đẳng, chung quanh là vô niệm, chỉ tình cảm là thứ cao cả mà con người trao cho nhau, ấy thế mà các ý niệm nảy sinh, sinh ra ác niệm và thiện niệm rồi tạo ra tầng lớp giai cấp thượng và hạ đẳng, như một sự phân biệt con người với nhau. Chưa dừng ở lại đó, lòng tham sinh ra để làm thỏa mãn cái tôi, cái tôi kể từ đó dần to ra và tạo thêm nhiều biến chướng khác nhau, cuối cùng chỉ còn lại là lợi ích cá nhân là sự tối cao của con người đối xử công bằng, có nghĩa là, nếu không có lợi ích nào thì chẳng có lý do gì để mối quan hệ đó có thể tiếp tục tồn tại và kéo dài được nữa, biến chứng thành một mối quan hệ xa cách, thờ ơ và lãnh cảm với nhau. Như chưa từng là bạn của nhau bao giờ.
Giấc mộng vỡ tan bằng những tiếng cười của ai đó, rồi biến mất vào hư vô, như hình ảnh trông thấy ấy là của cõi hư vô, thì sẽ trở về từ cõi hư vô. Tiếng cười nham hiểm là gì? Đau đớn là gì? Khi niềm tin sụp đổ, có nghĩa cuộc sống chẳng có nghĩa lý gì để tiếp tục tồn tại.
Còn nghĩa lý gì nữa?
Cuộc sống còn nghĩa lý gì khi đã biết trước sự tồn tại là vô nghĩa?
Như Dazai Osamu đã miêu tả cuộc đời Yozo trong truyện Nhân Gian Thất Cách là chẳng còn gì nỗi nhục nhã, sai lầm và đầy khổ đau, chỉ còn tìm nước cái chết để giải thoát cho sự khổ đau nhưng số phận trêu đùa bằng cách không cho cậu chết, để rồi vướng mắc những lỗi lầm tiếp theo là sa đọa vào tội lỗi để quên sự đời, cuối cùng chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Trong nỗi khắc khoải đau buồn ấy là những nỗi sợ hãi con người, tội lỗi của thân ta dây dứt theo mãi, đến nỗi tự hỏi tồn tại của ta còn ý nghĩa gì nữa? Chẳng phải là đầy đọa ta sao? Hoàn thành cuộc sống trời trao, sau đó là kết thúc nó?
Hiroki là nhân vật tượng trung của thế gian, của xã hội hiện đại, là kẻ hai mặt của những con người hiện nay, luôn lợi dụng tối đa của kẻ khác để đem lại lợi ích cá nhân, dù cho những việc anh ta làm là sai trái, là trái luân thường đạo lý của tôn giáo mang ra, thế nhưng, xã hội loài người mà không có lợi ích cá nhân, thì hẳn là chẳng còn là xã hội vốn được sản sinh ra là lợi dụng nhau để đem lại lợi ích cá nhân nhất. Nếu như xã hội đó là một xã hội thương yêu nhau, hẳn là một xã hội chỉ có ở thiên đường hay là cõi niết bàn mà thôi.
Yozo sinh ra đã sợ hãi xã hội vì không thể kết nối với họ, bức tường vô hình nào đó ngăn cản, không thể kết nối, cũng không thể tiếp xúc nổi mặt trái của chính nó, dẫn đến tâm hồn Yozo thành một ốc đảo và cô lập với thế giới, dẫn đến người tình đầu tiên và Yozo phải tự tử vì cô đơn, không thể kết nối với với xã hội, lẫn cả việc không thể bộc bạch nỗi lòng của mình cho bất cứ ai ngoài bạn học của cậu – riêng một lần duy nhất cậu đã vẽ bức tranh để lộ bản chất thật sự của cậu đã làm cho bạn học ngạc nhiên và thảng thốt khen ngợi đã làm cho cậu mơ mộng đến con đường họa sĩ, ngoài lần kết nối đó ra thì chẳng còn gì nữa.
Dazai sống với cuộc đời hủy hoại để tìm ra quy tắc và nguyên lý để sống, nhưng cuối cùng ông không thể sống vì con đường đó quá cô đơn, đến nỗi ám ảnh phần đời còn lại. Cũng có thể, chuyển biến xã hội cởi mở từ cổ hủ sang giao thương với thế giới đã gây ra biến động lớn, dẫn đến sự cô đơn khi nhìn nhận về một thế giới khác đã chấn động tâm lý xã hội thời bấy giờ.
Lòng dạ con người
Tôi đã bàng hoàng trước giấc mơ ấy, rồi nỗi buồn dâng trào như thể tiếc thương sự tình thế gian chỉ dối lừa nhau bằng ngôn từ, bằng cách này hay cách khác, dù chân tình cỡ nào đi nữa, thì ít nhiều anh cũng đối xử dối trá hay ẩn chứa tính cách con người của anh bằng một mặt lạ khác, đó chẳng phải là dối lừa hay sao? Để rồi lợi dụng nhau như một cuộc trao đổi, ít nhất bản thân người ta có gì, để giao du như một điều kiện phải có, không có, có nghĩa là anh chẳng có lý do gì để tiếp xúc tôi và giao du như một thứ tất yếu. Chân tình, nghĩa khí, nhận hậu, thật thà, trượng phu. Tất cả vứt đi nếu chẳng phải là mục đích để chơi bời và xứng đáng với bạn. Vậy thì đó không phải là mặt lạ giữa người và dối trá, lợi dụng nhau hay sao?
Chẳng có gì để níu kéo tâm tình khi đã đổ vỡ hoàn toàn, niềm tin vào người cũng biến mất sau cái đêm giấc mộng bóng đêm ấy, chỉ còn lại là nỗi ám ảnh thâm tâm sau tận cùng, tôi không biết liệu còn niềm tin sót lại vào người hay không, và nhận ra niềm tin đổ vỡ ấy sẽ là sự nặng nề khó phai sau này của tôi. Nó đã trở thành một nỗi ám ảnh, tự hỏi rằng giá trị con người là gì, và điều gì để người ta đi chung với nhau ngoài giá trị bản thân ấy? Hay chăng là những lợi ích cá nhân người với người là trên hết?
Tôi không thể diễn tả được bằng ngôn lời nào cho ra hồn về điều giấc mơ đã đem lại cho tôi, vì nó quá nhiều thứ ẩn dụ, mông lung, dường như lòng dạ con người là hố đen vũ trụ, chẳng có bất thứ gì có thể hiểu thấu lòng dạ ấy cho vừa. Đây cũng có thể là dòng chữ chỉ để nói nên lòng mình và giấc mơ này.
Thông qua ẩn dụ của bóng hình kia, tôi chợt hiểu ra rằng, tác giả Dazai khắc họa Yozo một hình tượng bóng người tối đen chẳng có bất cứ thứ gì, để qua mặt nhân gian Yozo phải che giấu cõi lòng cô đơn bất diệt của mình bằng trò hề và để quên nỗi cô đơn vĩnh cửu ấy bằng rượu, gái và thuốc an thần. Yozo không thể chối từ những lời đề nghị của nhân gian, và chấp nhận vào nhóm kín ngầm, mãi chẳng thể rời bỏ tới khi cậu tìm đến cái chết cùng với tình nhân mới có thể thoát được nơi đó, vì cậu sợ hãi nhân gian nên không dám khước từ, không dám đối mặt với lòng dạ của họ, như một sự lật mặt nhanh chóng đến chóng mặt.
Chợt nhận ra chính bản thân tôi cũng chưa bao giờ chối từ những lời đề nghị xấu xa của thế gian, nhất là tình dục và tiền bạc, bởi tôi sợ hãi trước lòng dạ của họ, sợ họ thất vọng dẫn đến lòng dạ của tôi cũng chùm xuống, để rồi lao vào cuộc tình một đêm, và luôn thao thao bất tuyệt với cuộc trò chuyện về sex mà không dám dứt ra vì sợ họ sẽ không vui. Đến cuối cùng, giấc mơ ấy diễn ra, tôi đã hiểu vì sao Dazai đau đớn, cố gắng tìm cố hương ở cõi hư vô, bởi nhân gian này không thuộc về ông, lẫn cả tôi, như trông thấy lòng dạ thế gian quá là mênh mông không đáy của biển cả, thành thử tôi biết rằng mình nên kết thúc những thứ cần kết thúc, bởi nó không phải là thứ thuộc về bản chất của mình nữa rồi.