Bàn Về Nhà Văn
Nếu như tôi không phải là nhà văn, tôi sẽ không cần chịu trách nhiệm cho tác phẩm của mình, đúng hay sai?
Nãy vừa đọc được một cfs trích dẫn câu nói của Bandắc: “Nhà văn phải là người thư ký trung thành của thời đại”. Từ câu nói này người viết triển khai luận điểm, chê trách sự thiếu trách nhiệm và tính vô nghĩa của đa số tiểu thuyết văn học lãng mạn hiện đại ngày nay. Vậy, như mọi lần, hãy cùng đặt câu hỏi và trả lời nhé.
Trước hết để làm rõ tâm trí và vấn đề cần giải quyết, ta tập một thói quen xác định từ khóa vấn đề và tìm ra định nghĩa, để khỏi trục trắc và thắc mắc về sau. Chúng ta có hai từ khóa chính ở đây, gồm:
- Trách nhiệm, và,
Tác gia/nhà văn.
Từ “trách nhiệm” tìm được trên mạng không mang lại ý nghĩa bao nhiêu, nói về việc một cá nhân phải làm tốt điều được giao, với vấn đề này tôi nghĩ định nghĩa này không thể dùng được vì nó quá hẹp, tinh thần trách nhiệm của một nhà văn lớn hơn và rộng hơn rất nhiều.
Với “tác gia/nhà văn”, dĩ nhiên nó đều ám chỉ những người viết tác phẩm văn học, nhưng điều đặc biệt là “được độc giả thừa nhận giá trị của một số tác phẩm”. Điều này rất quan trọng, chú ý nó.
Như đi trên một chặng đường có nhiều bẫy sập thôi, xong bẫy này ta lại gỡ bẫy kia, giải quyết được phần định nghĩa rồi ta lại tới câu hỏi tiếp theo. Người viết cfs thực sự quan tâm đến “trách nhiệm” của nhà văn đối với tác phẩm, bàn về nhân sinh hiện thực và tác động thực của tác phẩm lên nhận thức người đọc.
Vậy: “chịu trách nhiệm là chịu như thế nào, với ai, thể hiện qua điều gì?” (1) bởi vì “định nghĩa” không thể định nghĩa được từ ngữ khi chính tâm trí ta quá phong phú với những “nghĩa bóng”, “nghĩa đen” và mở rộng ra với những ẩn dụ, hoán dụ..v.v.. (2)
Với tính chất của câu hỏi (1), và tính chất tâm trí con người (2), ta có thể kết luận rằng nhận định thế nào về “chịu trách nhiệm” là hệ quả của một quan điểm, một quan điểm hình thành trên nhận thức, một nhận thức củng cố bởi môi trường xung quanh và văn hóa.
Dù bạn không biết, nhưng có lẽ bạn cũng lờ mờ nhận thấy rằng những con người chung văn hóa sẽ có chung một hệ tư tưởng, như đại đa số thấy mùi nước hoa thơm, thấy màu xanh của trời thật đẹp (ví dụ hơi sai lệch).
Thế có thể nói rằng “quan điểm” về “chịu trách nhiệm” có lẽ giống nhau về cơ bản. Song mỗi cá thể ta vẫn cần có nét riêng làm điểm nhấn, và đây, điều này tạo nên sự xuất hiện lỗng lẫy của hệ gene. Sau cùng, gene + môi trường/ văn hóa = một cá thể vừa rất chung lại cũng rất riêng => một quan điểm chung và riêng của mỗi người về “chịu trách nhiệm”, như hai vòng tròn cắt nhau tạo thành một mẩu elip cỏn con.
Sự dông dài trên mang đến một kết luận lớn thứ nhất (I): mỗi cá nhân có suy nghĩ rạch ròi về quan điểm sẽ xác định trách nhiệm mình phải chịu và hình thức thực hiện nó (và để xem loại “trách nhiệm” này có đúng. xứng đáng, và tồn tại được hay không phụ thuộc vào phản ứng của xã hội mà ta sắp nói tới đây.)
Cầm bút lên và gạch đi thằng “trách nhiệm” đó nhé, vì ta đã tạm xong việc với nó. Cùng đến với “tác gia/nhà văn” vẫn đang ngồi ở ghế đợi đằng kia. Câu hỏi dành cho “tác gia/nhà văn” cũng cơ bản và đơn giản:
“Làm sao để trở thành một nhà văn?”
Như trong định nghĩa, “đã có tác phẩm được công bố và ít nhiều được độc giả thừa nhận giá trị của một số tác phẩm”, sự thừa nhận này cần thời gian, tức giá trị tác phẩm dần bộc lộ qua thời gian như một máy đếm.
Vậy ta có thể kết luận lớn thứ hai (II) rằng “nhà văn” không phải là một nhân xưng tự tạo, anh có thể vỗ ngực xưng mình là nhà văn, nhưng sẽ không có giá trị gì nếu không được cộng đồng công nhận. Điều này phù hợp với điểm tâm lý cơ bản về xã hội loài người: nhận thức của một người hình thành từ sự hưởng ứng, khen thưởng và chấp nhận của xã hội đối người đó. Rất đơn giản:
Anh làm đúng (hợp với ý chí của xã hội) => anh được khen => được công nhận => hiểu rằng đó là hành vi được khuyến khích => tiếp tục hành vi => tiếp tục được công nhận.
(Và đó là cách một người dần tiến vào xã hội, cộng hưởng cùng xã hội.)
Nhưng làm thế nào để tác phẩm của anh được xã hội công nhận? Lời giải cho câu hỏi này gắn liền với “trách nhiệm” đã bàn ở trên. Cách ta nhận định về trách nhiệm sẽ tác động lên cách ta chọn một chiều hướng để “gửi gắm” tác phẩm của mình. Theo cfs đó, một trong những cách là trung thành với thời đại (xin không được dùng dấu ngoặc vì đã sửa chữ “của” thành chữ “với”), mà đó là ý chí của Bandắc.
Mọi chuyện có vẻ rõ ràng từ lúc này, đúng thế, điểm yếu nhất của cfs đó chính là lấy một quan điểm cá nhân vốn chỉ tồn tại một cách tương đối làm luận điểm cho sự lên tiếng của mình.
Trong quá trình học Ngữ Văn tại trường, có lẽ giáo viên đã giới thiệu cho ta biết những phong cách văn chương, những trào lưu văn học, và những thứ đó còn có thể là gì khác nếu như không phải là “quan điểm văn học”? (hay “trách nhiệm” như ta đã bàn ở trên).
Đúng thế, hoàn toàn là thế, không có công thức nào cho cách viết văn cả, để làm xã hội công nhận không chỉ có một con đường, và đó chính là kết luận lớn thứ ba (III).
Đã đi được khá xa rồi, vậy hãy quay trở về với câu hỏi lớn ở đầu bài viết này: “Ai là người phải chịu trách nhiệm, có phải những trách nhiệm đến từ những danh hiệu, hay nó có sẵn và luôn tồn tại ở đấy, yêu cầu ta thực hiện nó?”
….chán quá, không viết nữa.
link bài cfs ở đây:
Ngôn Tình – Ném Đá Confessions – Version 2.0
Thực sự là tôi không hiểu nổi các bạn trẻ ngày nay viết văn với mục đích gì nữa. Thời còn đi học, không phải Bandắc từng có câu:” Nhà văn phải là người thư ký trung thành của thời đại”?
Viết ngôn tình cổ đại lại có những chi tiết hiện đại? Viết ngôn tình xuyên không mang tính tiểu thuyết LỊCH SỬ nhưng lại hoàn toàn hư cấu, không có tí gì mang tính lịch sử?
Hay một tác phẩm ngôn tình, một truyện viết cho teen không được viết bởi một nhà văn nên nó nằm ngoài phạm trù của câu nói trên nên không cần tính chính xác và đúng đắn của một thời đại?
Vậy rốt cuộc mục đích viết văn của các bạn trẻ ngày nay là gì? Các bạn trả lời là viết cho vui, viết vì mình thích thế, vì mình đam mê nên viết thôi. Có đan mê , niềm vui thích vậy là tốt, nhưng liệu vậy đã đủ? Để rồi khi hoàn thành một sáng tác và đăng lên với một nội dung truyện vô cùng thiếu trách nghiệm.Nội dung truyện không phải hư cấu bình thường mà hoàn toàn hư cấu và thiếu trách nghiệm với chính truyện của các bạn. Nó còn là cả một quá trình học tập bền bỉ, tích lũy để đưa ra một sáng tác có giá trị, cis trách nghiệm với cộng đồng đọc.Góp ý kiến thì các bạn bảo mình đã viết cực khổ lắm rồi còn chê này chê nọ, rồi có bạn còn block luôn tôi cơ chứ. Có bạn còn trả lời, bạn có viết được như mình không mà nhận xét quá đáng như vậy. Đúng, tôi không viết được số lượng nhiều như bạn, nhưng không đồng nghĩa với việc tôi không thể đánh giá sáng tác, tác phẩm của bạn. Một người sử dụng mặt hàng chắc chắn sẽ nhìn rõ hơn cái tốt và xấu của nó, so với chính người đã làm ra nó.Và nếu đã viết kiểu thiếu trách nghiệm với độc giả như vậy thì thà các bạn đừng đăng lên còn hơn, tự thẩm một mình là đủ rồi. Còn nếu như đã dám đăng lên, “xuất bản” thì làm ơn chịu trách nghiệm với nội dung truyện của mình một chút, đừng để đến khi có người góp ý truyện chân thành rồi block nhau như thế.Nam Cao từng nói:” Sống đi rồi hãy viết”. Tức là sống cho bản thân mình, biết chịu trách nghiệm với mỗi hành động trong đời sống hằng ngày của mình đi rồi hãy viết. Có như vậy mới đem lại những tác phẩm hay những sáng tác có giá trị cho độc giả và xã hội.Viết văn không chỉ để vui, mà đó là sự chia sẻ tư tưởng, kiến thức. Nó có thể khiến cả một thế hệ đọc “trẻ” ngộ nhận những kiến thức sai lệch, bởi những “rác phẩm” của những tác giả thiếu trách nghiệm như vậy. Một tác phẩm không thể nào hoàn toàn vị “nghệ thuật” mà bỏ qua cái vị “nhân sinh” hiện thực phải có được. Chính vì vậy nó cần những cây bút có trách nghiệm trước một hành động và trước một tác phẩm của mình.Những cây bút trẻ ơi, các bạn có biết, có hiểu tư chất của một người nghệ sĩ là gì không? Hay chỉ đơn giản là mỗi sáng tác hay tác phẩm của mình phải có trách nghiệm trước độc giả là gì không? Hãy lắng nghe nhiều hơn để thấu hiểu rồi cô đúc, dồn nén; cảm thấy ngòi bút đủ “nặng” rồi hãy viết.Như Lê Quý Đôn từng nói:” Văn chương chữ nghĩa không phải lời nói xuông. Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt không có núi sông kì lạ của thiên hạ thì không thể làm văn được”.Không chỉ vậy, những thế hệ đọc trẻ thiếu chọn lọc, cũng chính là chất xúc tác cho các tác phẩm có nội dung sáo mòn ấy càng ngày càng lan rộng. “Và, trong cái hội hóa trang vừa nhếch nhác vừa náo nhiệt của sách hôm nay, cả người viết và người đọc đều có lúc đóng những vai trò không lấy gì làm hay ho lắm?”– Theo Vương Trí Nhàn, “Nhận diện người đọc hôm nay”, trích “Nhân nào quả ấy”, NXB Hội nhà văn. Không chỉ một phần tiếp tay cho “rác phẩm” mà còn làm cho môi trường đọc sách bị “ô nghiễm”. Và cách chọn lọc một tác phẩm, một sáng tác không đúng cách đó sẽ làm tầm đón nhận của các độc giả trẻ giảm dẫn đến đời sống tinh thần sáo mòn, trống rỗng bởi những tác phẩm thiếu tính trách nghiệm, tính nhân văn đó.Vì vậy, hãy là người đọc sáng suốt và biết chọn lọc sách đúng cách sao cho tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích, và phù hợp với mình.Tất nhiên, tôi chỉ nói chung những tác phẩm, những sáng tác còn thiếu sự chân thực, logic, có nội dung vô trách nghiệm của những cây bút trẻ ở Wattpad nói riêng hay những cây bút trẻ nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn rất nhiều cây bút trẻ có tiềm năng và những tác phẩm, sáng tác trẻ đáng đọc.Ps: Từ một người đọc “trẻ” gửi đến cộng đồng sáng tác truyện Wattpad.
Khác
Blog: Thị Trấn Buồn Tênh
Facebook: Thị Trấn Buồn Tênh
Định nghĩa nhà văn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_v%C4%83n
Tác giả: Hàn Bảo Quân